"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp: Chiêu trò tách thửa và vẽ dự án

Nhóm phóng viên |

Sau khi thâu tóm số lượng lớn đất nông nghiệp (được chúng tôi phản ánh trong bài báo trước), nhiều doanh nghiệp và “đầu nậu” đã sử dụng chiêu trò, nhằm hợp thức hóa cho việc phân lô, tách thửa, lên đời đất thổ cư  gây nên tình trạng sốt đất ảo.

Công ty đứng mua, nhưng cá nhân đứng tên!?

Video: Cơn lốc lên đời đất thổ cư: Chiêu trò tách thửa và tự vẽ dự án

Quá trình tìm hiểu về "cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp rồi phân lô, tách thửa và chuyển đổi lên thổ cư như ở bài viết trước trên Báo Lao Động, chúng tôi nhận thấy có một thực trạng phố biến là nhiều doanh nghiệp và “đầu nậu” đã sử dụng nhiều chiêu trò nhằm hợp thức hóa cho việc phân lô và tạo nên cơn sốt đất ảo.

Điển hình như Công ty Phú Thành Land (địa chỉ tại phường 9, quận Phú Nhuận, TPHCM) đã thu mua nhiều khu đất, đứng tên cá nhân, nhưng sau đó tự vẽ ra "dự án khu dân cư" rồi tổ chức đưa khách đến xem "đất nền dự án" và bán lại cho nhiều người.  

Theo đó, “Dự án khu dân cư Phú Thành Luxury” của công ty này là một khu đất có diện tích rộng hơn 3.500m2 tại ấp Bình Phong, xã Thái Bình, huyện Châu Thành (giáp ranh với Thành phố Tây Ninh). Nguồn gốc của khu đất này trước đây là đất trồng cây lâu năm, sau đó được công ty mua rồi chuyển đổi một phần lên đất thổ cư.

Hiện khu đất này đang nằm trong khu vực rừng cây caosu bao quanh, có một con đường bêtông rộng khoảng 6m, dài 60m được Công ty xây dựng, nhằm cắt đôi khu đất làm 2 mảnh, để tiến hành cắm cọc phân thành nhiều lô (mỗi lô có diện tích 5x20m) với giá bán lên đến hơn 600 triệu đồng/lô.

 
Đường do Công ty Phú Thành xây dựng để xẻ đôi khu đất rồi phân thành nhiều lô, khoác cái tên dự án "Phú Thành Luxury”.

Để được phân thành những lô đất thổ cư trên danh nghĩa là đất ở nông thôn có diện tích từ 90m2 đến 100m2 như trên, Công ty Phú Thành Land đã thực hiện bằng cách cho nhiều thành viên trong công ty đứng tên trên những lô đất được chia tách thửa thành những diện tích nhỏ. Bởi nếu chỉ để 1 người đứng tên (chỉ cá nhân giám đốc chẳng hạn) thì hồ sơ tách nhiều thửa, phân nhiều lô khó được thông qua.

Bằng cách này, thời gian qua, người của Công ty Phú Thành Land từ lãnh đạo công ty đến các thành viên đã đứng ra thu mua nhiều khu đất nông nghiệp, sau đó chuyển đổi lên đất thổ cư. Sau khi lên đời đất thổ cư hoặc chuyển đổi một phần đất ở và một phần đất nông nghiệp, công ty này tiến hành phân thành nhiều lô rồi tổ chức rao bán trên danh nghĩa "Dự án khu dân cư" do công ty làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, khi khách hàng mua thì mọi giao dịch lại diễn ra dưới tư cách cá nhân của từng thành viên trong công ty (những người đứng tên trên sổ đất) và chuyển nhượng theo tư cách cá nhân với cá nhân.

 
Một phần của  khu đất vẫn chưa lên đất thổ cư này sẽ là "giai đoạn 2 của dự án".

“Đất này là của công ty mua lại từ đất trồng cây lâu năm, nhưng đứng tên cá nhân của sếp và các thành viên của công ty. Hiện tại, một nửa khu đất đã được lên thổ cư và được phân thành 12 lô đã có đủ 12 sổ luôn. Sau khi bán hết khu bên đây, công ty sẽ phân lô bán tiếp phần khu đất còn lại, cũng là đất của công ty hết” – ông H - lãnh đạo Công ty Phú Thành Land cho biết.

Chúng tôi "truy hỏi" khu đất phân lô đấy có phải là dự án khu dân cư của công ty hay không, nếu là dự án đề nghị cung cấp hồ sơ pháp lý liên quan và quy hoạch 1/500. Lúc này lãnh đạo Công ty Phú Thành Land thừa nhận, tên khu dân cư "Phú Thành Luxury” là do công ty tự đặt ra, đất không phải là dự án bất động sản theo quy hoạch 1/500. Mặt khác, những người đứng tên trên sổ đất do công ty mua là thành viên của công ty chứ không đứng tên công ty, nên khi giao dịch mua bán thì diễn ra với tư cách cá nhân.

Gom đất nông nghiệp rồi tự vẽ dự án

 
Khu đất nông nghiệp được chuyển đổi phân thành nhiều lô và xây nhà nuôi yến.

Công ty TNHH BĐS Kim Cương (Kim Cương Land) là một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, chuyên thu mua diện tích lớn đất nông nghiệp rồi lên đời đất thổ cư. Sau đó tiến hành phân lô, bán nền và cũng có cùng chiêu thức kinh doanh tự vẽ dự án khu dân cư để rao bán như Công ty Phú Thành Land.

Bà N.T.T.N, được cho là Giám đốc điều hành Công ty TNHH BĐS Kim Cương (phường Tân Thới Nhất, quận 12, TPHCM) đưa chúng tôi đi xem "dự án đất nền" của công ty tại xã Long Khánh, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Tại đây, bà N chào bán 13 lô đất nền dự án khu dân cư với giá từ 590 triệu đồng đến hơn 800 triệu đồng cho mỗi lô.

 
Bà N.T.T. N - người tự xưng Giám đốc kinh doanh Công ty Kim Cương Land  đưa chúng đi xem đất "dự án" của công ty.

Mặc dù trên danh nghĩa là đất dự án của công ty, nhưng người đứng tên trên từng lô đất, theo bà N nói, đều là những người có cổ phần trong công ty. Bà N lý giải sở dĩ có việc đứng tên cá nhân thay vì đứng tên công ty trong sổ đất, là bởi dự án này do công ty tự mua đất nông nghiệp rồi lên thổ cư, sau đó tách thành nhiều lô đứng tên nhiều thành viên trong công ty và bán lại cho người khác theo diện mua bán cá nhân.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND Xã Long Khánh cho biết, trên địa bàn xã không có dự án bất động sản hay dự án khu dân cư nào được đầu tư ở đây. Lãnh đạo xã này cũng khẳng định, không có dự án khu dân cư nào do Công ty TNHH BĐS Kim Cương Land đầu tư hay phát triển như thông tin công ty rao bán.

"Có thể họ lách luật mua bán dưới danh nghĩa cá nhân và đứng tên trên sổ đất với tư cách cá nhân, chứ đứng tên công ty hay dự án dân cư là không có. Trước thực trạng sốt đất, tách thửa đất nông nghiệp hiện nay thì tỉnh và huyện cũng đã có chỉ đạo quản lý chặt vấn đề này. Về phía xã cũng thường xuyên tuyên truyền để người dân được rõ, tránh tình trạng để các đầu nậu lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con nông dân rồi thu gom đất" - Chủ tịch xã Long Khánh nói.

 
Khu đất được Công ty TNHH BĐS Kim Cương Land cắm cọc, phân lô và vẽ thành dự án khu dân cư.

Cùng chiêu trò này, ông D.V.T, Giám đốc Công ty Toàn Đất Việt (quận Bình Thạnh, TPHCM) đã đứng ra thu mua một khu đất nông nghiệp rộng gần 12.000m2 tại thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Sau khi thu gom xong, ông T đem tách thửa thành hơn 40 lô (mỗi lô có diện tích là 250m2, trong đó chỉ có 30m2 đất ở nông thôn, còn lại là đất trồng cây lâu năm) và chào bán với giá hơn 1 tỉ đồng/lô.

Sau khi mua khu đất nông nghiệp này, ông T tự vẽ ra dự án, phân thành nhiều lô, xây dựng một số công trình trái phép, trong đó có sân bóng đá ngay trên khu đất nông nghiệp này. Ông T cho rằng, việc xây sân bóng trên khu đất nông nghiệp là trái phép, nên chính quyền huyện Tân Châu đã ra quyết định xử phạt công trình trái phép, nhưng cho tồn tại mà không buộc tháo dỡ trả lại hiện trạng ban đầu.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, có thực trạng đáng báo động là hiện có nhiều doanh nghiệp bất động sản đang kinh doanh theo kiểu tự vẽ dự án mà không làm quy hoạch 1/500. Sở dĩ nhiều doanh nghiệp không muốn làm quy hoạch dự án 1/500, là bởi làm quy hoạch 1/500 thì doanh nghiệp sẽ mất gần 50% diện tích đất dành cho công viên, công trình công cộng, quỹ nhà ở xã hội,...

Trong khi việc phân lô, tách thửa đứng tên cá nhân bán thì được "ăn trọn" toàn bộ diện tích đất đã mua, mà không phải bị trích ra gần 50% nếu làm dự án. Đây là lý do dẫn đến phá vỡ quy hoạch sử dụng đất và tạo nên cơn sốt đất ảo thời gian qua.

 
Khu đất nông nghiệp được phân lô, tách thửa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư

Nhóm phóng viên |

Tại nhiều tỉnh, thành đang diễn ra thực trạng đua nhau thu mua đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư. Thực trạng thu thâu tóm đất nông nghiệp để phân lô, tách thửa, bán nền,… đang diễn ra rầm rộ giống như một "cơn lốc" càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn xa xôi.

Đất nông nghiệp bỏ hoang có thể chuyển thành đất thổ cư?

Minh Huy (T/H) |

Đất nông nghiệp dù bỏ hoang hay không, muốn chuyển thành đất thổ cư phải đáp ứng các điều kiện dưới đây.

Giá đất thổ cư bị thổi “chóng mặt”, có nơi lên tới 400 triệu đồng/m2

Phan Cúc |

Hà Nội - Thời gian gần đây, giá nhà đất thổ cư liên tục bị đẩy lên “chóng mặt”, mức giá mặt phố kinh doanh có nơi lên tới hơn 400 triệu đồng/m2.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

"Cơn lốc" thâu tóm đất nông nghiệp, chạy vạy lên đời đất thổ cư

Nhóm phóng viên |

Tại nhiều tỉnh, thành đang diễn ra thực trạng đua nhau thu mua đất nông nghiệp rồi chuyển đổi thành đất thổ cư. Thực trạng thu thâu tóm đất nông nghiệp để phân lô, tách thửa, bán nền,… đang diễn ra rầm rộ giống như một "cơn lốc" càn quét từ thành thị đến nhiều vùng nông thôn xa xôi.

Đất nông nghiệp bỏ hoang có thể chuyển thành đất thổ cư?

Minh Huy (T/H) |

Đất nông nghiệp dù bỏ hoang hay không, muốn chuyển thành đất thổ cư phải đáp ứng các điều kiện dưới đây.

Giá đất thổ cư bị thổi “chóng mặt”, có nơi lên tới 400 triệu đồng/m2

Phan Cúc |

Hà Nội - Thời gian gần đây, giá nhà đất thổ cư liên tục bị đẩy lên “chóng mặt”, mức giá mặt phố kinh doanh có nơi lên tới hơn 400 triệu đồng/m2.