Hơn 331 tỉ đồng tu bổ tôn tạo các di tích quốc gia và cấp tỉnh ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 8.5, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành kế hoạch tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2028 nhằm bảo tồn các di tích đang bị xuống cấp cần được trùng tu tôn tạo với dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là 331,5 tỉ đồng.

Theo kế hoạch, Đồng Nai sẽ bảo quản, tu bổ, phục hồi 12 di tích quốc gia gồm: Đình Tân Lân, Mộ - Đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh, Chùa Bửu Phong, Địa đạo Nhơn Trạch, Thành cổ Biên Hòa, Địa điểm chiến thắng La Ngà, Đình An Hòa, Tòa hành chính Long Khánh, Chùa Long Thiền, Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam Bộ, Địa điểm vụ thảm sát Giồng Sắn, Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam (1961-1962).

Hỗ trợ đầu tư, bảo quản, tu bổ, phục hồi 18 di tích cấp tỉnh gồm: Đình Long Chiến, Đình Phú Trạch, Đình Cẩm Vinh, Đình Xuân Lộc - Chùa Xuân Hòa, Đình Phước Lộc, Đình Hưng Lộc, Nhà cổ Trần Ngọc Du, Đình Thành Hưng, Địa điểm ghi dấu trận tập kích đồn Hoàng Diệu 18/5/1969, Đình An Lợi, Đình Phước Nguyên, Vườn cao su đầu tiên - Sân điểm đồn điền cao su Dầu Giây, Căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa (U3), Đình Hưng Phú, Chùa Đại Giác, Đình Định Quán, Đình Phước Lư, Đình Bình Thiền.

Kinh phí thực hiện dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích giai đoạn 2024-2028 là 331,5 tỉ đồng. Trong đó, vốn đầu tư công theo các năm là: Năm 2024 không có, năm 2025 là 81 tỉ đồng, năm 2026 là 15 tỉ đồng, năm 2027 là 20 tỉ đồng và năm 2028 là 30 tỉ đồng.

Nguồn sự nghiệp năm 2024 là 31,5 tỉ đồng, năm 2025 là 23 tỉ đồng, năm 2026 là 17 tỉ đồng, năm 2027 không có và năm 2028 là 13 tỉ đồng.

Nguồn xã hội hóa năm 2024 là 10 tỉ đồng, năm 2025 là 19 tỉ đồng, năm 2026 là 7 tỉ đồng, năm 2027 là 41 tỉ đồng và năm 2028 là 24 tỉ đồng.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, kế hoạch ngoài việc bảo tồn các di tích đang bị xuống cấp, còn giúp các đơn vị trực tiếp quản lý di tích danh thắng có cơ sở để kêu gọi, xúc tiến đầu tư, khai thác, phát triển du lịch gắn với di sản văn hóa...

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Hình tượng rồng trên di sản 325 năm tuổi của mảnh đất Biên Hoà - Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hình tượng con rồng trên các đình, chùa, đền thờ nằm dọc sông Đồng Nai được thực hiện trên chất liệu gốm Biên Hòa với màu sắc chủ yếu là màu xanh cô-ban, xanh đồng... đã trở thành những giá trị văn hóa tồn tại xuyên suốt cùng với lịch sử hơn 325 năm tuổi của mảnh đất Biên Hòa cho đến nay.

Kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích ở Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định về việc kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Phú Yên chi hơn 11.600 tỉ đồng bảo tồn di tích giai đoạn 2023-2030

Phương Linh |

Ngày 12.12, UBND tỉnh Phú Yên cho biết, địa phương vừa ban hành quyết định phê duyệt đề án tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2023-2030.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.