"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Nguồn cơn sốt đất ảo, phá vỡ quy hoạch

Nhóm PV |

Như đã phản ánh trong các bài báo trước, về thực trạng đua nhau thâu tóm đất nông nghiệp rồi tách thửa, phân lô và vẽ dự án gây sốt đất ảo. Đã đến lúc cần phải gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng này, để nông dân có tư liệu sản xuất, tránh được vấn nạn đầu cơ, sốt đất và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất.

Thẩm định chặt hồ sơ tách thửa đất

Video phóng sự điều tra: Cơn lốc” thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Kiều Công Minh - Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường (TNMT) Tây Ninh cho biết: Trước thực trạng tách thửa, phân lô trên địa bàn tỉnh tăng so với cùng kỳ các năm trước, Sở TNMT đã tăng cường quản lý Nhà nước về tách thửa phân lô, chuyển mục đích sử dụng đất, trên tinh thần đơn vị nào làm sai đến đâu thì xử lý đến đó.

Sở TNMT phối hợp cùng các huyện, thị xã, thành phố Tây Ninh tổ chức đoàn đi kiểm tra một số nơi, phát hiện nhiều người dân tự ý đổ đất, làm đường, tự ý cắm cọc phân lô đất nông nghiệp... Những trường hợp như vậy, Ủy ban cấp huyện chỉ đạo xử lý ngay, gom lại hết không cho tự ý làm đường trái phép và nhổ cọc phân lô, tách thửa hết.

Sở TNMT giao cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tăng cường quản lý các hồ sơ tách nhiều thửa không bình thường, nếu thấy có dấu hiệu phân lô, bán nền hoặc đầu cơ trục lợi thì dừng lại để trao đổi với huyện.

Đầu nậu này đứng ra thâu tóm nhiều khu đất nông nghiệp rồi phân lô, tách thửa.
Một khu đất nông nghiệp bị "đầu nậu" thâu tóm rồi cắm cọc, phân lô.

"Hiện nay, tôi đang chỉ đạo cho anh em, nếu thấy dấu hiệu không bình thường trong việc xin tách thửa thì báo cáo Giám đốc để có chỉ đạo xử lý. Tôi cũng nhắc nhở anh em tăng cường bản lĩnh chính trị, thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ được giao trong quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin tách thửa đất của người dân" - ông Minh nói.

Về thông tin phản ánh "đầu nậu" khoe có mối quan hệ với cán bộ Sở TNMT nên dễ dàng tách thửa và lên đời đất thổ cư, ông Minh cho biết, sẽ ra soát lại thông tin này. Nếu phát hiện có việc cán bộ bắt tay với "cò" đất trong việc cấp sổ hồng trái quy định thì sẽ xử lý nghiêm.

Quy định phân lô, tách thửa còn nhiều kẽ hở 

 
Công trình  nhà ở riêng lẻ được xây dựng trên khu đất được chuyển sang thổ cư, nhưng biến tướng thành dự án nhà ở thương mại.

Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), thời gian qua, nhiều địa phương xuất hiện tình trạng đầu nậu, "cò" đất và doanh nghiệp bất lương nhiều lần gây ra các cơn sốt ảo giá đất. Đi liền với đó là tình trạng phân lô, bán nền tràn lan tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản và làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Một trong các nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc bất cập của một số quy định dưới luật, cho phép tách thửa đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

Theo đó, quy định tách thửa đất ở của Luật Đất đai 2013 chỉ cho phép “UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị” và không cho phép tách thửa đối với từng loại đất hoặc các loại đất nông nghiệp hoặc đất khác không phải là đất ở. Thế nhưng, các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2013 lại cho phép UBND cấp tỉnh được quyền cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. Diện tích tách thửa đối với đất nông nghiệp sau khi được tách ra không nhỏ hơn 500m2.

 
Một cánh đồng quê được phân lô, tách thửa, cắm cọc.

Nếu các địa phương cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp mà vẫn giữ được mục đích sử dụng đất là đất nông nghiệp thì không phá vỡ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực nông thôn.

Nhưng do công tác quản lý nhà nước chưa thật chặt chẽ, chưa thật hiệu quả (nhất là ở cấp cơ sở) nên dẫn đến tình trạng bị lợi dụng để kinh doanh bất động sản trái phép, hô biến các lô đất nông nghiệp có diện tích 500 m2 hoặc 1.000 m2 vừa vặn với diện tích của 1 lô biệt thự, nhà vườn, dẫn đến tình trạng bị "đầu nậu", "cò" đất, doanh nghiệp bất lương lợi dụng phân lô, bán nền tràn lan, gây ra các cơn sốt ảo giá đất, làm phá vỡ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.

Những giải pháp để chấn chỉnh sốt đất

 
Người nông dân này (đội mũ bảo hiểm, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) đến Phòng công chứng làm thủ tục tách khu đất trồng thanh long ra làm 2 để bán cho đầu nậu.

Tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam vào ngày 29.5.2022, ông Trần Quý Kiên - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra các nhóm giải pháp để chấn chỉnh tình trạng đất nông nghiệp tăng giá, tách thửa tràn lan hiện nay, cụ thể như sau:

Tăng cường chặt chẽ dự án bất động sản, đủ điều kiện, đúng pháp luật, kiểm tra chấn chỉnh hoạt động môi giới bất động sản; Công bố thông tin quy hoạch nói chung để người dân tiếp cận, để tránh đẩy giá đất; Tổ chức quản lý tốt quỹ đất; Thực hiện nghiêm chuyển quyền thực hiện sử dụng đất để đảm bảo cung cầu thì cần điều tiết quỹ đất ra thị trường;

Có kế hoạch chủ động, điều tiết quỹ đất ra thị trường thông qua quỹ đất sạch, để đấu giá quyền sử dụng đất; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư, pháp luật về kinh doanh bất động sản, thông tin kịp thời về quy hoạch của địa phương để người dân hiểu biết thực hiện…

 
Nhiều khu đô thị được xây dựng từ nguồn gốc đất caosu nhưng rất ít người đến ở, gây lãng phí.

Cũng tại Hội nghị này, ông Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, hiện nay có nhiều thủ đoạn để mua bán đất thuộc diện quy hoạch, trong đó phổ biến là thu gom đất nông nghiệp rồi tự ý xây dựng hạ tầng và rao bán.

Theo ông Hùng, đất không thuộc diện quy hoạch, thu gom đất nông nghiệp, tự ý thực hiện thủ tục pháp lý, sau đó xây dựng hạ tầng phân lô dưới hình thức buôn bán bởi sàn giao dịch, kinh doanh đa cấp. Hiện Bộ Công an đang tăng cường chỉ đạo các cấp ngành, xử lý tội phạm này, xử lý những giang hồ "cát cứ phân tranh", bảo kê…

Sai phạm chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp lên thổ cư

Ngày 3.6.2022, Thanh tra Thành phố Cần Thơ đã chuyển cơ quan công an hồ sơ sai phạm về chuyển mục đích sử dụng đất.

Theo Thông báo kết luận thanh tra liên quan đất đai ở quận Ninh Kiều giai đoạn 2018-2020, Thanh tra Cần Thơ xác định một số trường hợp có dấu hiệu tội phạm về lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn, liên quan đến nhiều cán bộ địa phương.

Trong đó, một trường hợp công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của một hộ gia đình không phù hợp quy định, vượt hạn mức đất ở, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 117 triệu đồng. Có 8 trường hợp khác đã chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với diện tích rất lớn, trái quy định pháp luật, không phù hợp kế hoạch sử dụng đất.

Thanh tra xác định trách nhiệm chính thuộc về các phó chủ tịch UBND quận là người trực tiếp ký cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Ngoài ra còn có trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận  tại thời điểm xảy ra sai phạm.

Thanh tra Cần Thơ cũng xác định năm 2018, UBND quận Ninh Kiều có tiến hành thanh tra về sử dụng đất trên địa bàn quận, nhưng quá trình xử lý là thiếu cương quyết, không triệt để. Đây là một nguyên nhân dẫn tới việc hình thành 4 khu dân cư tự phát, diện tích hơn 10.000 m2, được phân thành 145 lô nền trái quy định.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất trồng lúa thành khu đô thị

Nhóm PV |

Quá trình tìm hiểu về thực trạng thâu tóm đất nông nghiệp rồi chạy vạy lên đời đất thổ cư như đã được phản ánh trong các tuyến bài trước của Lao Động, chúng tôi nhận thấy có nhiều diện tích đất trồng lúa, đất ven biển đang được biến thành đất thổ cư để triển khai các dự án bất động sản mang tính thương mại.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất caosu thành dự án thương mại

NHÓM PV |

Ngoài thâu tóm đất nông nghiệp và chạy vạy lên đất thổ cư như Lao Động đã được phản ánh trong các bài báo trước, hiện có nhiều diện tích đất trồng cây caosu cũng được chuyển đổi sang đất thổ cư để làm dự án khu đô thị thương mại. Tuy nhiên, do đa phần người mua là để đầu cơ, không có nhu cầu để ở nên nhiều khu đô thị sau nhiều năm vẫn để hoang, gây lãng phí nguồn đất đai.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chiêu trò tách thửa và vẽ dự án

Nhóm phóng viên |

Sau khi thâu tóm số lượng lớn đất nông nghiệp (được chúng tôi phản ánh trong bài báo trước), nhiều doanh nghiệp và “đầu nậu” đã sử dụng chiêu trò, nhằm hợp thức hóa cho việc phân lô, tách thửa, lên đời đất thổ cư  gây nên tình trạng sốt đất ảo.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư

Nhóm phóng viên |

Tại nhiều tỉnh, thành đang diễn ra thực trạng đua nhau thu mua đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư. Thực trạng thu thâu tóm đất nông nghiệp để phân lô, tách thửa, bán nền,… đang diễn ra rầm rộ giống như một "cơn lốc" càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn xa xôi.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất trồng lúa thành khu đô thị

Nhóm PV |

Quá trình tìm hiểu về thực trạng thâu tóm đất nông nghiệp rồi chạy vạy lên đời đất thổ cư như đã được phản ánh trong các tuyến bài trước của Lao Động, chúng tôi nhận thấy có nhiều diện tích đất trồng lúa, đất ven biển đang được biến thành đất thổ cư để triển khai các dự án bất động sản mang tính thương mại.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Biến đất caosu thành dự án thương mại

NHÓM PV |

Ngoài thâu tóm đất nông nghiệp và chạy vạy lên đất thổ cư như Lao Động đã được phản ánh trong các bài báo trước, hiện có nhiều diện tích đất trồng cây caosu cũng được chuyển đổi sang đất thổ cư để làm dự án khu đô thị thương mại. Tuy nhiên, do đa phần người mua là để đầu cơ, không có nhu cầu để ở nên nhiều khu đô thị sau nhiều năm vẫn để hoang, gây lãng phí nguồn đất đai.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chiêu trò tách thửa và vẽ dự án

Nhóm phóng viên |

Sau khi thâu tóm số lượng lớn đất nông nghiệp (được chúng tôi phản ánh trong bài báo trước), nhiều doanh nghiệp và “đầu nậu” đã sử dụng chiêu trò, nhằm hợp thức hóa cho việc phân lô, tách thửa, lên đời đất thổ cư  gây nên tình trạng sốt đất ảo.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư

Nhóm phóng viên |

Tại nhiều tỉnh, thành đang diễn ra thực trạng đua nhau thu mua đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư. Thực trạng thu thâu tóm đất nông nghiệp để phân lô, tách thửa, bán nền,… đang diễn ra rầm rộ giống như một "cơn lốc" càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn xa xôi.