Dọn sạch “sạn” những lễ hội đón xuân Mậu Tuất: 9 việc cần thực hiện (kỳ 2)

VƯƠNG TRẦN - MAI CHÂU |

Để phát huy những giá trị văn hóa lễ hội lành mạnh, linh thiêng, trang nghiêm đúng chuẩn mực... cần những giải pháp mạnh, cụ thể từ các ngành chức năng và cả các địa phương nơi tổ chức lễ hội...

Còn những hạn chế

Theo đánh giá của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, năm 2017 công tác quản lý, tổ chức lễ hội trong cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp. Tuy nhiên, một vài lễ hội vẫn còn nhiều “hạt sạn” khiến dư luận bất bình. Cụ thể, một số địa phương còn chưa quan tâm đến công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn, vi phạm các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội như: Hội thi chọi trâu không phép ở Tuyên Quang và huyện Lục Yên (Yên Bái), việc tổ chức “khai ấn”, “phát ấn” không phép tại một số đơn vị.

Bên cạnh đó, hiện tượng bày và đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch vẫn diễn ra ở một số di tích lễ hội như Đền Cái Lân (TP.Hạ Long, Quảng Ninh), Đền Bảo Hà (Lào Cai), Đền Sượt (Hải Dương)... và vẫn còn xảy ra những hình ảnh phản cảm, chen lấn, tranh cướp lộc tại lễ hội đền Sóc (Hà Nội), phát lộc, tranh cướp lộc tại Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội), tranh cướp bạo lực tại Hội Phết xã Hiền Quan (Phú Thọ), lợi dụng trò chơi đá gà để đánh bạc tại hội Lim (Bắc Ninh)...

Một số di tích vẫn để xảy ra tình trạng bán hàng rong, ăn xin, gây ảnh hưởng tới mỹ quan di tích và nâng vé gửi xe không đúng quy định, còn hoạt động xóc thẻ, tán thẻ (Lễ hội đền Bia, Cẩm Giàng, Hải Dương). Trong khi đó, công tác vệ sinh môi trường, ùn tắc giao thông, đặt tiền giọt dầu, thu gom tiền công đức tại một số di tích chưa kịp thời, hàng quán kinh doanh có nơi còn lộn xộn, tình trạng kinh doanh trò chơi có thưởng có tính cờ bạc còn diễn ra ở nhiều lễ hội.

Nâng cao trách nhiệm địa phương

PGS-TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam - nhìn nhận, văn hóa rất đa dạng và phong phú, vì vậy, nếu bó buộc vào một “khung” nào đó sẽ làm mất đi tính đa dạng, phong phú vốn là sự hấp dẫn của nền văn hóa Việt Nam.

“Tôi cho rằng tùy từng sự kiện, lễ hội mà mỗi địa phương cần xác định nội dung, bản chất. Địa phương phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ văn hóa, những nội dung trong sự kiện văn hóa hay lễ hội nào cần phải tôn vinh. Và càng không thể có một loạt lễ hội giống hệt nhau ở tất cả các địa phương. Nếu điều đó xảy ra sẽ làm giảm đi rất nhiều giá trị, tạo ra nhiều bất cập sau này. Trên thực tế chúng ta đã từng vướng phải vấn đề trên, khi biến lễ hội thành các cuộc… míttinh” - PGS-TS Bùi Hoàng Sơn nói.

Liên quan đến việc quản lý các lễ hội văn hóa, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết: “Để các lễ hội được diễn ra trang nghiêm, an toàn, thiết thực, tiết kiệm, các địa phương cần phải vào cuộc một cách mạnh mẽ. Bên cạnh các công tác tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội, cần chú trọng đến việc không cấp phép, tổ chức lễ hội tràn lan, vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh cũng như ngừng tổ chức đối với những lễ hội đã cấp phép trước đây nhưng có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội”.

Theo Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy, Bộ VHTTDL đã đưa ra 9 nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, những nhiệm vụ trọng tâm, đáng chú ý như: Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc quản lý và tổ chức lễ hội; Không cấp phép, tổ chức lễ hội tràn lan, vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Chỉ đạo dừng tổ chức đối với những lễ hội đã cấp phép trước đây nhưng có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội. Các Ban quản lý di tích, BTC lễ hội cần có quy hoạch cụ thể khu vực dịch vụ, nơi sắp lễ, có phương án quản lý hòm công đức và bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ, tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định bên cạnh việc sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch.

Không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật Di sản văn hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, kích động bạo lực và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội: “Cần tăng cường phối hợp giữa bộ, ngành và các địa phương”

“Hà Nội có khoảng 1.206 lễ hội trong 3 tháng đầu năm, tập trung vào tháng 1 và 2 âm lịch, tính ra mỗi ngày là có hàng chục lễ hội diễn ra tại khắp địa bàn thành phố. Hiện vướng mắc nhất, đó là nội dung lễ hội, khi có cái phù hợp và không, hoặc có cái cần bảo tồn nhưng cũng có cái cần phải loại bỏ. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra tuy khá rầm rộ trong thời gian gần đây nhưng vẫn mang tính hình thức, đối phó, chưa đồng bộ và không quyết liệt. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu nơi diễn ra lễ hội. Công tác chuyên môn còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp. Ngoài ra, ý thức người tham gia lễ hội cũng đã làm sai lệch bản chất. Do vậy, tôi kiến nghị, Bộ VHTTDL nên có chỉ đạo một cách thống nhất với các địa phương và công tác tuyên truyền mạnh hơn, sâu sắc hơn đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức...”.

VƯƠNG TRẦN - MAI CHÂU
TIN LIÊN QUAN

Dọn sạch "sạn" những lễ hội đón Xuân Mậu Tuất: Chấn chỉnh các “điểm nóng”

VƯƠNG TRẦN - MAI CHÂU |

Các lễ hội đầu năm luôn là những không gian văn hóa thu hút hàng triệu lượt du khách. Nhưng, tình trạng phản cảm, biến tướng tâm linh, cướp lộc, bạo lực… vẫn diễn ra ở nhiều lễ hội, khiến dư luận bất bình... Dọn cho sạch “sạn” của lễ hội - nhiệm vụ cấp thiết của những người làm văn hóa trước thềm đón Xuân Mậu Tuất.

Bước tiến mới trong công tác quản lý lễ hội năm 2018

H.L |

Trả lời câu hỏi về những điểm mới trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018, đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, đã tham mưu, đề xuất Chính phủ ban hành nghị định về công tác quản lý lễ hội, dự kiến trình Chính phủ tháng 2.2018.

Sẽ tạm thời dừng cấp phép tổ chức lễ hội chọi trâu, bạo lực

M. K |

Sáng ngày 2.2, Bộ VHTT&DL tổ chức Hội nghị tổng kết, triển khai công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018. Theo đó, năm 2017 được đánh giá là có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội trong cả nước.

Ống hút gạo, bột tía tô: Từ hẻm nhỏ bước ra đại lộ

KHÁNH LINH - NGỌC LÊ |

Nỗ lực của các start-up trẻ đã góp phần đưa nông sản Việt Nam ra với thị trường thế giới.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về ba bài học chính sách tiền tệ

Hương Nguyễn |

Năm mới 2023 với những mục tiêu, thách thức mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Gánh nặng vô hình của lì xì

ANH HUY |

Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.

Trực Tết tại bệnh viện: Niềm hạnh phúc không phải nghề nào cũng có

Thuỳ Linh - Đức Mạnh |

Với những y sĩ phải trực Tết, gia đình họ sẽ phải chịu thiệt thòi vì tình thương và trách nhiệm giờ đây phải sẻ nửa cho những bệnh nhân và xã hội ngoài kia.

Tàu lặn Trung Quốc làm nên kỳ tích đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Khánh Minh |

Tàu lặn Trung Quốc đã lặn đến điểm sâu nhất của rãnh Diamantina, lập kỳ tích đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Dọn sạch "sạn" những lễ hội đón Xuân Mậu Tuất: Chấn chỉnh các “điểm nóng”

VƯƠNG TRẦN - MAI CHÂU |

Các lễ hội đầu năm luôn là những không gian văn hóa thu hút hàng triệu lượt du khách. Nhưng, tình trạng phản cảm, biến tướng tâm linh, cướp lộc, bạo lực… vẫn diễn ra ở nhiều lễ hội, khiến dư luận bất bình... Dọn cho sạch “sạn” của lễ hội - nhiệm vụ cấp thiết của những người làm văn hóa trước thềm đón Xuân Mậu Tuất.

Bước tiến mới trong công tác quản lý lễ hội năm 2018

H.L |

Trả lời câu hỏi về những điểm mới trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018, đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, đã tham mưu, đề xuất Chính phủ ban hành nghị định về công tác quản lý lễ hội, dự kiến trình Chính phủ tháng 2.2018.

Sẽ tạm thời dừng cấp phép tổ chức lễ hội chọi trâu, bạo lực

M. K |

Sáng ngày 2.2, Bộ VHTT&DL tổ chức Hội nghị tổng kết, triển khai công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018. Theo đó, năm 2017 được đánh giá là có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội trong cả nước.