5 nhóm vấn đề lớn cần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động báo chí

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa có công văn gửi Bộ Tài chính xem xét tháo gỡ khó khăn cho báo chí ở 5 nhóm vấn đề như cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế đặt hàng, định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để tháo gỡ khó khăn cho cơ quan báo chí.

Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Hội Nhà Báo Việt Nam ngày 13.6.2023, trong đó Thủ tướng đã chỉ đạo việc đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ quan báo chí, Bộ TTTT đã tổ chức lấy ý kiến các cơ quan báo chí.

Trên cơ sở ý kiến phản ánh, kiến nghị của các cơ quan báo chí và thực tiễn quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, Bộ TTTT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết một số khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan báo chí.

Cụ thể, Bộ TTTT đề nghị Bộ Tài chính xem xét 5 nhóm vấn đề.

Nhóm vấn đề thứ nhất là đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 60 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Thứ 2 là nhóm ý kiến về cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Thứ 3 là nhóm ý kiến liên quan đến pháp luật về giá. Thứ 4 là nhóm ý kiến về chính sách thuế. Thứ 5 là các ý kiến về bố trí kinh phí hoạt động, mua sắm phương tiện tác nghiệp cho các cơ quan báo chí và hướng dẫn chế độ chi cho các cơ quan báo chí.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tham quan các gian trưng bày Báo Lao Động tại Hội báo toàn quốc 2022. Ảnh: Hải Nguyễn
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tham quan các gian trưng bày Báo Lao Động tại một hội báo. Ảnh: Hải Nguyễn

Với nhóm ý kiến thứ nhất, Bộ TTTT đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Theo Bộ TTTT, Nghị định 60 có các quy định chưa thống nhất hoặc chưa cụ thể về thực hiện lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

Bộ TTTT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có quy định thống nhất về lộ trình tính đủ giá sản phẩm, dịch vụ công. Trong đó, đề nghị cho tính chi phí khấu hao tài sản cố định khi đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ lĩnh vực báo chí, truyền thông để hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản chủ động về nguồn tái đầu tư tài sản, phương tiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Về nhóm ý kiến thứ 2, Bộ TTTT đề nghị Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi định tính chi phí tiền lương trong giá đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 60 và Nghị định 32, giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong đó, chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công tính theo mức lương cơ sở, hệ số tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp… do các bộ, cơ quan trung ương, UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền.

Trên thực tế, các đơn vị sự nghiệp công lập có mức độ tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên (Nhóm 1), đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên (Nhóm 2) nếu tính chi phí tiền lương trong giá dịch vụ theo quy định trên không phù hợp với thực tế của đơn vị.

Bộ TTTT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 60 cho phép việc xác định chi phí tiền lương trong giá đặt hàng đối với các đơn vị Nhóm 1 và Nhóm 2.

Cụ thể, đối với các đơn vị đã được cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng đơn giá tiền lương theo thực tế 3 năm liền kề của đơn vị khi lập phương án giá dịch vụ.

Đối với các đơn vị chưa được cấp có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá dịch vụ được tính theo chi phí tiền lương bình quân theo thực tế 3 năm liền kề.

Theo Bộ TTTT, việc sửa đổi trên cũng đảm bảo sự thống nhất về tính chi phí tiền lương trong đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công giữa đơn vị đã có định mức kinh tế - kỹ thuật với đơn vị chưa có định mức - kỹ thuật theo quy định tại khoản 2 điều 5 của Nghị định 60 phù hợp với việc thực hiện cơ chế tiền lương như doanh nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập Nhóm 1, Nhóm 2.

Ngoài ra, Bộ TTTT còn đề nghị Bộ Tài chính bổ sung quy định trách nhiệm nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan chủ quản đặt hàng; đề nghị xem xét hướng dẫn về điều kiện đặt hàng; sửa đổi, bổ sung trình tự thủ tục đặt hàng dịch vụ công và về phương thức quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành.

nhóm ý kiến thứ ba - nhóm ý kiến liên quan đến pháp luật về giá, Bộ TTTT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị định quy định chi tiết thi hành luật giá, trong đó không quy định bộ quản lý ngành, lĩnh vực trách nhiệm thẩm định phương án giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Trung ương lĩnh vực TTTT.

Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, có cơ chế quản lý giá phù hợp để các cơ quan báo chí thuận lợi trong việc nhận đặt hàng thông tin, tuyên truyền từ các cơ quan, đơn vị khác không phải là cơ quan chủ quản.

Nhóm ý kiến thứ tư về chính sách thuế, theo Bộ TTTT, hiện nay, các cơ quan báo chí in đã được nhà nước ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất là 10%. Tuy nhiên, nhiều cơ quan báo chí đang có hai loại hình báo chí trở lên (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử). Trong khi đó, hoạt động báo chí đều phục vụ nhiệm vụ chính trị, cung cấp thông tin thiết yếu.

Vì vậy, Bộ TTTT đề xuất nhà nước thống nhất áp dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho tất cả loại hình báo chí, tạo điều kiện hỗ trợ cho báo chí và thuận lợi cho công tác hạch toán, quản lý thuế.

nhóm ý kiến thứ năm, Bộ TTTT còn đề nghị Bộ Tài chính quan tâm bố trí kinh phí cho các cơ quan chủ quản báo chí để giao nhiệm vụ, đặt hàng cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, truyền thông chính sách, cung cấp thông tin thiết yếu; bố trí kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan báo chí theo quy định hiện hành.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Báo chí đồng hành cùng giám sát kiểm toán

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, điều chỉnh lại một số kiểm toán chuyên đề; đừng có nhiều quá, tham lam quá, nên tập trung vào vấn đề hiện nay đang rất thời sự, thiết thực, sát thực tiễn hơn. Đồng thời, báo chí cùng đồng hành, giám sát kiểm toán.

Nâng cao nguồn nhân lực báo chí, xuất bản trong đó yếu tố cốt lõi là đào tạo

VƯƠNG TRẦN |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, để báo chí, xuất bản làm tốt vai trò của mình, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó yếu tố cốt lõi là chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải thực sự được quan tâm đúng mức, đúng với yêu cầu mà thực tiễn đòi hỏi.

Xây dựng nền báo chí ngày càng chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại

THEO TTXVN |

Nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã trả lời phỏng vấn của TTXVN, đánh giá cao vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời ghi nhận, biểu dương hệ thống báo chí cả nước trong nửa đầu nhiệm kỳ Khóa XIII của Đảng đã nỗ lực vượt bậc để vượt qua thách thức “kép” từ chính nội tại cũng như khó khăn chung của nền kinh tế, linh hoạt thích ứng, đổi mới sáng tạo và tiếp tục hoàn thành tốt sứ mệnh của mình.

Hai nàng dâu đặc biệt nhà tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn

AN NGUYÊN |

Tăng Thanh Hà và Linh Rin đều thành công với hoạt động nghệ thuật, trước khi làm dâu gia đình tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn và chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh.

Học sinh đếm từng phút chờ Bộ GDĐT chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2025

Trang Hà |

Chiều nay, ngày 29.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Hiện nhiều học sinh đang nóng lòng chờ đợi thông tin.

Cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức cùng vợ hầu tòa tội tham ô và rửa tiền

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 29.11, bị cáo Nguyễn Minh Quân (Cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức) cùng vợ và đồng phạm được đưa đến TAND TPHCM để xét xử về tội "tham ô tài sản", "rửa tiền". Phiên tòa diễn ra trong 3 ngày từ ngày 29.11 - 1.12.

Chính thức áp thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1.1.2024

PHẠM ĐÔNG - TRẦN VƯƠNG |

Sáng 29.11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, với 462 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỉ lệ 93,52%).

Mỗi chữ tôi viết đều là máu và nước mắt từ nỗi đau mất con, từ sóng gió cuộc đời

Hào Hoa (thực hiện) |

Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với tác giả Nguyễn Trí - người đoạt giải Nhất thể loại tiểu thuyết trong cuộc thi sáng tác văn học về công nhân công đoàn giai đoạn 2021-2023 với tác phẩm “Hoa xương rồng”.

Báo chí đồng hành cùng giám sát kiểm toán

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, điều chỉnh lại một số kiểm toán chuyên đề; đừng có nhiều quá, tham lam quá, nên tập trung vào vấn đề hiện nay đang rất thời sự, thiết thực, sát thực tiễn hơn. Đồng thời, báo chí cùng đồng hành, giám sát kiểm toán.

Nâng cao nguồn nhân lực báo chí, xuất bản trong đó yếu tố cốt lõi là đào tạo

VƯƠNG TRẦN |

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, để báo chí, xuất bản làm tốt vai trò của mình, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó yếu tố cốt lõi là chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải thực sự được quan tâm đúng mức, đúng với yêu cầu mà thực tiễn đòi hỏi.

Xây dựng nền báo chí ngày càng chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại

THEO TTXVN |

Nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã trả lời phỏng vấn của TTXVN, đánh giá cao vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời ghi nhận, biểu dương hệ thống báo chí cả nước trong nửa đầu nhiệm kỳ Khóa XIII của Đảng đã nỗ lực vượt bậc để vượt qua thách thức “kép” từ chính nội tại cũng như khó khăn chung của nền kinh tế, linh hoạt thích ứng, đổi mới sáng tạo và tiếp tục hoàn thành tốt sứ mệnh của mình.