Tái hiện lễ dựng cây nêu ngày Tết dưới triều Nguyễn

Hải Trung |

Huế - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tái hiện lễ dựng cây nêu ngày Tết dưới triều Nguyễn tại Đại Nội.

Tái hiện theo cách thức mới

Lễ dựng nêu tại Hoàng cung Huế đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tái hiện theo một cách thức mới trên cơ sở nghiên cứu và dàn dựng thích nghi trên chất liệu truyền thống vào sáng 23 tháng chạp hàng năm, từ năm 2015.

Gắn ấn, tín, văn phòng tư bảo lên cây nêu. Ảnh: Tường Minh
Gắn ấn, tín, văn phòng tư bảo lên cây nêu. Ảnh: Tường Minh

Trên cơ sở chất liệu cung đình, tác giả đã xây dựng một kịch bản có tính nghi thức về dựng nêu trong chốn hoàng cung, nhằm tạo nên một sinh hoạt có tính điểm nhấn, đồng thời tạo ra không khí vui tươi vào dịp mở đầu tết Nguyên đán.

Phần đầu lễ là nghi thức rước nêu, được thực hiện theo lộ trình từ cửa Hiển Nhơn đi đến cổng chính của Thế Miếu.

Đội rước nêu tập kết trang nghiêm tại bên ngoài cửa Hiển Nhơn lúc 7h ngày 23 tháng chạp hàng năm.

[…] Đội rước nêu từ ngoài cửa Hiển Nhơn bắt đầu đi vào Hoàng Thành, thẳng đến cửa chính Thế Miếu, đến địa điểm chọn dựng nêu tại sân Hiển Lâm Các.

Phần tiếp theo là lễ dựng nêu. Ở khu vực chọn dựng nêu bày hương án, lễ phẩm. Đội đại nhạc chờ sẵn. Các bồi tự chờ sẵn.

Đội rước nêu đã đến tập kết, tiểu nhạc dứt. Quan cầm lỗ bộ xướng: Thướng tiêu… lễ. Đại nhạc tác… Đại nhạc tấu (song tấu kèn trống, được tấu liên tục đến khi hết phần nghi thức tế lễ).

Các viên được phân công cúng lễ trang phục áo dài, khăn đóng làm lễ tại hương án theo trình tự: Sơ hiến lễ, Á hiến lễ, Chung hiến lễ…

Thực hiện các nghi tiết xong, Quan cầm lỗ bộ xướng: Thướng tiêu… Các viên bồi tự tiến hành buộc các lễ vật như cau, trầu, rượu, sớ (đựng trong hộp) ở phần ngon cây nêu, treo lên đầu ngọn nêu một chiếc ấn hình con rồng thếp vàng.

Khi tất cả đã xong, 10 lính vác nêu tiến hành dựng nêu lên. Dựng xong, Quan cầm lỗ bộ xướng: Khánh hạ... lễ, Đại nhạc tác.

Các viên được phân cúng lễ làm lễ tạ kết thúc, xong, Quan cầm lỗ bộ xướng: Lễ tất… Lễ dựng nêu kết thúc trong âm thanh của đại nhạc.

Lễ hạ nêu, khai ấn đầu năm

Ngày 7 tháng giêng, lại tiếp tục tổ chức lễ Hạ tiêu (Hạ nêu). Lễ thực hiện tại sân Hiển Lâm Các, Thế Miếu nghi thức cũng do các viên được phân công cúng lễ trang phục áo dài, khăn đóng làm lễ tại hương án theo trình tự: Sơ hiến lễ, Á hiến lễ, Chung hiến lễ…

Lễ thượng nêu do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tái hiện. Ảnh: Tường Minh
Lễ thượng nêu do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tái hiện. Ảnh: Tường Minh

Sau đó là nghi thức hạ nêu. Cuối cùng là nghi thức khai ấn. Ở khu vực này, đã chuẩn bị sẵn dụng cụ để thư pháp gia thực hiện viết thư pháp với các chữ như Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Tâm, Tĩnh...

Sau đó, ban tổ chức sẽ lấy chiếc ấn (mặt ấn khắc 4 chữ Hán thể triện là Phú, Thọ, Khang, Ninh) hạ từ cây nêu xuống và đóng lên các bức thư pháp này để tặng cho du khách như một lời chúc may mắn nhân những ngày khai xuân mới.

Sau Thế Miếu, lễ dựng nêu cũng sẽ được tổ chức tại nhiều điểm di tích khác trong Quần thể di tích cố đô Huế nhưng với quy mô đơn giản hơn, diễn ra từ ngày 28 tháng chạp đến ngày 30 Tết.

Du khách và người dân đến với di tích cố đô Huế những ngày này sẽ được chứng kiến một nét đẹp văn hóa của người Việt đang được duy trì và tiếp nối trong đời sống hôm nay.

Hình ảnh cây nêu từ bao đời nay đã được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán đối với người dân Việt, gắn liền với một sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc.

Ngày xuân trồng nêu để mong muốn những điều tốt đẹp cho một năm mới đang tới. Hình ảnh cây nêu vươn mình đón nắng xuân biểu thị cho sức sống xuân đang trỗi dậy trong mỗi người dân Việt.

Đó là những ý nghĩa tốt đẹp mà từ xa xưa, ông cha đã truyền lại cho thế hệ con cháu hôm nay. Chính vì vậy, tại nhiều làng quê của Thừa Thiên - Huế trong những ngày giáp Tết, nhiều họ tộc đã tổ chức dựng nêu trước đình làng, trước sự chứng kiến của đông đảo con cháu trong làng.

Nhiều địa chỉ văn hóa của Huế cũng đã phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống này bằng nghi thức dựng nêu được tổ chức trang trọng.

Lễ dựng nêu là một truyền thống rất lâu đời của người Việt Nam, những ngày đầu xuân điển lễ này thật sự đã tạo nên không khí vui tươi vào dịp tết Nguyên đán.

Không chỉ phổ biến ở Cố đô Huế, khắp mọi miền đất nước ngày nay vẫn còn duy trì tục lệ này, đó thật sự là một phong tục đẹp trong truyền thống tâm thức người Việt.

Hải Trung
TIN LIÊN QUAN

Những cây mai rực rỡ tại lễ hội Hoàng mai quy mô lớn ở Huế

Quảng An |

Nhiều cây Hoàng mai đẹp sẽ tụ hội ở Cố đô Huế trong khuôn khổ Lễ hội Hoàng mai Huế lần I - năm 2023.

Nhiều ca sĩ nổi tiếng sẽ tụ hội về Huế ở Countdown năm 2023

Quảng An |

Chương trình Countdown - Chào năm mới 2023 sẽ được tổ chức tại Ngã 6 (đường Hùng Vương). Show diễn bắt đầu từ 19h ngày 31.12.2022 đến 0h20 ngày 1.1.2023.

Thay đổi ưu đãi thuế, huy động nguồn lực xã hội để hồi hương cổ vật

PHẠM ĐÔNG |

Trong việc tiến hành sửa đổi Luật Di sản văn hóa, sẽ có những thay đổi về cơ chế chính sách, ưu đãi thuế để huy động được nguồn lực xã hội thực hiện tốt việc đưa cổ vật hồi hương.

Trẻ dưới 18 tuổi đi làm thêm: Nên hay không?

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Với nhiều bạn trẻ đi làm thêm, tự kiếm tiền để tiêu cho các mục đích cá nhân là một nhu cầu khá phổ biến. Không đợi đến tuổi lao động, nhiều bạn trẻ dưới 18 tuổi đã dành một phần trong quỹ thời gian của mình để đi làm thêm kiếm tiền.

Lời khai của nghi phạm trộm 100 lượng vàng ở TPHCM

Anh Tú |

TPHCM  - Ngày 31.1, Phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Công an TPHCM cho biết, đang lấy lời khai đối tượng Phạm Văn Nu (37 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) để điều tra vụ trộm hơn 100 lượng vàng ở quận 12.

Hàng ghế đá dưới những gốc hoa sữa trên phố Nguyễn Chí Thanh

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Trong đợt cải tạo, chỉnh trang hè phố Nguyễn Chí Thanh vừa qua, dưới các gốc cây hoa sữa đã được bố trí ghế đá, thảm hoa,... làm cho tuyến phố này quang đãng và sạch đẹp trở lại.

Chợ bán đồ cúng, vàng mã lớn nhất TPHCM đông nghịt khách ngày vía Thần Tài

Anh Tú - Khánh Linh |

TPHCM - Chợ Thiếc (quận 11, TPHCM) là nơi chuyên bán đồ cúng từ vàng mã đến hoa, bánh kẹo, đặc biệt là các loại bánh chỉ có ngày vía Thần Tài mới có như bánh thuẫn, bánh bông lan cỡ đại, bánh đào tiên, bánh tổ... Ngày vía Thần Tài, khu bán vàng mã, đồ cúng ở thủ phủ chợ Thiếc tấp nập người dân đến mua các lễ vật về cúng, cầu mong một năm tài lộc, thịnh vượng.

Công viên Cầu Giấy có diện mạo mới, người dân thích thú đi bộ thể dục

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Nhiều người dân vui mừng khi hàng rào tại một số vị trí quanh Công viên Cầu Giấy được tháo dỡ để mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận.

Những cây mai rực rỡ tại lễ hội Hoàng mai quy mô lớn ở Huế

Quảng An |

Nhiều cây Hoàng mai đẹp sẽ tụ hội ở Cố đô Huế trong khuôn khổ Lễ hội Hoàng mai Huế lần I - năm 2023.

Nhiều ca sĩ nổi tiếng sẽ tụ hội về Huế ở Countdown năm 2023

Quảng An |

Chương trình Countdown - Chào năm mới 2023 sẽ được tổ chức tại Ngã 6 (đường Hùng Vương). Show diễn bắt đầu từ 19h ngày 31.12.2022 đến 0h20 ngày 1.1.2023.

Thay đổi ưu đãi thuế, huy động nguồn lực xã hội để hồi hương cổ vật

PHẠM ĐÔNG |

Trong việc tiến hành sửa đổi Luật Di sản văn hóa, sẽ có những thay đổi về cơ chế chính sách, ưu đãi thuế để huy động được nguồn lực xã hội thực hiện tốt việc đưa cổ vật hồi hương.