Bí mật trong mã QR gắn trên bảng tên đường ở trung tâm TPHCM

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Chỉ cần giơ camera điện thoại quét mã QR trên bảng tên đường ở một số khu vực tại Quận 1 (TPHCM) là có ngay những thông tin hữu ích về ý nghĩa tên đường, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập khi sử dụng ứng dụng này.

Một số tuyến đường ở trung tâm TPHCM hiện được gắn mã QR để tra cứu thông tin như tại các giao lộ Lê Thánh Tôn - Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn - Pasteur, Lý Tự Trọng - Pasteur, Lý Tự Trọng - Đồng Khởi, Nguyễn Du - Đồng Khởi, Lê Duẩn -  Công xã Paris...

Mã QR có kích thước 8x8cm, được dán bên phải biển báo phụ, đặt song song bên dưới bảng tên đường chính.

Để tra cứu thông tin, người dân tải về và cài đặt các phần mềm tra cứu chuyên dụng như QR Code Reader, QR Scanner… hoặc sử dụng phần mềm tích hợp sẵn trên thiết bị di động. Đối với điện thoại thông minh, chỉ cần bật camera là có thể quét mã.

 
Mã QR gắn giới thiệu về tên đường Lê Thánh Tôn. Ảnh: Huyên Nguyễn

Khi quét mã QR này, người dân có thể biết được một số thông tin cơ bản về vị trí, chiều dài, lộ giới tuyến đường cùng tiểu sử của danh nhân được đặt tên. Đây là ý tưởng được Sở Giao thông Vận tải TPHCM thí điểm từ năm 2020.

TPHCM kỳ vọng việc gắn mã QR lên tên đường là giải pháp ý nghĩa, góp phần tạo nên một đô thị hiện đại, gần gũi, thông minh.

Qua tra cứu thông tin về lịch sử, nhân vật gắn với tên đường cũng góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa dân tộc, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho người dân.

Theo Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, để quét mã QR, người dân có thể đứng cách bảng tên đường 2-4m hoặc phóng đại camera điện thoại để tra cứu.

Mã QR được làm bằng vật liệu giấy phản quang rất bền, rất nhạy nên có thể xuất thông tin ngay lập tức.

Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của PV, để quét được mã QR không đơn giản do chiều cao của cột tên đường vượt quá đầu người nên gây khó cho người muốn quét mã.

Khá mờ khi quét mã QR code
Khá mờ khi quét mã QR vì nhiều người Việt có chiều cao khiêm tốn. Ảnh: Nguyễn Huy

Với một số tuyến đường gây tranh cãi về tên như đường Lê Thánh Tôn, ghi nhận của PV trong phần giới thiệu chỗ ghi tên Lê Thánh Tôn, chỗ ghi Lê Thánh Tông mà không có sự giải thích rõ ràng về tên đường.

Ngoài ra, thông tin cung cấp vẫn còn khá khô cứng, cần thêm phần thông tin di tích lịch sử, địa điểm du lịch, trung tâm mua sắm, dịch vụ y tế,… trên tuyến đường để người dân và du khách dễ dàng biết được khi tra cứu.

Phần thông tin giới thiệu
Phần thông tin giới thiệu về đường Lê Thánh Tôn chưa có sự thống nhất và giải thích rõ ràng giữa hai tên Lê Thánh Tôn và Lê Thánh Tông.

Cùng với đó, theo kế hoạch trong năm 2020, TPHCM sẽ triển khai thí điểm bảng tra cứu thông tin thông qua mã QR trên 134 tuyến đường của Quận 1; Sau đó sẽ tổng kết, xây dựng kế hoạch để nhân rộng; Ngoài tiếng Việt sẽ có thêm thông tin bằng tiếng Anh. Tuy nhiên đến nay, mới có rất ít tuyến đường được gắn mã QR và mã QR vẫn chỉ có tiếng Việt.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Giáo sư sử học nêu những lý do hạn chế đổi tên đường tại TPHCM

HUYÊN NGUYỄN |

GS.TS Võ Văn Sen – nguyên đại biểu HĐND TPHCM nhấn mạnh rằng cần hạn chế điều chỉnh tên đường tại TPHCM, bởi điều này kéo theo nhiều hệ luỵ. Ông cũng phân tích những trường hợp nên điều chỉnh và nên giữ nguyên tên đường như hiện nay.

Lý giải đề xuất sửa đổi, cập nhật gần 400 tên đường ở TPHCM

HUYÊN NGUYỄN (thực hiện) |

Thống kê gần 400 tên đường bị sai, trùng tên, tên không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá… tại TPHCM nhận được nhiều tranh luận, trong đó không ít ý kiến lo ngại các thủ tục rắc rối, tốn kém nếu điều chỉnh. Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển (CEFURDS), Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu đề án “Công tác đặt đổi tên đường và công trình công cộng tại TPHCM – Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020” để hiểu rõ hơn về những đề xuất điều chỉnh này.

Những tên đường tại TPHCM khiến người dân khóc dở, mếu dở

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Câu chuyện về hàng trăm tên đường tại TPHCM bị sai, bị trùng lặp, tên không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá… không mới nhưng mỗi lần được nhắc lại đều khiến dân tình xôn xao. Xôn xao bởi những bất cập được phát hiện đã lâu, đã nhiều đề xuất nhưng vẫn chưa có chuyển biến.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Giáo sư sử học nêu những lý do hạn chế đổi tên đường tại TPHCM

HUYÊN NGUYỄN |

GS.TS Võ Văn Sen – nguyên đại biểu HĐND TPHCM nhấn mạnh rằng cần hạn chế điều chỉnh tên đường tại TPHCM, bởi điều này kéo theo nhiều hệ luỵ. Ông cũng phân tích những trường hợp nên điều chỉnh và nên giữ nguyên tên đường như hiện nay.

Lý giải đề xuất sửa đổi, cập nhật gần 400 tên đường ở TPHCM

HUYÊN NGUYỄN (thực hiện) |

Thống kê gần 400 tên đường bị sai, trùng tên, tên không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá… tại TPHCM nhận được nhiều tranh luận, trong đó không ít ý kiến lo ngại các thủ tục rắc rối, tốn kém nếu điều chỉnh. Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển (CEFURDS), Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu đề án “Công tác đặt đổi tên đường và công trình công cộng tại TPHCM – Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020” để hiểu rõ hơn về những đề xuất điều chỉnh này.

Những tên đường tại TPHCM khiến người dân khóc dở, mếu dở

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Câu chuyện về hàng trăm tên đường tại TPHCM bị sai, bị trùng lặp, tên không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá… không mới nhưng mỗi lần được nhắc lại đều khiến dân tình xôn xao. Xôn xao bởi những bất cập được phát hiện đã lâu, đã nhiều đề xuất nhưng vẫn chưa có chuyển biến.