Đề xuất mức tiền đặt cọc không vượt quá 5% giá bán nhà

Cường Ngô - Giang Linh |

Thảo luận về việc thu tiền cọc của khách hàng quy định trong Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị cần xem xét quy định số tiền đặt cọc tối đa không quá 5% giá bán nhà.

Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán cho thuê nhà ở, công trình xây dựng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng nay (31.10), Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi.

Về nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, trên cơ sở các ý kiến góp ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất 2 phương án.

Phương án 1: "Chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này".

Phương án 2: "Chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này".

Nêu ý kiến về nội dung này, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) chọn phương án 2, đồng thời đề nghị cần xem xét quy định số tiền đặt cọc tối đa không quá 5%. Qua tham khảo ý kiến các Hiệp hội BĐS và khảo sát thực tế cho thấy 5% là mức đặt cọc hợp lý theo thông lệ.

Đại biểu đề nghị chỉnh lý khoản 5 Điều 23 theo hướng: “Chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 24 của luật này.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc ghi nhận dự thảo Luật cơ bản hoàn chỉnh sau khi tiếp thu chỉnh lý nhiều nội dung. Ảnh: Văn phòng Quốc hội
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc ghi nhận dự thảo Luật cơ bản hoàn chỉnh sau khi tiếp thu chỉnh lý nhiều nội dung. Ảnh: Văn phòng Quốc hội

Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán cho thuê nhà ở, công trình xây dựng; số tiền đặt cọc tối đa theo quy định của Chính phủ nhưng không vượt quá 5% giá bán, cho thuê nhà ở, công trình xây dựng bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ".

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc cũng đề nghị bổ sung hành vi bị cấm đối với hành vi thu tiền, đặt cọc trái với quy định của luật này và các pháp luật có liên quan để đảm bảo tính chặt chẽ và đồng bộ với các luật có liên quan.

Chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách khi dự án có thiết kế cơ sở

Nêu quan điểm, đại biểu Trần Hồng Nguyên (Đoàn Bình Thuận) cũng đồng tình với phương án 2. Bà cho rằng, mặc dù ưu điểm của phương án 1 là bảo đảm sự ổn định của chính sách hiện hành, tuy nhiên, quy định này chưa khắc phục được thực tế thời gian qua, nhiều trường hợp khách hàng sau khi mua nhà ở mà không có ý định chuyển nhượng tài sản và chỉ sử dụng để ở nên chưa có nhu cầu nhận giấy chứng nhận ngay.

Mặc dù chủ đầu tư đã thực hiện đúng cam kết và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận dẫn đến họ sẽ có thể trì hoãn hoàn thành nghĩa vụ 5% trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của doanh nghiệp, của chủ đầu tư.

Đồng thời, quy định như phương án 2 sẽ bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu tại dự thảo luật này với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng như quy định về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của Luật Đất đai (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương. Ảnh: Văn phòng Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn Hải Dương. Ảnh: Văn phòng Quốc hội

Đối với Điều 23 của luật này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho rằng, cần quy định theo phương án cho phép chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách khi dự án có thiết kế cơ sở và được cơ quan nhà nước thẩm định, chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Đại biểu cho rằng quy định như vậy sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chủ đầu tư phát triển hơn, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đang gặp nhiều khó khăn.

Cường Ngô - Giang Linh
TIN LIÊN QUAN

Cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý theo hướng cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản.

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, Luật Kinh doanh bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc ngày 31.10, Quốc hội tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội.

Bất động sản trầm lắng, thu ngân sách tỉnh Nghệ An gặp khó

QUANG ĐẠI |

Thị trường bất động sản trầm lắng, kinh tế gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguồn thu ngân sách của tỉnh Nghệ An năm 2023 sụt giảm so với cùng kỳ.

Từ tin báo của bạn đọc, phóng viên Báo Lao Động phối hợp truy ra nghi phạm vụ trộm xe máy

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Từ đoạn clip camera ghi lại cảnh trộm xe máy do chủ xe cung cấp để đăng Báo Lao Động, phóng viên nhận được tin báo của người dân về địa chỉ, lai lịch tên trộm và giúp chủ xe tìm lại được xe máy, đồng thời báo cho công an đưa đối tượng lên làm việc.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính viếng nguyên Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trân trọng những tâm huyết, tình cảm và đóng góp tích cực của nguyên Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường với quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Tin 20h: Lý do nên loại tiếng Anh khỏi môn bắt buộc thi tốt nghiệp THPT

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Mở lại lối rẽ trên Vành đai 2,5 sau khi bị ngăn cách bởi hàng rào bê tông; Nhiều tỉnh, thành ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của kế toán trường học; Loại tiếng Anh ra khỏi môn bắt buộc kỳ thi tốt nghiệp THPT, chuyên gia nói gì?...

Nghịch lý doanh nghiệp muốn vay không đủ điều kiện, được vay lại không vay

Cường Ngô - Phạm Đông |

Nói về một số chính sách kinh tế chưa đạt được kết quả như mong muốn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng lý giải nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện vay lại không vay vì không có đơn hàng, tình hình sản xuất khó khăn; một số doanh nghiệp muốn vay nhưng lại không đủ điều kiện.

Vạch trần thế giới ngầm game NFT: Thiếu khung pháp lý, trách nhiệm của ai?

NHÓM PV |

Liên quan tuyến bài vạch trần thế giới ngầm game NFT, theo một số chuyên gia, việc 6 năm chưa thể ban hành khung pháp lý cho tiền ảo, tài sản ảo, có trách nhiệm của Bộ Tài chính và các đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng khung pháp lý cho tiền ảo trong đề án đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý theo hướng cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản.

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, Luật Kinh doanh bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Trong phiên làm việc ngày 31.10, Quốc hội tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội.

Bất động sản trầm lắng, thu ngân sách tỉnh Nghệ An gặp khó

QUANG ĐẠI |

Thị trường bất động sản trầm lắng, kinh tế gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguồn thu ngân sách của tỉnh Nghệ An năm 2023 sụt giảm so với cùng kỳ.