Làm sống lại các công viên, giải cơn khát không gian xanh cho Thủ đô

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang nghiên cứu để công viên không còn hàng rào, không bán vé và người dân được thụ hưởng, đặt quyết tâm năm 2023 phải làm sống lại các công viên ở Thủ đô.

Năm 2023 phải làm sống lại các công viên ở Hà Nội

"TP.Hà Nội đặt mục tiêu rõ ràng năm 2023 phải làm sống lại các công viên ở Hà Nội, người dân phải được công bằng, tiếp cận các dịch vụ đó", Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh từng nhấn mạnh tại phiên giải trình của Thường trực HĐND thành phố.

Theo ông Trần Sỹ Thanh, thành phố sẽ mở ra một số mô hình mới về đầu tư công viên, cây xanh. Mô hình đầu tư như thế nào thì người dân vẫn được hưởng lợi. Không có chuyện dựng hàng rào, bán vé thu phí vào công viên.

Cuối tháng 12, được sự chấp thuận của UBND TP.Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên Công viên Thống Nhất đã thực hiện hạ thấp hàng rào công viên Thống Nhất, tạo không gian mở với khu vực đường Trần Nhân Tông.

Hàng rào của Công viên Thống Nhất được cắt hạ.
Hàng rào của Công viên Thống Nhất được cắt hạ. Ảnh: Phạm Động

Việc chuyển công viên Thống Nhất từ công viên "đóng" sang "mở" đã xóa bỏ rào cản, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với không gian công cộng. Đặc biệt, nó còn góp phần phát huy giá trị đích thực của không gian xanh, nâng chất lượng sống của người dân. Không chỉ dừng lại ở công viên Thống Nhất, Hà Nội dự tính tiếp tục "mở" các công viên, vườn hoa.

KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam nhấn mạnh, trong đời sống đô thị hiện đại, công viên là thể chế văn hóa không thể thiếu được. Tuy nhiên, thời gian qua Hà Nội và một số địa phương khác có tình trạng, nhiều công viên xuống cấp, bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí quỹ đất, người dân thì không có nơi vui chơi, giải trí.

Để giải quyết tình trạng này, theo ông, cần phải thành lập cơ quan liên ngành, rà soát lại thực trạng của các công viên trên địa bàn để đánh giá mức độ sai lệch, lãng phí hoặc chệch hướng trong quá trình phát triển công viên. Từ đó, điều chỉnh lại theo quy hoạch phát triển chung của thành phố để đạt chất lượng cao nhất.

Hạ rào, người dân dễ dàng tiếp cận công viên. Ảnh: Phạm Đông
Hạ rào, người dân dễ dàng tiếp cận công viên. Ảnh: Phạm Đông

Theo chuyên gia, việc giữ lại hàng rào cũng không ích gì trong khi việc phá bỏ rào hoàn toàn có thể dễ dàng quản lý được bằng cách có nhiều lối mở đi vào công viên như công viên ở các nước và thực tế ở khu vui chơi công cộng khác như hồ Gươm, hồ Tây… Nếu cần thiết, việc quản lý, bảo vệ khu vực xung quanh công viên có thể giao cho các phường, xã tiếp giáp, lấy đó làm tiêu chí để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của cơ sở.

Phải lấy người dân làm trung tâm

Ông Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, cần nỗ lực trả lại đúng nghĩa công viên ở Thủ đô. Việc này sẽ góp phần giải cơn khát” không gian xanh cho thành phố. Công viên phải là nơi người dân thường xuyên đến để hưởng những tiện ích của nó.

Về vấn đề nhiều công viên bị xuống cấp, bỏ hoang, chậm tiến độ, ông Tùng cho rằng cần phải xem xét trách nhiệm, quản lý quy hoạch như thế nào. Cần phải giám sát việc thực hiện quy hoạch, chúng ta không được buông lỏng việc đó, làm xong rồi, hoàn chỉnh rồi thì khi đến lúc thực hiện lại làm sai quy hoạch.

Cần trả lại đúng nghĩa công viên ở Thủ đô. Ảnh: Phạm Đông
Cần trả lại đúng nghĩa công viên ở Thủ đô. Ảnh: Phạm Đông

Theo ông Tùng, cần có biện pháp quản lý quyết liệt hơn nữa, đổi mới hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, bởi chúng ta bước vào thời kỳ kỹ thuật số, kỷ nguyên số, chuyển đổi số, tất cả mọi việc quản lý phải được thực hiện một cách nghiêm túc.

Theo thống kê, tỉ lệ cây xanh bình quân đầu người của Hà Nội hiện chưa đến 2m2/người. Thậm chí, tại các quận trung tâm, tỉ lệ này còn thấp hơn, chỉ ở mức 0,9m2/người. Trong khi tiêu chuẩn đặt ra là 7m2/người. Thiếu không gian xanh nhưng Hà Nội hiện đang là thành phố có nhiều công viên đang bỏ hoang hoặc xuống cấp nghiêm trọng nhất cả nước.

Công viên thì thiếu nhưng 20 năm qua, hàng trăm dự án bất động sản với các chung cư cao vài chục tầng mọc lên nhanh chóng mặt, làm cho môi trường sống của người dân thêm bí bách ngột ngạt. Do vậy, thành phố phải lấy người dân làm trung tâm khi cải tạo, xây mới công viên.

Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội) Lê Văn Du cho hay: Cùng với công viên Thống Nhất, Sở Xây dựng cũng đang đề xuất UBND thành phố dừng thực hiện bán vé vào công viên Bách Thảo từ năm 2023.

Với công viên Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Sở Xây dựng cũng đang đề nghị UBND quận Cầu Giấy trong quá trình cải tạo, chỉnh trang thực hiện phương án điều chỉnh hạ thấp hàng rào.

Trong quá trình thực hiện, các quận, huyện sẽ có các giải pháp kỹ thuật để bảo đảm đồng bộ, tạo hài hòa cảnh quan giữa khu vực trong và ngoài công viên, vườn hoa.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Chỉnh trang công viên chắn biển Nha Trang trước Tết

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi thu hồi hơn 20.000m2 đất chắn biển thuộc dự án Công viên Phù Đổng, chính quyền TP Nha Trang đã bắt đầu chỉnh trang, trồng lại cây xanh, trang trí hoa để người dân đón Tết.

Công viên ở Hà Nội đông đúc người đến vui chơi trong Tết Dương lịch

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dịp Tết Dương lịch 2023, nhiều gia đình đã chọn Công viên Thủ Lệ làm điểm vui chơi, tạo không khí vui vẻ, ấm cúng trong ngày tết Dương lịch.

Hà Nội: Mở rào công viên là tất yếu và cần được nhân rộng

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các chuyên gia, việc chuyển công viên Thống Nhất từ công viên "đóng" sang "mở" không chỉ xóa bỏ rào cản, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với không gian công cộng mà còn góp phần phát huy giá trị đích thực của không gian xanh, nâng cao chất lượng sống của người dân. Vì vậy, không chỉ dừng lại ở công viên Thống Nhất, việc mở rào tại các công viên, vườn hoa khác trên địa bàn Hà Nội sẽ là một nhu cầu tất yếu.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Chỉnh trang công viên chắn biển Nha Trang trước Tết

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi thu hồi hơn 20.000m2 đất chắn biển thuộc dự án Công viên Phù Đổng, chính quyền TP Nha Trang đã bắt đầu chỉnh trang, trồng lại cây xanh, trang trí hoa để người dân đón Tết.

Công viên ở Hà Nội đông đúc người đến vui chơi trong Tết Dương lịch

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dịp Tết Dương lịch 2023, nhiều gia đình đã chọn Công viên Thủ Lệ làm điểm vui chơi, tạo không khí vui vẻ, ấm cúng trong ngày tết Dương lịch.

Hà Nội: Mở rào công viên là tất yếu và cần được nhân rộng

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các chuyên gia, việc chuyển công viên Thống Nhất từ công viên "đóng" sang "mở" không chỉ xóa bỏ rào cản, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với không gian công cộng mà còn góp phần phát huy giá trị đích thực của không gian xanh, nâng cao chất lượng sống của người dân. Vì vậy, không chỉ dừng lại ở công viên Thống Nhất, việc mở rào tại các công viên, vườn hoa khác trên địa bàn Hà Nội sẽ là một nhu cầu tất yếu.