Bộn bề "dính" F0 cận Tết

QUỲNH CHI |

Chỉ còn ít ngày nữa là Tết Nguyên đán, khi đang làm việc ở cơ quan, chồng tôi gọi thông báo một tin không thể... bàng hoàng hơn: "Anh vừa tự test, dương rồi!".

Tôi mất vài phút... bối rối. Dù rất ý thức về dịch bệnh, nhưng tôi không nghĩ đến một ngày chính mình và người thân "là F". Vừa nghĩ xem phải làm gì với ngồn ngộn giấy tờ trước mặt;  tôi vừa thông báo cho cơ quan việc mình đã là F1. Tôi gọi về nhà cho các con, vì biết giờ này chúng đang đá bóng dưới sân chơi cùng các bạn.

Các đồng nghiệp trong Ban, ngay sau khi được tôi thông báo, đều khuyên... bình tĩnh. Tôi nán lại thêm 1 tiếng đồng hồ, giải quyết những giấy tờ cần thiết và quan trọng. Sau đó, tôi nhanh chóng lái xe về nhà. Trên đường, tôi suy nghĩ mông lung mọi việc. Phải làm gì tiếp theo? lịch trực Tết, lịch về quê đã thống nhất với người thân sẽ điều chỉnh như thế nào?... Có chút kinh nghiệm đã từng chia sẻ với bạn bè - những gia đình "có F", tôi vào hiệu thuốc mua thêm một số loại cần thiết. Trong đó, tối quan trọng là máy đo nồng độ oxi trong máu (chỉ số SpO2).

“Tín hiệu” mà không ai trong chúng ta mong muốn nhận được.
“Tín hiệu” mà không ai trong chúng ta mong muốn nhận được.

Ngay tối đó, sau khi tự test nhanh (ba mẹ con tạm thời "âm"), gia đình tôi chia ra 3 phòng ở: Chồng tôi cách ly tuyệt đối trong 1 phòng; 2 con trong 1 phòng; mình tôi ở phòng khác và lo nấu nướng phục vụ mọi người.

Tới bữa ăn, tôi để đồ ăn cho mọi người ở cửa phòng, ăn xong mọi người lại bỏ ra cửa để tôi thu dọn. Các con liên hệ với mẹ qua... Zalo để được nhắc nhở việc súc miệng, rửa mũi, đeo khẩu trang ngay cả khi ở cùng nhau.

Chỉ số SpO2 là cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân mắc COVID-19.
Chỉ số SpO2 là cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân mắc COVID-19.

Ngày thứ 2 sau khi phát hiện dương tính với COVID-19, chồng tôi khá mệt, mất mùi hoàn toàn và còn chút vị. Tôi nấu cháo, nấu các món nóng, loãng để dễ ăn. Mọi người tư vấn rất nhiều loại thuốc uống, nhưng vì có người thân là bác sỹ đang điều trị trực tiếp cho bệnh nhân F0 trong bệnh viện, tôi được tư vấn hằng giờ. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến chỉ số SpO2. Có thời điểm, chỉ số SpO2 của chồng tôi chỉ còn 90, sốt 38 độ. Cô em dặn: "Chỉ số thấp, nếu tối nay không thấp hơn nhưng mệt hơn thì vẫn phải vào viện!".

Tôi thực sự lo lắng và căng thẳng tột độ. Nếu chồng vào viện thì các con ở nhà sẽ ra sao? Dù có nhiều người thân ở gần, nhưng tôi hiểu, có thương quý nhau đến mấy, trong trường hợp này phải tự cách ly và chăm sóc nhau.

Đêm ngày thứ 2 từ khi chồng tôi phát hiện dương tính là một đêm mệt mỏi. Tôi nhắn tin liên tục, nhắc uống thuốc, nhắc đo SpO2, nhắc đo nhiệt độ... Dù chỉ số oxi không tăng nhưng chồng tôi lại cắt sốt và không mệt hơn. Quả là may mắn.

Sáng sớm ngày thứ 3, 4h sáng, tôi tỉnh dậy với cảm giác 2 thái dương như có 2 mũi khoan dùi vào. Toàn thân tôi ớn lạnh, rịn mồ hôi, giọng khàn đặc, nước mắt nước mũi ròng ròng. Tôi uống thuốc giảm đau, tự test thì đã thấy "hai vạch". Tôi test cho các con, may mắn các con vẫn "âm".

Đến trưa hôm đó, cơ thể tôi gần như tê liệt; mất hoàn toàn mùi vị và những cơn đau đầu triền miên khiến tôi choáng váng. Chỉ cần đứng dậy là trời đất quay cuồng, toàn thân run rẩy... Chỉ số SpO2 của tôi giao động trong khoảng 91 - 93. Toàn thân rã rời...

Thật may, thời điểm đó tình trạng của chồng tôi khá hơn. Chúng tôi đổi vị trí cho nhau, tôi vào phòng trong còn anh ấy ra phòng ngoài để lo nấu nướng. Vì ở gần người thân, khi cần bất cứ thứ gì, chúng tôi gọi điện và nhận đồ ngay cửa. Dù mất hoàn toàn khứu giác, xúc giác, tôi vẫn cố ăn canh nóng, uống nhiều nước dừa, nước cam và không bỏ bữa. Tôi uống thêm vitamin. Mỗi ngày, tôi xông 3 lần với gừng, sả tươi đập dập, đun lên và cho thêm vài hạt muối biển. Khứu giác tê liệt đến mức tôi gần như úp sát mặt mình vào nồi nước xông, toàn gương mặt sũng hơi nước bốc lên nhưng mũi hoàn toàn không cảm được chút hơi cay hay mùi gì của gừng, sả sộc lên.

Được bác sỹ dặn nên dù rất mệt, tôi vẫn tắm nước nóng hằng ngày. Tôi không uống thuốc theo đơn mà lắng nghe cơ thể mình để điều chỉnh sao cho phù hợp. Ví dụ, ngày cao điểm, tôi phải uống thuốc giảm đau tới... 5 lần, sau đó thưa dần. Vì mất vị giác nhưng vẫn cảm được nóng - lạnh, nên tôi ăn canh nóng (nấu kèm thịt băm hoặc nước ninh xương) kèm nhiều rau để cơ thể không mất năng lượng. Tôi cố gắng ăn ngay khi nào có thể. Thậm chí ăn cả kẹo socola, chè... hoặc bất cứ thứ gì cảm thấy ăn được.

Tôi thông báo cho người thân việc sẽ không về quê ăn Tết. Với ông bà ngoại, tôi "khai" do mắc COVID-19; với ông nội, chúng tôi thống nhất chỉ báo ốm vì không muốn ông lo lắng.

5 ngày sau khi phát hiện, chồng tôi "âm" trở lại, các con trộm vía vẫn "âm", tôi "dương" nhưng 1 trong 2 vạch đã mờ hơn, không rõ nét như trước.

Trong những ngày "chiến đấu" với COVID-19, điều làm tôi tâm tư nhất, có lẽ là thời điểm mình mắc bệnh. Dẫu mỗi ngày đi làm đều được cơ quan test nhanh; căn dặn người thân nâng cao ý thức tuân thủ 5K,... nhưng tôi vẫn hiểu, dịch bệnh không trừ một ai. Tuy nhiên, mắc COVID-19 những ngày cận Tết Nguyên đán là một trải nghiệm thực sự không ai muốn kiểm nghiệm. Riêng về công việc, cơ quan và đồng nghiệp luôn tạo điều kiện hết mức nên tôi đỡ áp lực hơn rất nhiều. Thế nhưng, giữa bộn bề công việc; giữa tâm lý rất thường tình của một người vợ - người mẹ - người con, tôi thấy vô cùng buồn bã và tiếc nuối. Tết đến xuân về là dịp đoàn viên, là thời gian sum họp yêu thương sau một năm quay cuồng bận rộn, cả gia đình tôi sẽ phải "đóng cửa chăm nhau".

Thêm một nỗi muộn phiền, là người thân, ngoài lo lắng cho tình hình sức khỏe của con cháu, còn rất tâm tư khi mùa đoàn tụ, gia đình tôi phải ở lại Hà Nội. Cũng vì lo lắng cho chúng tôi, chị gái của chồng tôi quyết định không về quê ăn Tết mà ở lại hỗ trợ chúng tôi hết sức. Mọi thứ thuốc men, thực phẩm, đồ dùng... chúng tôi đều có đủ vì có người thân quan tâm, chăm sóc.

Cháo loãng, nóng là món ăn rất cần cho người bệnh bởi dễ nuốt, dễ tiêu.
Cháo loãng, nóng là món ăn rất cần cho người bệnh bởi dễ nuốt, dễ tiêu.

Sau 5 ngày, tôi đã khá hơn nhiều. Tôi dọn nhà cửa, làm những công việc nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng, tôi vẫn cảm nhận những cơn váng đầu gây choáng, những cơn buốt dọc ống chân, cơ thể "đuối" hơn hẳn và vẫn chưa lấy lại được chút mùi, vị nào...

Giao thừa sắp đến, một năm nữa lại sắp qua. Tôi cầu mong gia đình, người thân của mình luôn bình an, mạnh khỏe. Cầu mong dịch bệnh sớm được đẩy lùi, để mỗi chúng ta, mùa nào cũng đoàn viên và hạnh phúc...

QUỲNH CHI
TIN LIÊN QUAN

Mẹo lì xì ngày Tết để người lớn không bối rối

HẠ MÂY |

Mỗi mùa Tết đến trẻ nhỏ lại háo hức vì được nhận lì xì, còn người lớn thì lại phải đau đầu suy nghĩ lì xì bao nhiêu cho vừa. Dưới đây là những mẹo nhỏ khi người lớn chuẩn bị phong bao mừng tuổi Tết.

Tuyển tập lời chúc Tết Nhâm Dần 2022 ý nghĩa nhất dành cho thầy cô

Trang Hà |

Sang năm mới Nhâm Dần 2022, hãy gửi lời chúc Tết đến quý thầy, quý cô một năm mới bình an, sức khoẻ dồi dào, công danh thuận lợi, gặp nhiều may mắn và thành công. Báo Lao Động gợi ý một số lời chúc hay và ý nghĩa, bạn đọc có thể tham khảo.

Tuyển tập những lời chúc Tết hay, ý nghĩa gửi tặng cha mẹ

Tuấn Đạt |

Giữa thời khắc giao thừa, giây phút chuyển giao năm mới và năm cũ, hãy dành những lời chúc Tết ý nghĩa nhất dành tặng các bậc sinh thành.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Mẹo lì xì ngày Tết để người lớn không bối rối

HẠ MÂY |

Mỗi mùa Tết đến trẻ nhỏ lại háo hức vì được nhận lì xì, còn người lớn thì lại phải đau đầu suy nghĩ lì xì bao nhiêu cho vừa. Dưới đây là những mẹo nhỏ khi người lớn chuẩn bị phong bao mừng tuổi Tết.

Tuyển tập lời chúc Tết Nhâm Dần 2022 ý nghĩa nhất dành cho thầy cô

Trang Hà |

Sang năm mới Nhâm Dần 2022, hãy gửi lời chúc Tết đến quý thầy, quý cô một năm mới bình an, sức khoẻ dồi dào, công danh thuận lợi, gặp nhiều may mắn và thành công. Báo Lao Động gợi ý một số lời chúc hay và ý nghĩa, bạn đọc có thể tham khảo.

Tuyển tập những lời chúc Tết hay, ý nghĩa gửi tặng cha mẹ

Tuấn Đạt |

Giữa thời khắc giao thừa, giây phút chuyển giao năm mới và năm cũ, hãy dành những lời chúc Tết ý nghĩa nhất dành tặng các bậc sinh thành.