Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và “40 năm đi, yêu và viết”

Thảo Quyên |

Sáng ngày 17.6, cuốn hồi ký “40 năm đi, yêu và viết” của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chính thức được ra mắt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Đây là cuốn hồi ký đánh dấu hành trình dài cầm bút của ông, hướng đến những người yêu thích nghề báo, đam mê phóng sự.

“Từ khi bắt đầu bước vào nghề cầm bút, tôi đã tự tặng mình câu slogan “Đi, yêu và viết”. Năm 2015, khi nghỉ hưu, tôi bắt đầu cho phép mình đo đạc, kiểm tra và viết lại những gì đáng nhớ nhất trên quãng đường làm báo gần nửa thế kỉ qua”, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ tại lễ ra mắt sách. Ảnh: Thảo Quyên.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ tại lễ ra mắt sách. Ảnh: Thảo Quyên.

Bắt đầu viết từ đầu năm 2021, “40 năm đi, yêu và viết” bỗng rơi vào trạng thái dang dở khi căn bệnh tai biến ập đến, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân phải làm bạn với bút trên giường bệnh. Phần sau của cuốn sách được thực hiện trong khoảng nửa năm cuối 2022, khi ấy, tác giả vẫn còn bị liệt nửa người và chủ yếu viết bằng điện thoại.

Cuốn sách bao gồm các phần: Ký ức, Con đường vào nghề (thời niên thiếu, thời đi học, thời bắt đầu viết văn thơ và làm báo), những bài phóng sự được bạn đọc yêu thích, những bài viết lý luận báo chí, bài đồng nghiệp viết về Huỳnh Dũng Nhân với sự lồng ghép, đan xen, phân tích các yếu tố tác nghiệp khi làm báo nói chung và viết phóng sự nói riêng.

Nhận định về cuốn sách, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói: “Văn Huỳnh Dũng Nhân rất sinh động, ông đưa mình vào điểm nóng để có những con chữ sống động, không tĩnh tại, nằm yên mà khiến bạn đọc phải bừng bừng suy nghĩ. Dù có bệnh hiểm nghèo song bằng nghị lực, tình yêu nghề đã giúp ông có được như ngày hôm nay”.

Buổi lễ ra mắt cuốn hồi ký của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Thảo Quyên
Buổi lễ ra mắt cuốn hồi ký của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Ảnh: Thảo Quyên

Với nhiều năm kinh nghiệm cầm bút, trưởng thành qua các cương vị công việc, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tự tin là người có khả năng gửi tới bạn đọc những kiến thức giá trị. Đó là những kiến thức đã được ông rút gọn, đúc kết trong cả quá trình 40 năm tác nghiệp đáng nhớ của mình. Ông cũng chia sẻ với các bạn sinh viên của mình rằng “là nhà báo thì hãy viết đi. Không còn cách nào khác ngoài viết nữa”.

Ông Phạm Quốc Toàn - nguyên Phó Chủ tịch hội Nhà báo Việt Nam - cho rằng: “Đây là cuốn sách giáo khoa về nghề báo vô cùng bổ ích đối với sinh viên báo chí, không chỉ những nhà báo trẻ mà những nhà báo trung niên cũng học hỏi ở nhà báo Huỳnh Dũng Nhân rất nhiều”.

Sách được viết dưới hình thức hồi ký, không thiên về lý thuyết mà mang yếu tố thực tiễn. Bạn đọc có thể tìm thấy ở đó những bài học bổ ích và cụ thể nhất mà ít ai viết.

Huỳnh Dũng Nhân (sinh ngày 3.3.1955) là nhà báo nổi tiếng từng có nhiều năm công tác tại Báo Lao Động, chuyên về thể loại phóng sự. Những tác phẩm báo chí của ông thể hiện trăn trở về xã hội, thân phận con người qua ngòi bút giàu chất trữ tình, hóm hỉnh mà sâu sắc.

Ông là tác giả của 30 đầu sách nổi bật ở các thể loại phóng sự, truyện ngắn, thơ, hồi ký, truyện thiếu nhi và giáo trình, như: Tôi đi bán tôi - Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM, Ăn Tết trong rừng chó sói - Nhà xuất bản Lao Động, Từ hầm lò Mông Dương đến nóc nhà thế giới Tây Tạng (in chung với nhà báo Đỗ Doãn Hoàng) - Nhà xuất bản Tổng hợp.

Thảo Quyên
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Phạm Đông |

Sáng 13.6, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi thăm và làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Gần 80 chuyên gia, nhà báo, luật sư góp ý chỉnh sửa Luật Báo chí 2016

KHÁNH AN |

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi - Luật Báo chí 2016 - Tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016”, gần 80 chuyên gia, nhà báo, luật sư, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí và luật học đã tham gia góp ý chỉnh sửa Luật Báo chí 2016.

“Đọc quên để nhớ”, “đọc của người để trở thành của mình”...

ĐĂNG HUỲNH - PHƯƠNG CHI (thực hiện) |

Gặp nhà báo Phan Đăng trong những ngày đầu tháng 4 để bàn sâu hơn về sự "đọc". Và cái anh muốn nhấn mạnh hơn ở đây là chuyện “đọc sách". Đọc không chỉ đơn thuần là tìm đọc mà cần đọc có mục đích rõ ràng, như cách nói của anh: “Đọc quên để nhớ”, “đọc của người để trở thành của mình”, chứ không phải “đọc của người để trở thành nô lệ cho người”...

Cô gái khiếm thị nuôi ước mơ trở thành nhà báo

Thanh Hương |

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Nam Định, Vũ Thị Hải Anh (sinh năm 2000) bị khiếm thị bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc da cam của bố. Không đầu hàng số phận, cô gái khiếm thị đã vượt qua bóng tối bằng nghị lực và sự đam mê học hỏi của mình.

Thanh Sơn và loạt vai diễn một màu trên sóng giờ vàng

Mai Anh |

Là một diễn viên phủ sóng giờ vàng với liên tiếp các dự án gối sóng nhưng những vai diễn của Thanh Sơn chỉ có một tuyến nhân vật chính diện. Anh luôn vào vai nhân vật tử tế, có phần an toàn.

Hé lộ chi tiết dự thảo hiệp ước về tính trung lập của Ukraina

Song Minh |

Tổng thống Nga Putin lần đầu tiên tiết lộ dự thảo hiệp ước về tính trung lập của Ukraina mà hai bên đã thảo luận ở Thổ Nhĩ Kỳ hơn một năm trước.

Thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội: Điểm gần tuyệt đối, bị mẹ cản vì theo sư phạm

Linh Chi - Văn Thắng |

Từng bị bố mẹ ngăn cản khi có ý định theo học ngành Sư phạm Địa lý, chàng trai quê Đà Nẵng Trịnh Quang Thạch đã chứng minh quyết định của bản thân là đúng đắn khi tốt nghiệp thủ khoa đầu ra trường Đại học Sư phạm Hà Nội với số điểm GPA gần như tuyệt đối 3,98/4.0.

9 phương án kiến trúc xây dựng bệnh viện 5 sao bên bờ vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc công trình Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh mới nằm trên khu đất “vàng” của Nhà máy sàng tuyển than cũ, bên bờ vịnh Hạ Long, TP Hạ Long vừa đánh giá, xếp hạng các phương án tham gia thi tuyển phương án kiến trúc công trình này. Có 7 đơn vị tham gia với 9 phương án kiến trúc dự thi, trong đó có một số đơn vị tư vấn nước ngoài.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam

Phạm Đông |

Sáng 13.6, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi thăm và làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Gần 80 chuyên gia, nhà báo, luật sư góp ý chỉnh sửa Luật Báo chí 2016

KHÁNH AN |

Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi - Luật Báo chí 2016 - Tổng kết thi hành Luật Báo chí 2016”, gần 80 chuyên gia, nhà báo, luật sư, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí và luật học đã tham gia góp ý chỉnh sửa Luật Báo chí 2016.

“Đọc quên để nhớ”, “đọc của người để trở thành của mình”...

ĐĂNG HUỲNH - PHƯƠNG CHI (thực hiện) |

Gặp nhà báo Phan Đăng trong những ngày đầu tháng 4 để bàn sâu hơn về sự "đọc". Và cái anh muốn nhấn mạnh hơn ở đây là chuyện “đọc sách". Đọc không chỉ đơn thuần là tìm đọc mà cần đọc có mục đích rõ ràng, như cách nói của anh: “Đọc quên để nhớ”, “đọc của người để trở thành của mình”, chứ không phải “đọc của người để trở thành nô lệ cho người”...

Cô gái khiếm thị nuôi ước mơ trở thành nhà báo

Thanh Hương |

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở Nam Định, Vũ Thị Hải Anh (sinh năm 2000) bị khiếm thị bẩm sinh do ảnh hưởng chất độc da cam của bố. Không đầu hàng số phận, cô gái khiếm thị đã vượt qua bóng tối bằng nghị lực và sự đam mê học hỏi của mình.