119 Hợp tác xã tại Quảng Nam lay lắt chờ giải thể

Hoàng Bin |

Hoạt động không hiệu quả, thiếu nhân lực, trình độ, máy móc lạc hậu… là những nguyên nhân khiến 119 Hợp tác xã tại Quảng Nam phải ngừng hoạt động, chờ giải thể. Thế nhưng, ngay cả việc giải thể HTX cũng không đơn giản.

Tồn tại trên giấy

Tỉnh Quảng Nam hiện có 552 HTX và 1 Liên hiệp HTX, trong đó số HTX hoạt động kém hiệu quả chiếm khoảng 43%. Cuối năm 2022, Quảng Nam khảo sát tại 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn thì có đến 119 HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể.

Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam, khoảng 1/3 trong số này chỉ mới thành lập từ năm 2020 - 2021. Thành lập nhưng không thể hoạt động, chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và hàng loạt nguyên nhân nội tại khiến những HTX này chỉ còn tồn tại trên giấy, do chưa thể làm thủ tục giải thể.

Ngoài ra, hiện nay vẫn có một số địa phương thành lập HTX nhằm hoàn thành tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn để đạt chuẩn xã nông thôn mới, chủ yếu ở khu vực miền núi. Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì các HTX hoạt động cầm chừng, không có đầu ra, không đảm bảo hiệu quả thực chất.

Cá biệt, có nhiều HTX thành lập xong, gắn biển được thời gian ngắn rồi hoàn toàn mất liên lạc, như HTX Dịch vụ nông nghiệp Điện Nam 1, Điện Nam 3, Điện Nam 4, HTX Dịch vụ nông nghiệp 2 Điện Nam Trung (thị xã Điện Bàn)… khiến địa phương gặp khó khăn trong công tác quản lý cũng như hướng dẫn các thủ tục tiến hành giải thể HTX.

Ông Nguyễn Thành Đức - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Ninh - cho hay, trên địa bàn có 38 HTX nông nghiệp thì có 4 HTX đang ngừng hoạt động, thuộc dạng giải thể; số còn lại, có đến một nửa hoạt động yếu kém, cầm chừng. Các dự án, phương án phát triển sản xuất của nhiều HTX thiếu tính chủ động, không có vốn và chậm đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất. Số lượng HTX liên doanh, liên kết trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản giữa HTX và hộ nông dân cùng các doanh nghiệp còn rất ít, thiếu tính bền vững” - ông Đức đánh giá.

Không dễ giải thể

Dù hoạt động không hiệu quả, thậm chí một số HTX chỉ tồn tại trên danh nghĩa nhưng để giải thể HTX không hề đơn giản.

"Ở Điện Bàn có khoảng 7 HTX đã xóa sổ từ lâu trên thực tế nhưng câu chuyện giải thể vấp phải rất nhiều rào cản" - ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng Kinh tế Điện Bàn - cho hay.
Theo quy định của Luật HTX năm 2012, HTX muốn giải thể phải thành lập được hội đồng giải thể gồm đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành và thành viên HTX.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định giải thể, hội đồng giải thể phải có trách nhiệm thực hiện các công việc như thông báo về việc giải thể tới cơ quan quản lý nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho HTX; đăng báo địa phương nơi HTX hoạt động trong 3 số báo liên tiếp về việc giải thể; thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với HTX về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng, xử lý tài sản và vốn chung của HTX...

Ngoài ra, khi HTX làm thủ tục giải thể, cơ quan thuế kiểm tra, yêu cầu hoàn thành nhiều nghĩa vụ thuế.

Theo thống kê của Liên minh HTX Quảng Nam, có đến 14 HTX mất hoặc thất lạc con dấu, giấy chứng nhận sử dụng con dấu, giấy đăng ký HTX, thất lạc sổ kế toán; vướng mắc tài chính, tài sản giữa HTX và thành viên. Số khác gặp vướng về xử lý tài sản không chia, tài sản hình thành từ nhiều nguồn khi HTX giải thể, phá sản; bàn giao tài sản không chia sau khi giải thể.

Lãnh đạo Liên minh HTX Quảng Nam cho hay, chỉ có khoảng 30% trong số 119 HTX yếu kém chờ giải thể có khả năng củng cố. Đây là số HTX mới thành lập, bị đình đốn do đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng kéo dài và có khả năng phục hồi.

Thực hiện Nghị quyết số 106 ngày 18.7.2023 của Chính phủ về phát triển HTX nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Nam phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 50% HTX nông nghiệp hoạt động đạt loại tốt, khá; xây dựng ít nhất 5 mô hình HTX điển hình hoạt động hiệu quả với doanh thu bình quân mỗi năm của một đơn vị đạt từ 5 tỉ đồng trở lên. Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp tăng ít nhất 10%/năm; doanh thu tăng ít nhất 5%/năm; khoảng 30% HTX có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hơn 30% chủ thể là HTX có sản phẩm đăng ký chương trình OCOP.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Nông dân tăng thu nhập nhờ tham gia mô hình Hợp tác xã

Anh Huy |

Một trong những điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo bền vững tại Lai Châu đó là sự phát triển của kinh tế tập thể, Hợp tác xã (HTX) đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Nông dân Sóc Trăng ăn nên làm ra nhờ tham gia hợp tác xã

PHƯƠNG ANH |

Thông qua các mô hình Hợp tác xã (HTX), hàng nghìn hộ dân ở Sóc Trăng không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu nhờ liên kết phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm đặc thù của địa phương.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có tân nữ Chủ tịch sinh năm 1970

PHẠM ĐÔNG |

Bà Cao Xuân Thu Vân, sinh năm 1970, quê ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, là tiến sĩ quản lý giáo dục vừa được bầu làm Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Tin đồn về huấn luyện viên Park Hang-seo

DIỆU LINH |

Huấn luyện viên Park Hang-seo đang được đồn đoán sẽ đến làm việc tại một đội bóng tại V.League.

Giáo viên mầm non ủng hộ giảm tuổi nghỉ hưu sớm 5 năm so với hiện hành

trà my |

Giáo viên mầm non vui mừng trước đề xuất bổ sung giáo viên mầm non vào nhóm lao động nặng nhọc, độc hại, từ đó hưởng chính sách nghỉ hưu sớm 5 năm so với quy định hiện hành.

Thanh Hóa vẫn loay hoay tìm hướng cho trung tâm hội nghị trăm tỉ hồi sinh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến Trung tâm hội nghị Hàm Rồng (ở phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, đến nay, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang “loay hoay” tìm các phương án để đưa trung tâm này “hồi sinh” trở lại.

Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả mưa lũ nhưng triển khai ì ạch, bị cắt vốn

HƯNG THƠ |

Công trình thủy lợi phục vụ tưới cho hàng nghìn ha lúa ở Quảng Trị bị hư hỏng nặng do mưa lũ, được Chính phủ hỗ trợ kinh phí khắc phục khẩn cấp. Tuy nhiên, với nhiều lý do, công trình ì ạch triển khai, chậm giải ngân nên bị cắt vốn, bị nợ động và ảnh hưởng đến công năng của công trình.

Nhờ đối thoại, 5 phúc lợi cho lao động nữ cao hơn so với luật định

HÀ ANH CHIẾN |

Tại tỉnh Đồng Nai, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Shingmark Vina (tại Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom) với hơn 3.300 lao động - đã đối thoại trực tiếp với Ban Giám đốc của công ty giúp tăng thêm phúc lợi cho lao động nữ.

Nông dân tăng thu nhập nhờ tham gia mô hình Hợp tác xã

Anh Huy |

Một trong những điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo bền vững tại Lai Châu đó là sự phát triển của kinh tế tập thể, Hợp tác xã (HTX) đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Nông dân Sóc Trăng ăn nên làm ra nhờ tham gia hợp tác xã

PHƯƠNG ANH |

Thông qua các mô hình Hợp tác xã (HTX), hàng nghìn hộ dân ở Sóc Trăng không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu nhờ liên kết phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm đặc thù của địa phương.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có tân nữ Chủ tịch sinh năm 1970

PHẠM ĐÔNG |

Bà Cao Xuân Thu Vân, sinh năm 1970, quê ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, là tiến sĩ quản lý giáo dục vừa được bầu làm Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.