Những thách thức khi mở cửa du lịch di sản

NHÂN SƠN |

Du lịch Việt Nam đã chính thức mở cửa đón du khách quốc tế từ 15.3. Tham quan các di sản văn hóa của Việt Nam là hoạt động phổ biến thứ hai đối với du khách quốc tế. Tuy nhiên, những vấn đề thách thức đang đặt ra giữa bảo tồn di sản, phát triển du lịch và đời sống của cộng đồng dân cư.

Du lịch di sản: Cơ hội sau mở cửa du lịch 

Việt Nam có nguồn tài nguyên di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Thực tế cho thấy, di sản văn hóa đã tạo lên sự hấp dẫn cho các điểm đến du lịch. Di sản văn hóa chính là động lực để du lịch phát triển. Phát huy di sản văn hóa và phát triển du lịch là mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ.

Hiện nay, Việt Nam có 8 di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới. Trong đó, có năm di sản văn hóa (Cụm di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu Trung tâm Thăng Long-Hà Nội, Thành nhà Hồ); hai Di sản thiên nhiên (Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng) và Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á, là một trong số ít 38 di sản hỗn hợp được UNESCO công nhận.

Ngoài ra, Việt Nam còn có 15 di sản văn hóa Phi vật thể của thế giới. Những di sản này không chỉ là minh chứng cho vẻ đẹp của đất nước Việt Nam, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, bề dày lịch sử mà còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Ngoài ra, Việt Nam còn có một hệ thống hàng vạn di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia trên khắp cả nước; cùng với hoạt động lễ hội, làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực vùng miền, di sản văn hóa nghệ thuật, dân gian, bảo tàng... là tài nguyên du lịch vô cùng giá trị mang nhiều nét văn hóa đặc sắc, là nguồn lực quan trọng tạo thế mạnh và sự khác biệt cho sản phẩm du lịch.

Ở nước ta, di sản văn hóa không chỉ là “tài sản quốc gia”, là nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển du lịch, di sản cũng phải dựa vào du lịch để được bảo vệ, bảo tồn và phát triển. Từ năm 2019 đến năm 2021, Việt Nam đã 3 năm liên tiếp được vinh danh là “Điểm đến văn hóa hàng đầu Châu Á” do World Travel Awards (WTA) trao tặng. Nhiều di sản văn hóa Việt Nam thường được đánh giá là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách trên thế giới như Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long... Điều này cho thấy giá trị di sản văn hóa Việt Nam luôn hấp dẫn và thu hút du khách quốc tế.

Tham quan các di sản văn hóa của Việt Nam là hoạt động phổ biến thứ hai đối với du khách quốc tế, sau khi tắm biển. Tham quan các di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn, Quần thể danh thắng Tràng An; tham gia các lễ hội truyền thống được du khách quan tâm và trở thành thương hiệu, sản phẩm du lịch hấp dẫn mang thương hiệu giá trị văn hóa dân tộc Việt.

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành Du lịch Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và đạt được những cột mốc ấn tượng trong giai đoạn 2015-2019, với lượng khách tăng trung bình hằng năm là 22,7% và doanh thu đạt 20,7% mỗi năm. Theo Thống kê của Tổng cục Du Lịch, chỉ tính riêng năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 18 triệu lượt người, tăng 16% so với năm 2018. Lượng khách du lịch nội địa đạt 85 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 755.000 tỉ đồng, chiếm 9,2% GDP cả nước. Đây là những con số rất tích cực cho du lịch Việt Nam trước khi dịch bệnh COVID-19 diễn ra, trong đó du lịch di sản đóng vai trò quyết định việc tạo nên kết quả ấn tượng này.

Bài toán bảo tồn và khai thác du lịch

Sau khi mở cửa du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng là những điểm thu hút chính của du lịch và sẽ ngày càng thu hút nhiều khách tới tham quan, khám phá. Sự phát triển du lịch tại các khu vực di sản mang đến các nguồn thu đáng kể hỗ trợ kinh phí bảo tồn di sản và hỗ trợ cuộc sống của người dân địa phương. Vấn đề quan trọng đặt ra đối với du lịch di sản là phải đảm bảo hài hòa giữa công cuộc bảo tồn di sản, phát triển du lịch và đời sống của cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp và đầy thách thức, đòi hỏi nỗ lực đáng kể của các bên liên quan. Các cơ quan chủ quản, chính quyền địa phương và doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng, cân đối lợi ích trong khu vực nhằm bảo vệ, gìn giữ di sản, nguồn tài nguyên bền vững cho thế hệ mai sau. Trong đó, nâng cao sinh kế cho người dân khi tiến hành du lịch di sản cộng đồng ở các địa phương sau mở cửa du lịch là sự cấp thiết và nan giải.

Thực tế ở các địa phương trong thời gian qua, khi tiến hành trùng tu, tôn tạo di tích nhiều nơi đã phá vỡ đi hiện trạng, thậm chí là xâm hại vào “vùng lõi” của di sản. Câu chuyện dùng máy xúc khi bảo tồn đền tháp Bánh Ít (Bình Định) vẫn còn nóng trong những ngày qua. Hay nhiều địa điểm du lịch di sản không thực hiện đúng quy hoạch phát triển dẫn đến sự phát triển nóng, phá vỡ chuỗi cung ứng và gây nên áp lực với dịch vụ du lịch. Những tiêu đề bài báo như “thất thủ Sa Pa”, “cống xả nước bẩn xuống Vịnh Hạ Long”… vẫn còn xuất hiện trên cộng đồng mạng.

Cho nên, giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần hoàn thiện chi tiết hệ thống pháp luật, hướng dẫn pháp lý liên quan tới quy hoạch, bảo tồn và trùng tu. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực của người quản lý di sản để chủ động, kịp thời chấn chỉnh các hoạt động du lịch di sản xâm hại đến di tích. Quan trọng nhất, việc huy động người dân, nhất là người dân địa phương gắn bó với di sản, tuyên truyền và nâng cao ý thức trong việc bảo tồn di sản quý báu của cha ông.

Ngoài ra, để giúp du lịch di sản phát triển bền vững và hiệu quả chúng ta cần thúc đẩy hơn nữa quá trình số hóa hệ thống di sản để phục vụ trùng tu, bảo tồn nguyên gốc. Hai năm sống trong dịch bệnh COVID-19 đã cho thấy sự thành công của du lịch di sản khi tiếp cận theo hướng đi này. Du khách có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin về di sản, để thêm yêu, thêm hứng thú với du lịch di sản khi chúng ta đã mở cửa hoàn toàn cho các hoạt động du lịch.

Có thể khẳng định: Du lịch đã và sẽ thúc đẩy việc bảo vệ kho tàng di sản văn hóa quốc gia. Chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc chính quyền và người dân biết quý trọng, tự hào, chăm lo, gìn giữ, bảo tồn và phục dựng những giá trị vốn quý của di sản.

Do đó, việc quy hoạch, phát triển du lịch di sản cần theo hướng bề vững, hiệu quả để du lịch nói chung và du lịch di sản nói riêng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nguồn thu nhập lớn cho Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

NHÂN SƠN
TIN LIÊN QUAN

Mở cửa du lịch là quá trình phục hồi tính bằng nhiều tháng

Hương Mai |

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam cũng như các nước khác, mở cửa du lịch không có nghĩa là khách đến ngay mà đây là một quá trình phục hồi tính bằng nhiều tháng.

Mở cửa du lịch, hướng dẫn về y tế đối với khách quốc tế vẫn chờ

Thanh Hương |

Chiều 15.3 tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) chính thức công bố việc mở cửa các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới.   

Những du khách "xông đất" Hà Nội ngày đầu tiên mở cửa du lịch

Nguyễn Huế |

Hà Nội - Ngày 15.3, các hoạt động du lịch sôi động trở lại trong ngày đầu tiên Hà Nội mở cửa hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, bao gồm cả đón khách quốc tế.

Ngày đầu mở cửa du lịch: Vắng bóng du khách quốc tế ở sân bay Đà Nẵng

Thanh Chung |

Đà Nẵng - Dù có chủ trương ngành du lịch sẽ mở cửa hoàn toàn trở lại vào ngày 15.3, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có đoàn du khách quốc tế nào đến Đà Nẵng trong hôm nay (15.3).

Đoàn khách Nga đến Khánh Hòa trong ngày đầu mở cửa du lịch

Hữu Long |

Khánh Hòa - Trong ngày đầu toàn quốc mở cửa lại du lịch quốc tế, Nhà ga quốc tế Cam Ranh đã đón một đoàn khách Nga sang tham quan và du lịch.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Mở cửa du lịch là quá trình phục hồi tính bằng nhiều tháng

Hương Mai |

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam cũng như các nước khác, mở cửa du lịch không có nghĩa là khách đến ngay mà đây là một quá trình phục hồi tính bằng nhiều tháng.

Mở cửa du lịch, hướng dẫn về y tế đối với khách quốc tế vẫn chờ

Thanh Hương |

Chiều 15.3 tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) chính thức công bố việc mở cửa các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới.   

Những du khách "xông đất" Hà Nội ngày đầu tiên mở cửa du lịch

Nguyễn Huế |

Hà Nội - Ngày 15.3, các hoạt động du lịch sôi động trở lại trong ngày đầu tiên Hà Nội mở cửa hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới, bao gồm cả đón khách quốc tế.

Ngày đầu mở cửa du lịch: Vắng bóng du khách quốc tế ở sân bay Đà Nẵng

Thanh Chung |

Đà Nẵng - Dù có chủ trương ngành du lịch sẽ mở cửa hoàn toàn trở lại vào ngày 15.3, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có đoàn du khách quốc tế nào đến Đà Nẵng trong hôm nay (15.3).

Đoàn khách Nga đến Khánh Hòa trong ngày đầu mở cửa du lịch

Hữu Long |

Khánh Hòa - Trong ngày đầu toàn quốc mở cửa lại du lịch quốc tế, Nhà ga quốc tế Cam Ranh đã đón một đoàn khách Nga sang tham quan và du lịch.