Giấc mơ Trúc Chỉ trong những ngôi nhà Việt

Hoàng Văn Minh |

Huế - Làm sao để Trúc Chỉ có mặt trong tất cả những ngôi nhà Việt là ước mơ từ thuở mới bắt đầu của họa sĩ Phan Hải Bằng, Ngô Đình Bảo Vi và các cộng sự.

Và ước mơ này đã trở thành hiện thực khi tác phẩm Trúc Chỉ đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành lớn của Việt Nam với nhiều không gian.

Và sản phẩm mới nhất, trong Tết Quý Mão này, sẽ là bộ thiết kế “Bàn thờ Táo Quân”, gồm kệ thờ và tranh bài vị Táo Quân chế tác từ Trúc Chỉ.

Trúc Chỉ và thời trang

Những ngày cuối năm 2022, một sự kiện gây xôn xao làng thời trang trong nước khi tại cuộc thi Miss Grand International 2022, Đoàn Thiên Ân đại diện cho Việt Nam với bộ trang phục lấy cảm hứng từ Trúc Chỉ của nhà thiết kế Trần Thanh Tâm đạt được danh hiệu Best National Costume.

Đoàn Thiên Ân trong bộ trang phục lấy cảm hứng từ Trúc Chỉ của NTK Trần Thanh Tâm. Ảnh: Từ Ân
Đoàn Thiên Ân trong bộ trang phục lấy cảm hứng từ Trúc Chỉ của nhà thiết kế Trần Thanh Tâm. Ảnh: Từ Ân

Xôn xao bởi Đoàn Thiên Ân có chút sự cố khi bộ trang phục này cồng kềnh và nặng; bởi nó lọt vào top 4 cuộc bình chọn trang phục đẹp nhất. Nhưng quan trọng hơn cả là nó được lấy cảm hứng từ Trúc Chỉ - một loại hình nghệ thuật đến từ Huế.

“Tôi chọn Trúc Chỉ để làm nguồn cảm hứng sáng tạo nên bộ trang phục dân tộc là vì đây là một tinh hoa nghệ thuật của Huế, của Việt Nam do hoạ sỹ Phan Hải Bằng cùng cộng sự nghiên cứu, sáng tạo nên”, nhà thiết kế Trần Thanh Tâm trả lời chúng tôi sau cuộc thi.

Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào với Trúc Chỉ ứng dụng? Chúng tôi đặt câu hỏi với Ngô Đình Bảo Vi, người quản lý và điều hành Công ty TNHH Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam. Và câu trả lời rằng:

“Trước hết, xin chúc mừng giải thưởng và nhà thiết kế. Đây cũng là tín hiệu vui khi có một lớp người thiết kế trẻ tìm về với những giá trị mang tính dân tộc, tinh thần Việt Nam, làm năng lượng tích cực cho con đường của mình.

Về phía Trúc Chỉ, chúng tôi rất vui khi những nỗ lực của Trúc Chỉ đã có thể truyền cảm hứng cho những người sáng tạo kế tiếp. Duy chỉ có một chút đáng tiếc nhỏ, do quá trình kết nối không được chặt chẽ, nên vẫn còn những thiếu sót, không trọn vẹn về khái niệm cũng như biểu hiện tạo hình.

Chúng tôi coi đây là bài học lớn cho mình trong việc chuẩn hóa khái niệm cũng như đảm bảo sự kết nối chặt chẽ với các đối tác trong tương lai, nhằm đảm bảo được tính chuẩn xác của giá trị Trúc Chỉ cũng như các yếu tố liên quan”, Ngô Đình Bảo Vi nói.

Bình phong Liên Ngư bằng Trúc Chỉ. Ảnh: Tường Minh
Bình phong Liên Ngư bằng Trúc Chỉ. Ảnh: Tường Minh

Tiếp tục những sản phẩm có tính cộng hưởng

Chợt nhớ nhiều năm trước, cũng trong một cuộc chuyện với Ngô Đình Bảo Vi, chị bảo “sắp tới Trúc Chỉ của chị sẽ hướng đến thời trang và trang sức…”.

Nhân chuyện áo dài Trúc Chỉ của Đoàn Thiên Ân, lại hỏi thì Ngô Đình Bảo Vi cười cười: Ứng dụng Nghệ thuật Trúc Chỉ vào thiết kế thời trang, trang sức, chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục nghiên cứu, phát triển.

Chị bảo: “Thực ra, hiện đã có một số nghệ phẩm ở dạng concept và thử nghiệm nội bộ mà chưa được giới thiệu bởii nhiều lý do: tính bản quyền, tính độc đáo, ngôn ngữ thiết kế đặc trưng, sự chưa hài lòng về ý tưởng, chất liệu…

Đai dương - tác phẩm Trúc Chỉ của họa sĩ Đoàn Ngọc Anh. Ảnh: Tường Minh
Đai dương - tác phẩm Trúc Chỉ của họa sĩ Đoàn Ngọc Anh. Ảnh: Tường Minh

Trúc Chỉ vẫn vẫn đang làm việc cùng các nhà thiết kế khác, nhằm tạo ra những dòng sản phẩm mang tính cộng hưởng, như tiêu chí “Phép cộng và sự trở về”.  Hy vọng các nghệ phẩm này sẽ sớm ra mắt người thưởng ngoạn trong thời gian tới”.

Trúc Chỉ là gì?

Khởi nguồn của Trúc Chỉ là một ý niệm/concept có tính chất “nghịch ngẵng” của họa sĩ Phan Hải Bằng, Giảng viên Đại học Nghệ thuật Huế, rằng làm sao để có thêm một khả năng nữa cho Giấy: Thoát khỏi thân phận làm “nền”, để có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật tự thân, mang ngôn ngữ đồ họa rõ nét và có khả năng đối thoại, ứng biến với các loại hình nghệ thuật, chất liệu khác cho sáng tạo truyền thống cũng như đương đại.

Và thế là Phan Hải Bằng cùng các cộng sự và công chúng đưa dắt nhau đi từ những thú vị này đến ngạc nhiên khác, từ những hờ hững đến vồ vập và rồi thì... nghiện ngập! Và Trúc chỉ đã góp phần cộng thêm cho Huế một giá trị mới kiểu trước đây có giấy Dó thì giờ có thêm Trúc chỉ; trước đây có tre và những sản phẩm từ tre thì giờ có thêm Trúc chỉ...

Kể từ lần chính thức trình làng tác phẩm nghệ - thuật - giấy - tự - thân có tên là “Ngẫu”, được thực hiện với bột giấy tre đã được trao thưởng “Tác phẩm xuất sắc của năm” 2011 của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.

Rồi được nhà văn - dịch giả Bửu Ý định danh “Trúc chỉ” tại một triển lãm ở Vườn XQ Cổ độ trong Festival Huế năm 2012 với ý niệm thông qua tinh thần của cây tre để đề cao giá trị Việt, một loại hình nghệ thuật - giấy của người Việt, do người Việt tạo ra.

Mandala Trúc Chỉ. Ảnh: Tường Minh
Mandala Trúc Chỉ. Ảnh: Tường Minh

Đặc biệt là thuật ngữ “Đồ họa Trúc Chỉ”/ trucchigraphy đã được công nhận và sử dụng chính thức trong hội thảo sau Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần 3 (tháng 11.2014) do Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội trong một tham luận về Trúc chỉ của PGS.TS. Nguyễn Nghĩa Phương – giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Những cây mai rực rỡ tại lễ hội Hoàng mai quy mô lớn ở Huế

Quảng An |

Nhiều cây Hoàng mai đẹp sẽ tụ hội ở Cố đô Huế trong khuôn khổ Lễ hội Hoàng mai Huế lần I - năm 2023.

Nhiều ca sĩ nổi tiếng sẽ tụ hội về Huế ở Countdown năm 2023

Quảng An |

Chương trình Countdown - Chào năm mới 2023 sẽ được tổ chức tại Ngã 6 (đường Hùng Vương). Show diễn bắt đầu từ 19h ngày 31.12.2022 đến 0h20 ngày 1.1.2023.

Thay đổi ưu đãi thuế, huy động nguồn lực xã hội để hồi hương cổ vật

PHẠM ĐÔNG |

Trong việc tiến hành sửa đổi Luật Di sản văn hóa, sẽ có những thay đổi về cơ chế chính sách, ưu đãi thuế để huy động được nguồn lực xã hội thực hiện tốt việc đưa cổ vật hồi hương.

Trẻ dưới 18 tuổi đi làm thêm: Nên hay không?

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Với nhiều bạn trẻ đi làm thêm, tự kiếm tiền để tiêu cho các mục đích cá nhân là một nhu cầu khá phổ biến. Không đợi đến tuổi lao động, nhiều bạn trẻ dưới 18 tuổi đã dành một phần trong quỹ thời gian của mình để đi làm thêm kiếm tiền.

Lời khai của nghi phạm trộm 100 lượng vàng ở TPHCM

Anh Tú |

TPHCM  - Ngày 31.1, Phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Công an TPHCM cho biết, đang lấy lời khai đối tượng Phạm Văn Nu (37 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) để điều tra vụ trộm hơn 100 lượng vàng ở quận 12.

Hàng ghế đá dưới những gốc hoa sữa trên phố Nguyễn Chí Thanh

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Trong đợt cải tạo, chỉnh trang hè phố Nguyễn Chí Thanh vừa qua, dưới các gốc cây hoa sữa đã được bố trí ghế đá, thảm hoa,... làm cho tuyến phố này quang đãng và sạch đẹp trở lại.

Chợ bán đồ cúng, vàng mã lớn nhất TPHCM đông nghịt khách ngày vía Thần Tài

Anh Tú - Khánh Linh |

TPHCM - Chợ Thiếc (quận 11, TPHCM) là nơi chuyên bán đồ cúng từ vàng mã đến hoa, bánh kẹo, đặc biệt là các loại bánh chỉ có ngày vía Thần Tài mới có như bánh thuẫn, bánh bông lan cỡ đại, bánh đào tiên, bánh tổ... Ngày vía Thần Tài, khu bán vàng mã, đồ cúng ở thủ phủ chợ Thiếc tấp nập người dân đến mua các lễ vật về cúng, cầu mong một năm tài lộc, thịnh vượng.

Công viên Cầu Giấy có diện mạo mới, người dân thích thú đi bộ thể dục

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Nhiều người dân vui mừng khi hàng rào tại một số vị trí quanh Công viên Cầu Giấy được tháo dỡ để mọi người đều có thể dễ dàng tiếp cận.

Những cây mai rực rỡ tại lễ hội Hoàng mai quy mô lớn ở Huế

Quảng An |

Nhiều cây Hoàng mai đẹp sẽ tụ hội ở Cố đô Huế trong khuôn khổ Lễ hội Hoàng mai Huế lần I - năm 2023.

Nhiều ca sĩ nổi tiếng sẽ tụ hội về Huế ở Countdown năm 2023

Quảng An |

Chương trình Countdown - Chào năm mới 2023 sẽ được tổ chức tại Ngã 6 (đường Hùng Vương). Show diễn bắt đầu từ 19h ngày 31.12.2022 đến 0h20 ngày 1.1.2023.

Thay đổi ưu đãi thuế, huy động nguồn lực xã hội để hồi hương cổ vật

PHẠM ĐÔNG |

Trong việc tiến hành sửa đổi Luật Di sản văn hóa, sẽ có những thay đổi về cơ chế chính sách, ưu đãi thuế để huy động được nguồn lực xã hội thực hiện tốt việc đưa cổ vật hồi hương.