Người đã khuất không nhận được "quà" từ đốt vàng mã

Đ.B |

Đại đức Thích Thanh Tuấn, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Trung ương Việt Nam cho rằng, thói quen đốt vàng mã thực tế không nằm trong tập tục nguyên gốc của người Việt mà là văn hóa ngoại lai.

Công văn đề nghị loại bỏ tục đốt vàng mã của Giáo hội Phật giáo Trung ương Việt Nam đang thu hút sự chú ý của dư luận đồng thời cũng có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này.

Lý giải về việc Giáo hội Phật giáo Trung ương Việt Nam đưa ra đề nghị này, Đại đức Thích Thanh Tuấn, Ủy viên Hội đồng trị sự, Phó Văn phòng cho hay, thực tế, trong nguồn gốc tập tục của người Việt không có hành vi đốt vàng mã. Đây là văn hóa ngoại lai, dần dần được nhiều người theo và trở thành tập tục.

Tuy nhiên, nhiều năm nay, việc đốt vàng mã gây ra quá nhiều lãng phí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, không gian cửa Phật. 

"Chúng ta đang dùng tiền thật để mua tiền giả. Những thứ tiền giả, nhà giả, xe giả.... đó đốt đi cũng không thể gửi đến người âm được. Tro khói của vàng mã đều ở lại dân gian, thực tế không ông bà, tổ tiên nào có thể nhận được "quà" từ việc đốt vàng mã của con cháu". 

 
 Đại đức Thích Thanh Tuấn. Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Theo Đại đức Thích Thanh Tuấn, việc loại bỏ tục đốt vàng mã còn là trách nhiệm của cơ quan chính quyền, ngành quản lý văn hóa. "Giáo hội Phật giáo Trung ương luôn muốn kết hợp với các ban ngành để làm tốt công tác đẩy lùi, loại bỏ các hủ tục để mang đến những nét văn hóa lành mạnh cho người Việt.

Tuy nhiên, hiện nay, vai trò của Giáo hội Phật giáo chỉ mới có thể dừng lại ở việc kêu gọi, giáo hóa chứ không thể cấm đoán. Việc bỏ tục đốt vàng mã cũng không thể nói là làm được ngay. Phải để người dân nhận thức dần dần. Điều này còn cần cả sự vào cuộc của báo chí, truyền thông.

Đại diện Giáo hội Phật giáo cho hay, không phải đến năm nay mà nhiều năm trước đây, trước mỗi mùa lễ hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều có công văn gửi đến các nơi thờ Phật với nội dung nhắc nhở, tuyên truyền các phật tử không nên đốt vàng mã.

Mỗi sư trụ trì ở các chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm phật đường ... đều có trách nhiệm tuyên truyền nội dung công văn, có sự kiểm soát trong việc thực thi điều này và có trách nhiệm tuyên truyền với các phật tử tuân thủ theo quy định do Hội phật giáo đưa ra.

Trước đó, Công văn do Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký nêu rõ: "Đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam".

Trao đổi với PV Lao Động, hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, trong Đạo Phật, Đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên.

"Thói quen đốt nhiều vàng mã của người Việt xuất phát từ tập tục có lâu đời trong dân gian từ xa xưa. Những người này đã nhầm lẫn giữa tập tục và tín ngưỡng. Trong giáo lý của Phật không cho phép đốt vàng mã, không có chỗ nào nói về điều này, kể cả tổ sư Việt Nam cũng không đốt", hòa thượng Thích Bảo Nghiêm chia sẻ.

Đ.B
TIN LIÊN QUAN

Thần thánh hóa từ con cá tới cục đá: Đừng biến tín ngưỡng thành mê tín, mông muội!

MAI CHÂU - MINH THI - HUYÊN NGUYỄN |

Những ngày đầu năm, các lễ hội được tổ́ chức dày đặc, vẫn diễn ra cảnh cướp lộc, chen chân, xô lấn, thậm chí đánh nhau gây thương tích. Đặc biệt, nạn buôn thần, bán thánh, “mua chuộc” thánh thần bằng vài đồng tiền lẻ và các lễ vật… đã trở thành nỗi ám ảnh của những người hành hương.

Cá chép hóa cá thần là niềm tin mê lầm

Đào Bích |

Theo chuyên gia nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ, hành vi biến cá chép thành cá thần của một số người dân ở Đô Lương, Nghệ An mới đây là sự mê lầm, phản khoa học.

Ken người đi trẩy hội đầu xuân: Tín ngưỡng hay cuồng tín?

Đặng Chung |

Cả nước hiện có trên 8.000 lễ hội - được xem như “kho báu”, di sản văn hóa cha ông đã để lại cho thế hệ mai sau. Nhưng phải thừa nhận lễ hội bây giờ ngày càng xô bồ, biến tướng, bởi yếu tố tâm linh đang bị thổi phồng để đánh vào lòng tham của con người.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thần thánh hóa từ con cá tới cục đá: Đừng biến tín ngưỡng thành mê tín, mông muội!

MAI CHÂU - MINH THI - HUYÊN NGUYỄN |

Những ngày đầu năm, các lễ hội được tổ́ chức dày đặc, vẫn diễn ra cảnh cướp lộc, chen chân, xô lấn, thậm chí đánh nhau gây thương tích. Đặc biệt, nạn buôn thần, bán thánh, “mua chuộc” thánh thần bằng vài đồng tiền lẻ và các lễ vật… đã trở thành nỗi ám ảnh của những người hành hương.

Cá chép hóa cá thần là niềm tin mê lầm

Đào Bích |

Theo chuyên gia nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ, hành vi biến cá chép thành cá thần của một số người dân ở Đô Lương, Nghệ An mới đây là sự mê lầm, phản khoa học.

Ken người đi trẩy hội đầu xuân: Tín ngưỡng hay cuồng tín?

Đặng Chung |

Cả nước hiện có trên 8.000 lễ hội - được xem như “kho báu”, di sản văn hóa cha ông đã để lại cho thế hệ mai sau. Nhưng phải thừa nhận lễ hội bây giờ ngày càng xô bồ, biến tướng, bởi yếu tố tâm linh đang bị thổi phồng để đánh vào lòng tham của con người.