Bí thư Nguyễn Thiện Nhân giải đáp thắc mắc về nhà hát 1.500 tỉ ở Thủ Thiêm

MINH QUÂN |

Chiều 16.10, tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TPHCM lần thứ 18, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đã giải đáp các thắc mắc của dư luận về xây dựng Nhà hát Giao hưởng tại Thủ Thiêm gây nhiều luồng ý kiến tranh luận gay gắt suốt thời gian qua.

Tiền đền cho người dân Thủ Thiêm chưa có sao lại lo xây nhà hát?

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, hai việc này hoàn toàn khác nhau. Việc đền bù cho người dân Thủ Thiêm thành phố đang làm theo quy trình.

Sau khi có kết luận Thanh tra, Thường vụ Thành ủy đã họp nhiều lần chỉ đạo và đang thực hiện 11 giải pháp. Sau khi xây dựng xong, dự kiến sẽ tìm gặp dân, trao đổi để tìm được sự đồng thuận. Sau khi hoàn chỉnh, dự thảo sẽ ban hành giải pháp và khi đó thì tiền mới nhúc nhích được.

Ông Nhân cho biết, tiền đền bù cho dân Thủ Thiêm theo giải pháp này là sử dụng tiền ngân sách và không đụng chạm gì đến tiền nhà hát. Ngược lại, tiền xây nhà hát là do giữ lại từ nhiều năm trước bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn, quận 1.

“Việc xây dựng nhà hát không ảnh hường gì đến việc đền bù cho người dân Thủ Thiêm. Thành phố đảm bảo không vì tiền xây nhà hát mà thiếu tiền đền bù cho dân” – ông Nhân – khẳng định.

Nhà hát này phục vụ ai?

Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, 100 năm trước khi người Pháp xây Nhà hát lớn Thành phố, dân của thành phố lúc bấy giờ khoảng 100.000 người nhưng họ vẫn xây nhà hát để đến bây giờ chúng ta vẫn còn dụng. Điều này cho thấy họ rất có tầm nhìn.

Giờ TPHCM có 10 triệu dân, 5 triệu lao động (trong đó 30% trình độ đại học, cao đẳng - cao gấp 3 lần cả nước) và có 100.000 người nước ngoài sinh sống.

Vì vậy, việc có nhà hát bên cạnh góp phần thỏa mãn cho những người có nhu cầu trực tiếp và những người đang có nhu cầu còn là chỗ đào tạo, dần dần hình thành nhu cầu cho những người chưa có. 

Cũng theo Bí thư Nhân, nhiều đoàn văn nghệ quốc tế đến TPHCM nhưng không có chỗ diễn. 

Sợ xây xong không có ai dùng?

Bí thư Thành ủy TPHCM cho biết, đoàn nhà hát thành phố được thành lập từ năm 1993 đến nay đã 25 năm. Ngày thành lập có 20 nghệ sĩ, bây giờ là 200 người nhưng đang phải đi “ở đợ”.

“Văn phòng ở Nhà hát thành phố, tập nhạc ở rạp Thanh Vân và múa tập ở thư viện Khoa học tổng hợp Hồ Chí Minh” – ông Nhân - dẫn chứng và cho biết một năm tiền thuê các chỗ tập này hết 900 triệu đồng.

Nhà hát lớn TPHCM.  Ảnh: H.C
Nhà hát lớn TPHCM. Ảnh: H.C

Cũng theo ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện nay, đoàn giao hưởng thành phố có chương trình “Giai điệu mùa thu” hàng năm đã trở thành thương hiệu. Những đợt này bán vé không đủ đáp ứng nhu cầu.

“Có thế thấy, lực lượng văn nghệ để có thể sử dụng nhà hát này có hiệu quả là đang có” – ông Nhân nói.

Nhà hát này có trong quy hoạch hay không?

Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung TPHCM đến 2015 đã có 7 công trình trọng điểm trong đó có nhà hát. Lẽ ra, nhà hát này phải hoàn thành năm 2015 theo quy hoạch của Chính phủ.

Ngoài ra, Thành phố qua nhiều kỳ Đại hội cũng nhắc xây dựng công trình văn hóa tiêu biểu, trong đó có nhà hát này.

Tại sao lại đưa nhà hát về Thủ Thiêm?

Theo ông Nhân, lúc đầu thành phố tính đưa nhà hát về công viên 23.9 (quận 1) nhưng xung quanh công viên là đường giao thông, khó tiếp cận. Ngoài ra, đây còn là công viên của nhân dân. Vì vậy, sau đó thành phố quyết định đưa nhà hát về Thủ Thiêm.

“Bản thân quy hoạch Thủ Thiêm có 4 khu phúc hợp: Nhà hát, trung tâm triển lãm, công viên bờ sông, quảng trường trung tâm. Vì vậy, giữa quy hoạch chung và riêng có sự tương thích” – ông Nhân nói.

Sao không dùng tiền nhà hát để xây trường học, bệnh viện?

Theo Bí thư TPHCM, nhiều người đặt vấn đề liệu xây nhà hát có phải gánh nặng cho các công trình khác của thành phố hay không? Trả lời vấn đề này, ông Nhân cho biết, riêng trong nhiệm kỳ 2016 - 2020, tiền xây bệnh viện, trường học là 34.633 tỉ đồng. So với xây nhà hát gấp 53 lần và ngược lại, tiền xây nhà hát chỉ bằng 4,3% tiền xây bệnh viện, trường học.

Cũng theo ông Nguyễn Thiện Nhân, nhà hát này chờ đợi 25 năm, nếu so với xây bệnh viện, trường học của 3 nhiệm kỳ gần đây là 57.860 tỉ đồng thì gấp 58 lần xây nhà hát và nhà hát chiếm 2,6 % tiền xây bệnh viện, trường học.

Còn nếu so với tổng chi ngân sách thành phố của 3 nhiệm kỳ gần đây là 355.000 tỉ đồng, thì tiền xây nhà hát chỉ chiếm 0,4%.

“Đây là số tiền không nhỏ, nhưng thành phố đã có kế hoạch và thành phố rất quan tâm đến việc xây dựng trường học, bệnh viện” – ông Nhân nói.

Tại sao tổ chức kỳ họp bất thường chỉ để thông qua nhà hát?

Theo ông Nhân, nếu kỳ họp HĐND không tổ chức họp đúng 2 định kỳ tháng 6 và tháng 12 trong năm thì gọi là bất thường.

“Chữ bất thường này nhiều người tưởng có chuyện gì giấu diếm hay căng thẳng lắm. Nhưng, cứ không họp định kỳ thì gọi là họp bất thường. Nội dung kỳ họp HĐND TPHCM vừa qua bàn nhiều thứ, trong đó có danh mục các dự án nhóm A”- ông Nhân nói.

Sau vụ việc này thành phố rút ra bài học gì?

Đúc kết lại, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân thừa nhận chính quyền chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân trong dự án này. Có những việc trước kia làm không tốt như Nhà hát Trần Hữu Trang, làm xong không sử dụng được.

“Cái này phải nhận lỗi với người dân, không chối được. Nhưng không phải như vậy mà không xây nhà hát giao hưởng, nghĩ như vậy là sai. Chúng ta phải xót xa khi giàn nhạc giao hưởng phải tập ở tầng hầm, nhạc cụ thì đem gửi khắp nơi. Trong khi đó, những người để chơi được một số nhạc cụ trong đó phải học tới 10 năm" -ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ.

"Tồn tại 25 năm mà không thấy được hình hài nhà hát cũng phải suy nghĩ chứ, cứ đi thuê mãi sao được" - Bí thư TPHCM nói và cho biết nhà hát giao hưởng sắp tới phải thuê nước ngoài thiết kế, vì Việt Nam chưa thiết kế được.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM xây nhà hát Trần Hữu Trang: Đem 132 tỉ đồng ngân sách ra "đắp chiếu"

Huân Cao |

Công trình nhà hát cải lương từ dự toán 60 tỉ đồng đã đội lên 132 tỉ đồng do thay đổi quy mô, bổ sung khối lượng diện tích sàn, sai sót trong việc thẩm định hồ sơ. Tuy nhiên sau khi hoàn thành công trình không đáp ứng được yêu cầu biểu diễn, dẫn đến việc đầu tư công trình không hiệu quả.

Dừng xây nhà hát 1.500 tỷ đồng: “Cơm không ăn, gạo còn đó”

Huân Cao |

 HĐND TPHCM đã thông qua dự án xây nhà hát 1.500 tỷ vì đất đai và nguồn vốn đã bố trí xong. Tuy nhiên, nhiều người dân không đồng tình việc xây nhà hát này và đề nghị nên dừng lại để sau này xây cũng chưa muộn. 

Nếu vẫn quyết tâm xây nhà hát 1.500 tỷ thì tự đi huy động vốn

Huân Cao |

HĐND TPHCM thông qua dự án xây dựng nhà hát giao hưởng với kinh phí 1.500 tỷ đồng đã vấp phải sự không đồng tình của nhiều người dân. Theo nhiều chuyên gia, nếu dân không ủng hộ, mà chính quyền vẫn quyết tâm xây thì không nên dùng ngân sách mà tự huy động vốn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

TPHCM xây nhà hát Trần Hữu Trang: Đem 132 tỉ đồng ngân sách ra "đắp chiếu"

Huân Cao |

Công trình nhà hát cải lương từ dự toán 60 tỉ đồng đã đội lên 132 tỉ đồng do thay đổi quy mô, bổ sung khối lượng diện tích sàn, sai sót trong việc thẩm định hồ sơ. Tuy nhiên sau khi hoàn thành công trình không đáp ứng được yêu cầu biểu diễn, dẫn đến việc đầu tư công trình không hiệu quả.

Dừng xây nhà hát 1.500 tỷ đồng: “Cơm không ăn, gạo còn đó”

Huân Cao |

 HĐND TPHCM đã thông qua dự án xây nhà hát 1.500 tỷ vì đất đai và nguồn vốn đã bố trí xong. Tuy nhiên, nhiều người dân không đồng tình việc xây nhà hát này và đề nghị nên dừng lại để sau này xây cũng chưa muộn. 

Nếu vẫn quyết tâm xây nhà hát 1.500 tỷ thì tự đi huy động vốn

Huân Cao |

HĐND TPHCM thông qua dự án xây dựng nhà hát giao hưởng với kinh phí 1.500 tỷ đồng đã vấp phải sự không đồng tình của nhiều người dân. Theo nhiều chuyên gia, nếu dân không ủng hộ, mà chính quyền vẫn quyết tâm xây thì không nên dùng ngân sách mà tự huy động vốn.