Muốn đưa cổ vật hồi hương, phải đối diện với nhiều thủ tục hành chính

PHẠM ĐÔNG - MAI HƯƠNG |

Theo lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, khi các tổ chức, cá nhân muốn đưa cổ vật hồi hương, phải đối diện với nhiều thủ tục hành chính, nhiều khi còn là sự quản lý chồng chéo của các ngành hải quan, thuế, quản lý văn hóa.

Tại hội thảo Văn hóa 2022 ngày 17.12, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Thanh Bình đã có những chia sẻ về chính sách và nguồn lực cho bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Theo ông Bình, từ năm 1993, sau khi được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung ngân sách đầu tư để trùng tu các công trình tiêu biểu.

Đồng thời chú trọng đến điều tra, nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hóa phi vật thể như nghệ thuật cung đình, nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa Huế.

Tuy nhiên, theo ông Bình, do trải qua quá trình tồn tại dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt với nhiều yếu tố tác động nên rất nhiều di tích đã và đang bị xuống cấp cần được tu bổ, tôn tạo kịp thời.

Bên cạnh đó, nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động xã hội hóa để thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo, phục hồi hệ thống di tích trong thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn vì đòi hỏi nguồn lực lớn.

Hiện còn rất nhiều công trình di tích quan trọng ở khu di sản Hoàng cung Huế, các lăng tẩm đang xuống cấp, hư hại nghiêm trọng.

Ngoài ra, cùng với việc thực hiện đề án di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế, cũng cần nguồn kinh phí cho công tác trùng tu, bảo tồn hệ thống di tích Thượng Thành, hộ Thành Hào…

Nội dung tiếp theo được ông Bình đề cập đó là khó khăn trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện công tác thu hồi (hồi hương) các di vật, cổ vật, bảo vật có nguồn gốc từ Việt Nam bị lưu lạc ra nước ngoài.

Ông Bình nêu rõ, đây là nội dung được tỉnh rất quan tâm, để cùng các ban, bộ, ngành tham gia để hồi hương các hiện vật. "Vừa qua, chúng tôi rất cảm ơn Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã can thiệp kịp thời, có tác động để hồi hương ấn “Hoàng đế chi bảo”. Đây là hiện vật rất quan trọng" - ông Bình nói.

Ông Nguyễn Thanh Bình chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Phạm Thắng
Ông Nguyễn Thanh Bình chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Phạm Thắng

Cũng theo ông Bình, hiện nay chưa có một điều luật hay một văn bản dưới luật nào quy định và hướng dẫn cụ thể việc đưa cổ vật của Việt Nam về nước.

Vì vậy, khi các tổ chức, cá nhân muốn đưa cổ vật hồi hương, phải đối diện với nhiều thủ tục hành chính, nhiều khi còn là sự quản lý chồng chéo của các ngành hải quan, thuế, quản lý văn hóa…

Huế là địa phương đầu tiên tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài cách đây hàng chục năm, có cả thất bại và thành công. Thủ tục, quy định phải tuân thủ khi mua cổ vật phải trải qua rất nhiều khâu, công đoạn.

Cụ thể như: thành lập hội đồng xét duyệt, thẩm định giá trị, niên đại, lai lịch của hiện vật, đàm phán về mức giá… tạo nên sự chậm trễ, khó khăn trong quá trình sưu tầm, đấu giá để đưa các cổ vật về nước cũng như khuyến khích, huy động hiệu quả các cá nhân, tổ chức cùng tham gia vào công tác thu hồi (hồi hương) các di vật, cổ vật, bảo vật có nguồn gốc từ Việt Nam bị lưu lạc ra nước ngoài.

Từ thực tiễn trên, ông Nguyễn Thanh Bình kiến nghị bổ sung nội dung khuyến khích hồi cố cổ vật; xã hội hóa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Đề nghị các bộ, ngành Trung ương xem xét, hỗ trợ bố trí kinh phí để thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế và các dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, di tích thuộc hệ thống di sản thế giới.

PHẠM ĐÔNG - MAI HƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị sớm ban hành chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa

PHẠM ĐÔNG - MAI HƯƠNG |

Để phát huy được sức mạnh, vai trò của văn hóa, Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Quốc hội sớm ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; đồng thời, cùng với Chính phủ tiếp tục quan tâm, tăng mức đầu tư cho văn hóa hàng năm.

Huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Hội thảo Văn hóa 2022 sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa; việc huy động, bố trí nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

Tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển văn hóa

Mai Hương |

“Hội thảo Văn hoá 2022: Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa; việc huy động, bố trí nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đề nghị sớm ban hành chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa

PHẠM ĐÔNG - MAI HƯƠNG |

Để phát huy được sức mạnh, vai trò của văn hóa, Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Quốc hội sớm ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; đồng thời, cùng với Chính phủ tiếp tục quan tâm, tăng mức đầu tư cho văn hóa hàng năm.

Huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Hội thảo Văn hóa 2022 sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa; việc huy động, bố trí nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

Tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển văn hóa

Mai Hương |

“Hội thảo Văn hoá 2022: Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” sẽ tập trung đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa; việc huy động, bố trí nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.