Sẽ tạm thời dừng cấp phép tổ chức lễ hội chọi trâu, bạo lực

M. K |

Sáng ngày 2.2, Bộ VHTT&DL tổ chức Hội nghị tổng kết, triển khai công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2018. Theo đó, năm 2017 được đánh giá là có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội trong cả nước.

Theo đánh giá, phần lớn các lễ hội trong năm qua đều được diễn ra trong không khí linh thiêng, trang trọng, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, đồng thời thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia...

Người dân chen nhau đi lễ chùa đầu năm. Ảnh: T.L.
Người dân chen nhau đi lễ chùa đầu năm. Ảnh: T.L.

Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ VHTT&DL cho biết, tuy năm vừa qua ngoài các kết quả đạt được trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội đạt được nhưng vẫn còn những vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội, ví dụ hình ảnh phản cảm, chen lấn, tranh cướp lộc tại lễ hội; Hiện tượng bày và đổi tiền hưởng chênh lệch vẫn diễn ra ở một số di tích lễ hội…

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Ảnh: T.L.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Ảnh: T.L.

Ngoài ra, một vấn đề đáng chú ý được đưa ra bàn luận trong Hội nghị tổng kết lần này là những lễ hội, hội không có cơ sở để khẳng định là lễ hội dân gian truyền thống; có nội dung kích động bạo lực, phản cảm như “chọi trâu”…, Bộ VHTT&DL đã chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo quy định về tổ chức lễ hội.

Trước thắc mắc của tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái về việc có được tiếp tục tổ chức hay tạm dừng lễ hội chọi trâu, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho hay, quan điểm rõ ràng của Bộ VHTT&DL sẽ tạm thời dừng cấp phép tổ chức lễ hội chọi trâu, hoặc các loại hình lễ hội mang tính chất tương tự để có những biện pháp chấn chỉnh và khắc phục.

Bà cũng cho rằng, một số lễ hội, hội chọi trâu truyền thống phải tổ chức dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của di sản văn hóa, trọng tâm là các nghi lễ truyền thống tại địa phương, đảm bảo tính trang trọng, đúng với giá trị di sản, ý nghĩa của lễ hội, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh lành mạnh. Nhưng đáng tiếc, lễ hội lại dần trở thành một hình thức kinh doanh, gây phản cảm cho người dự lễ hội, không còn hướng đến mục đích chính bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, tạo những hình ảnh đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Hiện chỉ duy nhất lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được công nhận là Di sản cấp quốc gia là lễ hội được cấp phép.   

Ngoài ra, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh các địa phương cần tổ chức lễ hội đảm bảo an toàn, thiết thực, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Bên cạnh các công tác tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội, cần chú trọng đến việc không cấp phép, tổ chức lễ hội tràn lan, vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh cũng như ngừng tổ chức đối với những lễ hội đã cấp phép trước đây nhưng có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội. 

M. K
TIN LIÊN QUAN

“Cần chấn chỉnh nghiêm túc công tác lễ hội trước Tết Nguyên đán”

MAI CHÂU |

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị tổng kết công tác ngành VHTTDL năm 2017. Tại hội nghị, Bộ VHTTDL đánh giá, tiếp thu, rút kinh nghiệm một cách thẳng thắn về những công việc đã hoàn thành trong năm 2017 và lời hứa tiếp tục triển khai nhiệm vụ có trọng tâm, hiệu quả trong năm 2018.

Cần ứng xử văn hóa với lễ hội bạo lực

MAI CHÂU - ĐẶNG CHUNG |

Tổ chức động vật Châu Á vừa gửi thư đến Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kêu gọi chấm dứt lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.

Khi lễ hội trở thành “đặc sản” của du lịch

Chu San |

Không thuần túy là cảnh quan hay ẩm thực, chính lễ hội rộn ràng quanh năm mới là “đặc sản” hấp dẫn của nhiều khu du lịch tại Việt Nam hiện nay, như Sun World Ba Na Hills…

Bóng đá Việt Nam 2022: Vui, buồn lẫn lộn

TAM NGUYÊN |

Bóng đá Việt Nam năm 2022 nhiều tin vui nhưng cũng không ít chuyện buồn…

Dù ở đâu, người Việt đều hướng về Tết cổ truyền

PHÙNG LINH |

Nhiều người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài háo hức về quê sau một thời gian dài gián đoạn vì dịch bệnh hoặc nhiều lý do khác. Còn những người ở lại, họ cũng tự tìm cho mình những niềm vui riêng để vơi đi nỗi nhớ nhà trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Hương vị Tết ở ngôi làng làm miến dong trăm tuổi

Nguyễn Thúy |

Miến Cự Đà đã có từ lâu đời nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống cho đến tận ngày nay. Đây là một thức quà quen thuộc của người dân mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Shipper mỏi tay giao hàng dịp cận Tết Nguyên đán Quý Mão

Vương Trần |

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều shipper với thùng hàng phía sau yên xe len lỏi khắp các ngõ ngách của thành phố để kịp giao hàng tận nhà cho khách.

Khán giả mong chờ Cô Đẩu tái xuất Táo Quân 2023

Nhóm PV |

Suốt 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam mỗi đêm 30 Tết. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về những kỉ niệm với Táo Quân của người dân.

“Cần chấn chỉnh nghiêm túc công tác lễ hội trước Tết Nguyên đán”

MAI CHÂU |

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị tổng kết công tác ngành VHTTDL năm 2017. Tại hội nghị, Bộ VHTTDL đánh giá, tiếp thu, rút kinh nghiệm một cách thẳng thắn về những công việc đã hoàn thành trong năm 2017 và lời hứa tiếp tục triển khai nhiệm vụ có trọng tâm, hiệu quả trong năm 2018.

Cần ứng xử văn hóa với lễ hội bạo lực

MAI CHÂU - ĐẶNG CHUNG |

Tổ chức động vật Châu Á vừa gửi thư đến Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kêu gọi chấm dứt lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.

Khi lễ hội trở thành “đặc sản” của du lịch

Chu San |

Không thuần túy là cảnh quan hay ẩm thực, chính lễ hội rộn ràng quanh năm mới là “đặc sản” hấp dẫn của nhiều khu du lịch tại Việt Nam hiện nay, như Sun World Ba Na Hills…