Ba kịch bản của thị trường lao động thời gian tới

QUỲNH CHI |

Tác động của dịch COVID-19 đã làm cho thị trường lao động phía Nam - vốn là thị trường sôi động, thu hút đông đảo lao động nhất cả nước gần như "đóng băng". Theo đánh giá của Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội), có 3 kịch bản cho thị trường lao động trong thời gian tới: tốt, thường và xấu.

Đánh giá được đề cập trong Báo cáo tác động của đại dịch COVID-19 đến thị trường lao động 7 tháng đầu năm 2021 của Cục Việc làm.

Thị trường lao động bị tác động tiêu cực

Theo Cục Việc làm, trong 7 tháng đầu năm 2021, thị trường lao động Việt Nam bị tác động theo chiều hướng tiêu cực. Theo đó, lực lượng lao động bị sụt giảm nghiêm trọng: Lực lượng lao động quý 2.2021 là 51,1 triệu người, thấp hơn so với  cùng kỳ năm 2019. Trong quý 2.2021, lao động có việc làm chỉ còn 49,9 triệu người, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019 hơn 500 ngàn người. Lao động thất nghiệp cũng gia tăng do nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không còn khả năng chống đỡ với dịch bệnh nên buộc phải cắt giảm lao động.

Dịch bệnh COVID-19 cũng đã tác động tiêu cực đến lao động làm việc trong 3 nhóm ngành kinh tế. Lao động khu vực nông, lâm, nghiệp và thủy sản chịu ít tác động tiêu cực của dịch nhất (có 8,9% lao động bị ảnh hưởng), tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (24,6%) và lao động khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (30,6%).

Người lao động đến tìm việc tại phiên giao dịch việc làm việc làm. Ảnh: Lương Hạnh.
Người lao động đến tìm việc tại phiên giao dịch việc làm việc làm. Ảnh: Lương Hạnh.

Cục Việc làm đánh giá, tác động của 2 đợt dịch COVID-19 trong 7 tháng đầu năm 2021 đến thị trường lao động là vô cùng lớn, đặc biệt trong tháng 7 đã làm “tê liệt” thị trường lao động phía Nam. Lao động ngoại tỉnh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, lao động khu vực phi chính thức gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Sự chuyển dịch lao động tự phát vào cuối tháng 7.2021 cho thấy khả năng chịu đựng, chống lại dịch bệnh của người lao động cũng như doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

3 kịch bản

Cục Việc làm dự kiến 3 kịch bản thị trường lao động trong thời gian tới. Trong đó, kịch bản tốt là dịch được kiểm soát hoàn toàn. Số lao động mất việc ước tính 500.000 - 600.000 người, số lao động ngừng việc, cắt giảm giờ làm khoảng 5 triệu người. Tuy nhiên, thị trường lao động lại có nhu cầu tuyển dụng lớn để phục hồi sản xuất kinh doanh, số lao động có nhu cầu tuyển dự kiến trong quý 3 trên 500.000 người.

Với kịch bản thường, trong trường hợp các tỉnh thành phố phía Nam đã áp dụng mạnh mẽ các biện pháp để giãn cách xã hội, hỗ trợ những lao động ngoại tỉnh tạm thời không ồ ạt về quê… nhưng số ca F0 liên tục tăng, không có chiều hướng giảm. Một số tỉnh, thành phố miền Bắc, miền Trung cũng bắt đầu gia tăng số ca F0. Dự báo số lao động bị tác động tiêu cực trên 30 triệu người, tập trung vào các ngành: chế biến chế tạo, vận tải, du lịch, lưu trú, bán buôn, bán lẻ…

Các doanh nghiệp có sự hợp tác với trung tâm dịch vụ việc làm để chia sẻ thông tin giúp người lao động dễ dàng tìm việc. Ảnh: Lương Hạnh.
Các doanh nghiệp có sự hợp tác với trung tâm dịch vụ việc làm để chia sẻ thông tin giúp người lao động dễ dàng tìm việc. Ảnh: Lương Hạnh.

Ở kịch bản xấu, việc triển khai mua và tiêm vaccine không đáp ứng nhu cầu, không được bàn giao theo đúng tiến độ nên kế hoạch tạo miễn dịch cộng đồng gặp khó khăn. Dịch bệnh kéo dài khiến nguồn lực cạn kiệt, người dân rơi vào tình trạng mất việc làm, không đảm bảo được điều kiện sống khiến dịch bùng phát trên toàn quốc với mức độ nguy hiểm, mất kiểm soát. Dự báo sẽ có gần 40 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực, lao động trong các ngành, nghề đều bị tác động nặng nề.

Theo Cục Việc làm, thị trường lao động Việt Nam đang tồn tại tiềm ẩn nguy cơ mang tính dài hạn cả về phía cung lẫn cầu lao động. Để kiểm soát dịch bệnh, chuẩn bị cho phục hồi kinh tế cần tập trung hai nhóm giải pháp: nhóm giải pháp hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động trong thời gian phòng, chống dịch; các giải pháp để làm cơ sở phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

QUỲNH CHI
TIN LIÊN QUAN

Thị trường lao động đang và cần chuyên gia không phụ thuộc vào tuổi

Thu Trà thực hiện |

Nhiều người lao động sau khi nghỉ hưu vẫn muốn tiếp tục cống hiến cho đời. Xã hội vẫn đang có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về vấn đề này. Báo Lao Động đã phỏng vấn TS Vũ Minh Tiến - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐVN, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn.

Chương trình phục hồi thị trường lao động: Chú trọng việc triển khai

ANH THƯ |

Với Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động, các chuyên gia cho rằng việc triển khai thực hiện là quan trọng nhất, trong đó chú ý về nguồn lực, kinh phí.

Toạ đàm "Phục hồi và phát triển thị trường lao động: Đâu là chìa khoá?"

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Chương trình giao lưu trực tuyến: "Phục hồi và phát triển thị trường lao động: Đâu là chìa khoá?" do Báo Lao Động tổ chức diễn ra lúc 10h ngày 30.12.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Thị trường lao động đang và cần chuyên gia không phụ thuộc vào tuổi

Thu Trà thực hiện |

Nhiều người lao động sau khi nghỉ hưu vẫn muốn tiếp tục cống hiến cho đời. Xã hội vẫn đang có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về vấn đề này. Báo Lao Động đã phỏng vấn TS Vũ Minh Tiến - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐVN, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn.

Chương trình phục hồi thị trường lao động: Chú trọng việc triển khai

ANH THƯ |

Với Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động, các chuyên gia cho rằng việc triển khai thực hiện là quan trọng nhất, trong đó chú ý về nguồn lực, kinh phí.

Toạ đàm "Phục hồi và phát triển thị trường lao động: Đâu là chìa khoá?"

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Chương trình giao lưu trực tuyến: "Phục hồi và phát triển thị trường lao động: Đâu là chìa khoá?" do Báo Lao Động tổ chức diễn ra lúc 10h ngày 30.12.