74 bệnh viện miền Tây mỏi mòn chờ máu

NHÓM PV |

Gần 15 năm chưa từng xảy ra tình trạng thiếu máu phục vụ cấp cứu, điều trị kể từ khi thành lập ngân hàng máu vào năm 2008 đến nay. Tuy nhiên, 8 tháng qua, khắp 11/13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng khiến không chỉ bệnh nhân mà cả bác sĩ cũng sốt ruột.

Đang điều trị thì hết máu

Nhập viện tại BVĐK Trung ương Cần Thơ từ ngày 23.10 điều trị suy thận mạn, đến nay bệnh nhân Trần Văn Hợp (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), vẫn chưa thể truyền máu vì bệnh viện không có máu để truyền. Ông Hợp cho biết, bệnh của ông phải vào viện mỗi tuần 1 lần để truyền máu. Trước đây, khi vào, bác sĩ chỉ định cho truyền máu, sau đó khoảng 1 tuần sẽ được xuất viện. Còn lần nhập viện này đã 1 tuần chờ đợi vẫn chưa có máu để truyền. Do thể bệnh nặng nên ông Hợp được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tạo máu với giá gần 300.000 đồng/ống. “Việc nằm viện chờ đợi có máu làm phát sinh thêm nhiều chi phí khác như viện phí, ăn uống, sinh hoạt. Tôi là lao động chính của gia đình mà giờ bệnh như thế này. Vợ cũng phải theo để nuôi dưỡng. Sử dụng thuốc tạo máu kéo dài thì gia đình không đủ khả năng chi trả, mà đợi có máu truyền cũng không biết đến bao giờ mới có” - ông Hợp buồn rầu nói.

Cũng nhập Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ 1 tuần, anh Huỳnh Văn Lộc ở thị trấn An Lạc Thôn (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) được bác sĩ chẩn đoán là suy thận cần phải truyền máu. Tuy nhiên, chẩn đoán là thế, nhưng chờ mãi đến nay cũng chưa có máu để truyền. Ông Huỳnh Văn Thái - cha của anh Lộc - cho biết: "Lộc là trụ cột chính trong gia đình và nuôi cha mẹ già bằng nghề làm phụ hồ thu nhập trên 200.000 đồng mỗi ngày. Giờ không may bệnh tình ập đến, vợ chồng tôi già cả không làm gì ra tiền. Không có BHYT nên chưa đầy 1 tuần mà tốn cả chục triệu đồng. Chờ đợi đến mòn mỏi mà không biết bao giờ có máu truyền để được về nhà”.

Bác sĩ Ngô Huỳnh Quang - Khoa gây mê hồi sức, Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng - thông tin thêm: Vừa rồi, có trường hợp sản phụ bị băng huyết sau sinh do đờ tử cung, có dấu hiệu xấu. Ngay lập tức, y bác sĩ đã truyền 4 đơn vị hồng cầu lắng, 4 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh và 5 tủa lạnh. Sau khi truyền máu, huyết áp bệnh nhân ổn định nhưng lại mất tiểu cầu và rối loạn đông máu. Nhưng bệnh viện không còn máu để truyền nên phải liên hệ Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ hỗ trợ nhận chuyển viện khẩn cấp”.

Đó là 3 trong số rất nhiều trường hợp điển hình mà phóng viên Báo Lao Động ghi nhận được do hệ lụy từ việc thiếu máu trầm trọng trong thời gian dài ở khắp 74 bệnh viện tại 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.

Nhiều bệnh nhân ở ĐBSCL phải chờ máu để truyền do nguồn máu khan hiếm. Ảnh: Phương Anh
Nhiều bệnh nhân ở ĐBSCL phải chờ máu để truyền do nguồn máu khan hiếm. Ảnh: Phương Anh

Bác sĩ cũng sốt ruột

Bác sĩ La Thị Phương Dung - Trưởng Khoa Huyết học - Truyền máu (BVĐK tỉnh Sóc Trăng) - cho biết: Trung bình bệnh viện cần từ 800 - 1.000 đơn vị/tháng. Tuy nhiên, thời gian qua, nguồn cung máu bị gián đoạn, bệnh viện chỉ nhận được khoảng 200 đơn vị/tháng: “Số máu được tiếp nhận này chỉ để sử dụng cho những trường hợp cấp cứu hoặc những bệnh nhân có bệnh mạn tính thật sự cần thiết. Đối với những trường hợp cần nguồn máu nhiều, bệnh viện sẽ kết nối các bệnh viện khác để chuyển tuyến”.

Tương tự tại Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng, theo thống kê đến ngày 17.10.2023, bệnh viện chỉ còn 25 khối hồng cầu, 40 đơn vị huyết tương tươi và 20 đơn vị tủa lạnh. Với số lương dự trữ này chỉ đủ dùng cho một vài ca bệnh cấp cứu và phải tiết kiệm đến mức tối đa, hạn chế chỉ định truyền máu để ưu tiên máu cho các trường hợp cấp cứu. Bác sĩ CK2 Chung Tấn Định - Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng - cho biết: Từ đầu năm 2023 đến nay, số lượng máu từ Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ cung ứng chỉ đủ để sử dụng cho khoảng 50 - 60% các trường hợp cấp cứu. Riêng các chế phẩm máu như tiểu cầu thì rất hiếm. “Việc thiếu máu như hiện nay đã ảnh hưởng lớn đến công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân có chỉ định mổ phải đình lại vì không có máu để truyền, hoặc các bệnh nhân có bệnh lý về máu cũng không đủ máu để điều trị”, bác sĩ Định cho biết thêm. Không riêng gì các bệnh viện tỉnh mà ngay tại BVĐK Trung ương Cần Thơ cũng rơi vào tình cảnh tương tự trong nhiều tháng qua. Bác sĩ Lê Hoàng Phúc, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, BVĐK Trung ương Cần Thơ - cho biết: Bệnh viện nhận nguồn máu chủ yếu từ Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ với số lượng từ 6.000 - 7.000 đơn vị máu/tháng. Tuy nhiên 6 tháng nay, số lượng giảm chỉ còn khoảng 40 - 50%. Vì vậy, đơn vị này phải liên hệ Bệnh viện Chợ Rẫy, BVĐK tỉnh Kiên Giang để hỗ trợ. Tuy nhiên, khoảng 2 tuần trở lại đây, nguồn cung máu từ Bệnh viện Chợ Rẫy cũng bắt đầu hạn chế. Sắp tới BVĐK Trung ương Cần Thơ tiếp tục liên hệ với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chi viện thêm nguồn máu.

Tuyệt đối không để thiếu máu gây ảnh hưởng đến tính mạng, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh
Sở Y tế Cần Thơ đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ thực hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế năm 2023-2024. Sở Y tế liên tục đôn đốc bệnh viện khẩn trương mua sắm trang thiết bị nhằm cung cấp kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư y tế, máu cho bệnh viện. Cần Thơ cũng đã ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu với 47 mặt hàng của bệnh viện.
Dự kiến trong quý IV/2023, bệnh viện sẽ hoàn thành công tác mua sắm các thiết bị để phục vụ cho công tác truyền máu cung cấp và điều trị các các bệnh nhân.
Về phía Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, sẽ tiếp tục giao Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Trung tâm máu Quốc gia làm đầu mối điều phối, phối hợp với các trung tâm truyền máu thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế; Bệnh viện Truyền máu - Huyết Học TPHCM và các trung tâm truyền máu khác; bảo đảm cung cấp máu và chế phẩm để hỗ trợ các bệnh viện thuộc phạm vi cung cấp máu của Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ có đủ máu cho cấp cứu và điều trị người bệnh, tuyệt đối không để thiếu gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh và chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ thực hiện ngay các giải pháp trước mắt và lâu dài để cung cấp đủ máu và chế phẩm máu cho các bệnh viện; chịu trách nhiệm nếu thiếu máu, chế phẩm gây ảnh hưởng đến người bệnh.

Sau loạt phản ánh về tình trạng thiếu máu ở ĐBSCL trên Lao Động, ngày 29.10, UBND TP Cần Thơ đã có giấy mời Hỏa tốc triệu tập cuộc họp về kiểm tra công tác, tiến độ đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế của các bệnh viện, cơ sở y tế trực thuộc, đặc biệt đối với Bệnh viện Huyết học và Truyền máu TP Cần Thơ. Cuộc họp này sẽ diễn ra vào sáng 30.10 do Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - Nguyễn Thực Hiện chủ trì.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Bác sĩ bất lực chờ máu điều trị ở nơi 15 năm chưa từng thiếu máu

PHONG LINH - PHƯƠNG ANH |

Tại các bệnh viện ở ĐBSCL, hiện nay, máu chỉ được dùng cho các trường hợp “tối cấp cứu” còn những trường hợp như suy thận mạn, ung thư, hở van tim,… vẫn phải xếp hàng chờ điều trị. Từng là nơi chi viện máu cho TPHCM và cả bệnh viện Bạch Mai, 15 năm qua, kể từ khi thành lập ngân hàng máu năm 2008, ĐBSCL chưa bao giờ thiếu máu trầm trọng và kéo dài như hiện nay...

Miền Tây Chào Ngày Mới: Kho máu ĐBSCL cạn kiệt, lo thiếu máu dịp Tết

NHÓM PV |

Rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi; Nguyên nhân vụ nổ súng ở Tiền Giang; Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới trời nắng nóng; Cảnh báo triều cường rằm tháng 9 Cần Thơ vượt mức báo động 3; Kho máu ĐBSCL chỉ còn 38 đơn vị máu là những nội dung có trong chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Thiếu máu ở ĐBSCL tiếp tục căng thẳng, bệnh nhân điều trị nửa chừng thì hết máu

PHƯƠNG ANH |

Hơn 6 tháng nay, tình trạng thiếu máu ở các bệnh viện tại ĐBSCL chưa được cải thiện, thậm chí nguồn máu tại Bệnh viện Huyết học -Truyền máu Cần Thơ (đơn vị huyết học truyền máu duy nhất tại khu vực ĐBSCL) ngày càng cạn kiệt, trong đó một số nhóm máu đã hết, điều này ảnh hưởng rất lớn công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đề xuất mức tiền đặt cọc không vượt quá 5% giá bán nhà

Cường Ngô - Giang Linh |

Thảo luận về việc thu tiền cọc của khách hàng quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị cần xem xét quy định số tiền đặt cọc tối đa không quá 5% giá bán nhà.

Tiếp nhận hơn 132 tỉ đồng, sắp có phương án hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Thu Giang |

Hà Nội - Ban Vận động - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) quận Thanh Xuân vừa công khai số tiền ủng hộ hơn 132 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ cháy chung cư mini tại phường Khương Đình.

“Đất rừng phương Nam” đạt doanh thu 123 tỉ đồng và nghịch lý ở phim lịch sử

Mi Lan |

Bộ phim “Đất rừng phương Nam” cán mốc 123 tỉ đồng sau nhiều sóng gió, tranh cãi. Từ “Đất rừng phương Nam”, “nghịch lý” gây tranh cãi suốt thời gian dài của điện ảnh Việt tiếp tục được bàn lại. Đó là chuyện doanh thu khác biệt giữa phim có yếu tố lịch sử do tư nhân và nhà nước sản xuất.

Cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý theo hướng cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản.

Messi lần thứ 8 giành Quả bóng vàng

TAM NGUYÊN |

Lionel Messi có lần thứ 8 được France Football vinh danh ở hạng mục Quả bóng vàng.

Bác sĩ bất lực chờ máu điều trị ở nơi 15 năm chưa từng thiếu máu

PHONG LINH - PHƯƠNG ANH |

Tại các bệnh viện ở ĐBSCL, hiện nay, máu chỉ được dùng cho các trường hợp “tối cấp cứu” còn những trường hợp như suy thận mạn, ung thư, hở van tim,… vẫn phải xếp hàng chờ điều trị. Từng là nơi chi viện máu cho TPHCM và cả bệnh viện Bạch Mai, 15 năm qua, kể từ khi thành lập ngân hàng máu năm 2008, ĐBSCL chưa bao giờ thiếu máu trầm trọng và kéo dài như hiện nay...

Miền Tây Chào Ngày Mới: Kho máu ĐBSCL cạn kiệt, lo thiếu máu dịp Tết

NHÓM PV |

Rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi; Nguyên nhân vụ nổ súng ở Tiền Giang; Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới trời nắng nóng; Cảnh báo triều cường rằm tháng 9 Cần Thơ vượt mức báo động 3; Kho máu ĐBSCL chỉ còn 38 đơn vị máu là những nội dung có trong chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Thiếu máu ở ĐBSCL tiếp tục căng thẳng, bệnh nhân điều trị nửa chừng thì hết máu

PHƯƠNG ANH |

Hơn 6 tháng nay, tình trạng thiếu máu ở các bệnh viện tại ĐBSCL chưa được cải thiện, thậm chí nguồn máu tại Bệnh viện Huyết học -Truyền máu Cần Thơ (đơn vị huyết học truyền máu duy nhất tại khu vực ĐBSCL) ngày càng cạn kiệt, trong đó một số nhóm máu đã hết, điều này ảnh hưởng rất lớn công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.