Nông dân Sóc Trăng ăn nên làm ra nhờ tham gia hợp tác xã

PHƯƠNG ANH |

Thông qua các mô hình Hợp tác xã (HTX), hàng nghìn hộ dân ở Sóc Trăng không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu nhờ liên kết phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm đặc thù của địa phương.

Cái gì khó cứ để HTX lo

Là một thành viên của HTX Nông nghiệp Kiết Lập B, xã Lâm Tân (Thạnh Trị, Sóc Trăng) ông Lý Hồng Hà cho biết khi tham gia vào HTX, ông được hỗ trợ 1 con bò lai Sind trị giá 7 triệu đồng và được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Đến nay đàn bò nhân lên được 4 con. Trong khi đó, mỗi năm bò sinh sản, gia đình sẽ bán bò con với giá 10-12 triệu đồng/con.

“Khi bò sinh sản nếu là bò cái thì nuôi lớn để nhân đàn, còn bò đực thì nuôi 6 tháng sẽ bán, hoặc bán bò mẹ... Tính ra mỗi năm thu nhập từ tiền bán bò khoảng 40-50 triệu đồng. Cũng nhờ tham gia HTX mà gia đình có điều kiện vượt qua nghèo khó, ổn định được cuộc sống”, ông Hà nói.

Đó chỉ là 1 trong số 33 xã viên của HTX Nông nghiệp Kiết Lập B có cuộc sống ổn định từ khi tham gia vào HTX. Ông Sơn Thanh Phong - Giám đốc HTX Nông nghiệp Kiết lập B cho biết: Được thành lập vào năm 2015, với 33 thành viên đều chăn nuôi bò thịt. Khi tham gia vào HTX, tất cả các xã viên sẽ được hướng dẫn quy trình chăn nuôi, hỗ trợ vốn, tìm đầu ra… từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong khâu sản xuất, tiêu thụ, từng bước tạo liên kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp.

Sau một thời gian phát triển, HTX Nông nghiệp Kiết Lập B trở thành “cánh chim đầu đàn” trong liên kết sản xuất của huyện Thạnh Trị. Đặc biệt, đời sống của nhiều hộ dân nơi đây đã vượt qua nghèo khó, vươn lên làm giàu nhờ sự phát triển của HTX.

“Sau 8 năm thành lập, 33 thành viên của HTX đều có điều kiện xây được nhà mới, trong đó 15 hộ thoát nghèo. Hộ có ít nhất là 3 con bò sinh sản, hộ có điều kiện lên đến 20 con, nhiều hộ nâng lên mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, mức thu nhập bình quân đầu người trong HTX trên 100 triệu đồng/năm, các thành viên không còn nuôi để giảm nghèo mà nuôi bò để làm giàu”, ông Phong nói thêm.

Nông dân Sóc Trăng không còn đơn độc trên cánh đồng bởi đã có HTX làm “bà đỡ“. Ảnh: Phương Anh
Nông dân Sóc Trăng không còn đơn độc trên cánh đồng bởi đã có HTX làm “bà đỡ“. Ảnh: Phương Anh

Còn tại vùng chuyên canh cây ăn trái lớn nhất tỉnh Sóc Trăng, nhà vườn trồng vú sữa tím trên địa bàn huyện Kế Sách không còn phải lo đầu ra cho nông sản, bà con khẳng định “cái gì khó cứ để HTX lo”.

Điển hình như tại HTX Nông nghiệp Lộc Mãi, xã Trinh Phú (Kế Sách, Sóc Trăng), 33 thành viên của HTX chỉ chuyên tâm canh tác vú sữa cho đạt chuẩn xuất khẩu, còn khâu tiêu thụ, giá cả thì đã được bao tiêu. Thông qua liên kết tiêu thụ, giá trị trái vú sữa được nâng lên đáng kể, giá bán cao hơn từ 10.000 - 15.000 đồng/kg so với bên ngoài. Đặc biệt trong 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng loạt các loại nông sản rớt giá thê thảm thì vú sữa tím của HTX vẫn có chỗ đứng trên thị trường.

Ông Sử Quốc Lộc - Giám đốc HTX Nông nghiệp Lộc Mãi cho biết: “Mỗi năm, HTX liên kết với doanh nghiệp cung ứng ra thị trường khoảng 1.000 tấn trái, trong đó xuất khẩu sang Mỹ 90 - 95 tấn, số còn lại được tiêu thụ ở phân khúc thị trường cao cấp trong nước. Nhờ đầu ra ổn định, nhiều thành viên đã khá giả từ loại cây trồng này. Bình quân mỗi ha trồng vú sữa tím có lãi từ 150 - 180 triệu đồng/năm”.

“Bà đỡ” của nông dân

Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 226 HTX với 31.942 thành viên. Các HTX phát triển ổn định, từng bước khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong việc tổ chức sản xuất ở nông thôn theo hướng làm ăn “muốn đi xa thì đi cùng nhau”.

Các HTX đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho thành viên; đã liên kết tiêu thụ với 8 công ty, doanh nghiệp xuất khẩu được 6.000 tấn trái cây sang thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc và các siêu thị trong nước.

Ngoài ra, các HTX còn tích cực đưa tiến bộ kỹ thuật, khoa học - công nghệ vào sản xuất, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập cho các thành viên.

Ông Phạm Chí Nguyện - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Sóc Trăng - cho biết: “Thời gian qua các HTX thể hiện tốt vai trò "bà đỡ" thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, bảo đảm khâu đầu vào lẫn đầu ra giúp nông dân giảm thiểu rủi ro, các hộ dân có sự liên kết, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân”.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Rực rỡ sắc màu Lễ Kathina

PHƯƠNG ANH |

Lễ Kathina (còn gọi là lễ dâng y cà sa hay dâng bông) của đồng bào Khmer được tổ chức sau 3 tháng an cư kiết hạ (3 tháng các sư chuyên lo tu học). Lễ hội bắt đầu từ ngày 15.9 - 15.10 âm lịch hằng năm, nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa; phum sóc, gia đình bình an và Phật tử thành kính dâng lên áo cà sa, các vật dụng đến chư tăng. Những ngày này, ở các chùa Khmer Sóc Trăng cũng nhộn nhịp sắc màu của lễ hội Kathina.

Nhộn nhịp mùa cấy loại lúa sắp thu hoạch là đến Tết ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Bà con nông dân trồng lúa Tài Nguyên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang vào mùa cấy giặm. Mùa cấy ở đây vẫn còn giữ những nét đặc trưng của quá trình sản xuất lúa nước truyền thống.

Lão nông ở Sóc Trăng thu tiền tỉ mỗi năm nhờ trồng chanh dây ngọt

PHƯƠNG ANH |

Với việc ghép thành công thân chanh dây Colombia với gốc nhãn lồng (lạc tiên), lão nông Nguyễn Hữu Công ở xã Song Phụng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) cho ra đời giống chanh dây ngọt độc, lạ. Loại cây trồng này cũng đã mang về cho ông cả tỉ đồng mỗi năm.

Bất cập chính sách, giải pháp nào níu chân cán bộ y tế học đường?

LỤC TÙNG - PHONG LINH |

Bất cập trong chính sách đã khiến nhiều cán bộ y tế học đường từ bỏ vị trí công tác, điều này ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhà trường...

Rashford nhận thẻ đỏ, Man United thua ngược trong trận cầu có 7 bàn thắng

Thanh Vũ |

Thất bại 3-4 trước Copenhagen khiến Man United rơi xuống vị trí cuối cùng của bảng A UEFA Champions League 2023-2024.

Khu chợ vốn nhộn nhịp nhất Cần Thơ vắng tanh, có người cả tuần không bán được gì

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Từng là khu chợ truyền thống sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất ở TP Cần Thơ, nay Trung tâm thương mại Cái Khế (quận Ninh Kiều) lại rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ. Tiểu thương sáng dọn hàng ra rồi ngồi bấm điện thoại đợi đến chiều lại dọn về.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý dự án quây núi vịnh Hạ Long làm "hòn non bộ"

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao các bộ liên quan và UBND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra phản ánh dự án khu đô thị quây núi đá vịnh Hạ Long làm "hòn non bộ", xử lý theo thẩm quyền và đúng quy định.

Tin 20h: Những lưu ý về xử lý kỷ luật khi công chức sinh con thứ 3

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Tận thấy sự hoang tàn của bệnh viện xây dựng 6 năm chưa xong ở Cần Thơ; Thu nhập thấp, danh phận bấp bênh, cán bộ y tế học đường chán nản vì mặc cảm; Những lưu ý về xử lý kỷ luật khi công chức sinh con thứ 3...

Rực rỡ sắc màu Lễ Kathina

PHƯƠNG ANH |

Lễ Kathina (còn gọi là lễ dâng y cà sa hay dâng bông) của đồng bào Khmer được tổ chức sau 3 tháng an cư kiết hạ (3 tháng các sư chuyên lo tu học). Lễ hội bắt đầu từ ngày 15.9 - 15.10 âm lịch hằng năm, nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa; phum sóc, gia đình bình an và Phật tử thành kính dâng lên áo cà sa, các vật dụng đến chư tăng. Những ngày này, ở các chùa Khmer Sóc Trăng cũng nhộn nhịp sắc màu của lễ hội Kathina.

Nhộn nhịp mùa cấy loại lúa sắp thu hoạch là đến Tết ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Bà con nông dân trồng lúa Tài Nguyên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang vào mùa cấy giặm. Mùa cấy ở đây vẫn còn giữ những nét đặc trưng của quá trình sản xuất lúa nước truyền thống.

Lão nông ở Sóc Trăng thu tiền tỉ mỗi năm nhờ trồng chanh dây ngọt

PHƯƠNG ANH |

Với việc ghép thành công thân chanh dây Colombia với gốc nhãn lồng (lạc tiên), lão nông Nguyễn Hữu Công ở xã Song Phụng (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) cho ra đời giống chanh dây ngọt độc, lạ. Loại cây trồng này cũng đã mang về cho ông cả tỉ đồng mỗi năm.