Giai điệu tự hào tháng 12 - Xuân và tuổi trẻ

M. K |

Giai điệu tự hào tháng 12 - Xuân và tuổi trẻ (phát sóng ngày 31.12.2016) sẽ mang đến những bài ca hy vọng, những niềm vui, bữa tiệc âm nhạc ấm cúng mừng năm mới, nhưng cũng không quên những kí ức đẹp đã phủ bụi thời gian, để trân trọng và tự hào với những giai điệu trong lịch sử.

Giai điệu tự hào tháng 12 - Xuân và tuổi trẻ sẽ tái hiện những ca khúc thuộc dòng Tân nhạc thập niên 1940 - 1950, mang màu sắc, âm hưởng của nhạc trữ tình và nhạc xanh. Những bản tình ca được pha giữa cách phối cũ với tiết điệu chậm, điểm xuyết những nốt dân ca như một đặc trưng mang thương hiệu nhạc sĩ Thanh Phương xen lẫn một chút âm hưởng nhạc jazz, thính phòng làm toát lên vẻ nhẹ nhàng, lãng mạn của từng ca khúc. 

Nếu như “Dư âm” được ca sĩ Hà Anh Tuấn xử lý khá mộc mạc và có phần để cảm xúc lấn át mang đến hình ảnh chàng trai lãng mạn thì “Em đến thăm anh một chiều mưa” lại được Hoàng Hải xử lý kỹ thuật với giọng hát cao vút nhưng người nghe vẫn thấy thoáng đâu đó một cảm xúc đượm buồn.

Ca sĩ Hà Anh Tuấn.

Chùm ca khúc còn lại mang màu sắc tươi vui hơn được phối theo phong cách nhạc xanh thời trước. Đầu tiên là liên khúc “Bóng chiều xưa - Chiều” do “Sao mai” Anh Dũng và Nhật Thủy thể hiện. Hình ảnh đôi nam nữ song ca trong một liên khúc với điệu tango sẽ được tái hiện lại đầy lãng mạn trên sân khấu của Giai điệu tự hào tháng 12.

Một điệu nhảy thú vị nữa - điệu bosanova trong phần thể hiện “Ly rượu mừng” và “Mơ hoa” của nam ca sĩ Erik cũng sẽ là một điểm nhấn thú vị bởi Erik vốn là một nam ca sĩ rất trẻ với phong cách âm nhạc khá đặc biệt. “Xuân và tuổi trẻ” lại rộn ràng với điệu rumba qua giọng hát nhẹ nhàng, kỹ thuật của nhóm 5 Dòng kẻ. Ca khúc “Sơn nữ ca” có lẽ là bản phối kỳ công nhất, bởi giám đốc âm nhạc đưa vào đó một chút âm hưởng nhạc xưa, và những cách tân theo trào lưu mới trên nền nhạc tango.

Ca sĩ Nhật Thủy và Lê Anh Dũng.

Trở lại với bối cảnh những năm 1940, ca khúc “Xuân và Tuổi trẻ” được nhạc sĩ La Hối sáng tác khi ông 20 tuổi, đây cũng là bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ. Cố vấn âm nhạc Nguyễn Thụy Kha cho biết, ca khúc “Xuân và tuổi trẻ” được nhạc sĩ sáng tác vào thời điểm hệ trọng, báo trước hy vọng về ngày độc lập.

Tên gốc của ca khúc là “Le printemps et la jeunesse” được nhạc sĩ sáng tác vào năm 1944, chỉ 1 năm trước khi người nhạc sĩ tài hoa qua đời. Ca khúc có tính khí nhạc rất cao được trình diễn thường xuyên trong Hội yêu nhạc Hội An. Năm 1946, khi đoàn ca kịch Anh Vũ của nhà thơ Thế Lữ vào Hội An biểu diễn, vị “chủ soái” của phong trào thơ mới vì quá ấn tượng với giai điệu của ca khúc này, nên đã xin gia đình La Hối đặt lời Việt cho bài hát và lấy tên là “Xuân và tuổi trẻ”.

Lời ca trẻ trung và sâu sắc kết hợp với giai điệu đầy sức sống tạo nên một âm hưởng rộn ràng đầy chất xuân. Từ đó đến nay, ca khúc “Xuân và tuổi trẻ” vẫn luôn là một trong những ca khúc xuân hay nhất, được trình diễn nhiều nhất trên khắp cả nước và trong cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Ca sĩ Ngọc Khuê.

Một năm sau khi La Hối viết ca khúc “Xuân và tuổi trẻ”, chàng nhạc sĩ Hoàng Giác cũng nhờ mối tình trong mơ mà có cho mình một tác phẩm “Mơ hoa” để đời ở tuổi 21. Ca khúc được sáng tác vào năm 1945, có giai điệu và ca từ đôi chút lả lơi – như lời tán tỉnh của chàng trai với cô gái trong mộng. Lúc đó nhạc sĩ Hoàng Giác mới 21 tuổi, đây cũng chính là sáng tác đầu tay của ông viết về mối tình với cô bé hàng xóm mới vừa tròn 16, một mối tình tuổi học trò nhiều mơ mộng.

Trên sân khấu của "Giai điệu tự hào tháng 12", sự kết hợp của 3 cái tên: Nhạc sĩ Hoàng Giác – sáng tác “Mơ hoa” vào năm 21 tuổi, ca sĩ Erik – 19 tuổi và nhạc sĩ phối khí Khắc Hưng – 24 tuổi khiến bài hát như trở nên trẻ trung hơn, và ước lệ hơn. PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái – thành viên Hội đồng bình luận - cho rằng: “Cái mới phải được tiếp nối trên sự căn cơ cổ điển, không gian bài hát trên sân khấu này đẹp vô cùng và cũng rất mùa xuân và Hà Nội”.

Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh.

2 năm sau, năm 1947, ca khúc “Em đến thăm anh một chiều mưa” của nhạc sĩ Tô Vũ ra đời. Tô Vũ và nhóm nhạc Đồng vọng gồm rất nhiều tên tuổi lớn khi ấy như Đỗ Nhuận, Văn Cao, Lưu Hữu Phước… đã tiếp thu dòng nhạc lãng mạn kết hợp với những giai điệu đẹp của dòng nhạc dân gian để cho ra đời những tuyệt phẩm. Lời ca của “Em đến thăm anh một chiều mưa” vừa thể hiện sự kín đáo dè dặt, lại vừa có chút táo bạo của những người “có tình”. MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng trong Hội đồng bình luận của Giai điệu tự hào tháng 12 phải thốt lên: “Hoàng Hải hát ở tông fa trưởng khiến buổi chiều chấp cánh và bay cao lên”.

Những ca từ vui tươi của nhạc sĩ Trần Hoàn trong tác phẩm đầu tay “Sơn nữ ca” – sáng tác năm 1948 - sẽ mang màu sắc âm nhạc khá hiện đại với âm hưởng tango. Bài hát này được sáng tác tại chiến khu Quảng Bình khi người nhạc sĩ gặp gỡ những cô dân quân là học sinh trường Phan Bội Châu. Trước tình ý của những cô gái này, chàng trai nhớ lại tình yêu của mình nơi quê nhà. Cuối cùng, anh viết bài hát “Sơn nữ ca” như một lời khước từ tình yêu và lựa chọn cách mạng. Năm bài hát ra đời cũng chính là năm Trần Hoàn chính thức vào Đảng. Nhiều nhà phê bình cho rằng cái tinh thần ấy cũng chính là tinh thần và chí khí cách mạng của những chàng trai tri thức thời bấy giờ.

Hội đồng bình luận.

Năm 1949, tác phẩm “Dư âm” ra đời sau một mối tình dang dở của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Có khá nhiều tranh cãi về nàng thơ trong “Dư âm”, tuy nhiên nhạc sĩ Thụy Kha cho hay: “Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý khi đó là vệ quốc quân, thuộc sư đoàn 304 đóng ở khu 4. Ông rất mê một cô gái đẹp và biết chơi đàn. Cô này tên là Dương, nên chẻ đôi bài hát thành Dư âm”. Tiếp lời, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh chia sẻ: “Tôi có yêu cả 100 người thì cũng không sáng tác được bài hát hay như thế này”.

Nữ ca sĩ Mai Hoa.

Ca khúc “Bóng chiều xưa” gắn liền với mối tình nổi tiếng Dương Thiệu Tước - Minh Trang, cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối giữa hai gia đình trâm anh thế phiệt. Bà ngoại của ca sĩ Minh Trang vốn là chị của vua Thành Thái và bà được sinh ra ngay trên Bến Ngự - Huế. Vì thế mà trước khi gặp tác giả của ca khúc “Đêm tàn Bến Ngự”, Minh Trang đã thấy mình có sự gắn bó với ca khúc này đến lạ.

Và rồi khi hai người gặp nhau, tình yêu cứ thế nhen lên trong hai tâm hồn. Mối lương duyên đẹp này đã mang đến cho nền Tân nhạc Việt Nam nhiều ca khúc để đời, trong đó có “Bóng chiều xưa”. Cũng như nhiều ca khúc của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước do chính vợ ông viết lời hoặc chỉnh sửa ca từ, “Bóng chiều xưa” được đề tên tác giả là cả Dương Thiệu Tước và Minh Trang.

Trên sân khấu của Giai điệu tự hào tháng 12, êkip thực hiện chương trình đặt hai bản phối “Bóng chiều xưa” và “Chiều” cạnh nhau để tạo nên một bản liên khúc qua sự thể hiện đầy duyên dáng của 2 giọng ca Lê Anh Dũng - Nhật Thủy.

Khép lại Giai điệu tự hào tháng 12 là ca khúc “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Nhắc đến tên tuổi của ông, nhiều người thường chỉ nhớ tới “Nửa hồn thương đau”, chứ ít người biết rằng ca khúc “Ly rượu mừng” gần đây mới xin được cấp phép hát trở lại. Sau nhiều năm, đến năm 2016, tác phẩm “Ly rượu mừng” được phổ biến rộng rãi trở lại, trở thành một lời chúc năm mới với âm hưởng điệu nhảy valse rộn ràng.

Qua phần thể hiện của hai nữ ca sĩ Bảo Trâm và Ngọc Khuê và nhóm Dòng thời gian – gợi nhớ về hợp ca Thăng Long nổi tiếng ngày nào - ca khúc “Ly rượu mừng" như một lời chúc tới khán giả xuân mới thật ấm áp, an vui.

M. K
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.