Đối thoại để “dẹp loạn” lễ hội

ĐẶNG CHUNG |

Mỗi năm Việt Nam có hàng nghìn lễ hội được tổ chức, với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Nhưng cứ vào mùa lễ hội, những tranh cãi lại xảy ra, vấn đề cũ được nói lại, nhất là tình trạng “loạn” lễ hội, biến tướng để trục lợi, phản cảm, bạo lực, gây bức xúc dư luận. Tại hội nghị Tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2016 diễn ra chiều 10.1, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã thẳng thắn gọi đây là những “khối u”, cần sự vào cuộc quyết liệt của cả ngành văn hóa và người dân, để “làm sạch môi trường lễ hội”.

Cấm “chọi trâu” thì tổ chức “thi trâu”, “chọi chó”

Bà Trịnh Thị Thủy - Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) - đã chia sẻ với Lao Động về câu chuyện “loạn hội thi trâu” trong năm vừa qua. Năm 2016, theo chỉ đạo của lãnh đạo bộ, Cục Văn hóa cơ sở đã phối hợp với các địa phương chấn chỉnh, “dẹp” những lễ hội chọi trâu phản cảm, mượn lễ hội để kinh doanh thịt trâu, cá cược, cờ bạc trá hình. Khi bị “cấm chọi”, các địa phương đã lách bằng cách mở hội thi trâu khỏe, trâu đẹp, trâu kéo cày giỏi… Hình thức là thế nhưng cuối cùng vẫn là giết thịt trâu để bán cho du khách với giá cao kiếm lời. Hay cấm chọi trâu thì một số nơi chuyển sang thi chọi gà, chọi chó…

Nhờ đối thoại, chia sẻ mà lễ hội làng Ném Thượng không còn cảnh chém lợn giữa sân đình. Ảnh: HẢI NGUYỄN

“Khi phát hiện ra việc “lách” quy định của các địa phương, chúng tôi đã nhắc nhở. Nhưng hiện nay đang bị thiếu quy định, chế tài xử phạt, nên để chấm dứt được các hình thức trục lợi trên lễ hội này vẫn còn rất khó khăn. Hiện tại, cục đang hướng tới việc “siết chặt đầu vào”, tức là tham vấn cho lãnh đạo bộ kiên quyết không cấp phép cho các địa phương tổ chức thêm các hội thi trâu hay gia súc, gia cầm dưới bất cứ hình thức nào. Còn những lễ hội đã có bề dày lịch sử, thì sẽ có sự giám sát chặt chẽ để hạn chế tối đa các hình thức biến tướng” - bà Trịnh Thị Thủy chia sẻ.

Còn Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện thì thẳng thắn chỉ ra rất nhiều mặt hạn chế trong công tác tổ chức lễ hội năm vừa qua: “Chúng tôi không tổ chức hội nghị tổng kết để biểu dương, khen thưởng mà là nhìn thẳng vào những mặt chưa được, có thể nói là “nóng” về công tác tổ chức lễ hội trong năm. Như vấn đề lễ hội phản cảm, bạo lực, nạn “chặt chém” du khách vẫn diễn biến phức tạp, đã được báo chí phát hiện, thông tin. Hay tình trạng lén lút đổi tiền lẻ vẫn diễn ra, cấm rồi thì họ lui vào “hoạt động bí mật”. Rồi những hình ảnh thanh niên lao vào cướp phết, cướp lộc, lấy cả dây lưng để vụt nhau rất phản cảm, khó chấp nhận được”. Bộ trưởng cũng cho biết sang năm 2017, Bộ VHTTDL sẽ giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, cũng như không cấp phép tổ chức lễ hội tràn lan, sẽ kiên quyết dừng tổ chức những lễ hội có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận.

Cũng tại hội nghị, nhiều đại biểu chỉ ra rằng, dù công tác tổ chức lễ hội trong năm 2016 có nhiều tiến triển, quy củ hơn, nhưng những mặt trái vẫn là thách thức rất lớn với người làm công tác quản lý văn hóa. Tình trạng chen lấn, xô đẩy vẫn diễn ra ở nhiều nơi như lễ hội đền Hùng, chùa Hương, lễ khai ấn đền Trần… Vấn đề vệ sinh thực phẩm, rác thải vứt bừa bãi vẫn diễn ra ở nhiều nơi, các hình thức lợi dụng lễ hội để trục lợi vẫn diễn biến phức tạp.

Đừng quản không được thì cấm

Câu chuyện về lễ hội chém lợn làng Ném Thượng, đâm trâu ở Tây Nguyên hay Bình Phước là những “điểm nóng” về công tác quản lý lễ hội những năm qua. Năm 2016, trước phản ánh của báo chí, bức xúc của dư luận, Bộ VHTTDL đã ra Thông tư 15, yêu cầu “không tổ chức các lễ hội có nội dung kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác bao gồm những hoạt động đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo…”. Trước “lệnh” này, chia sẻ với Lao Động, đại diện Sở VHTTDL Bắc Ninh cho biết, năm 2016 sở đã chỉ đạo và đề nghị dân làng Ném Thượng không tổ chức chém lợn công khai ở sân đình như trước. Trong năm 2017 cũng vẫn tổ chức lễ hội, nhưng nghi lễ sẽ diễn ra ở nơi kín đáo, để tránh gây phản cảm.

Còn theo chia sẻ của ông Lê Văn Quang - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bình Phước - thì năm 2016 tỉnh đã ngừng tổ chức lễ hội chọi trâu vì có dư luận nói là phản cảm. Ông Quang cũng khiến nghị Bộ VHTTDL nên chia sẻ với cộng đồng, nhân dân nơi có lễ hội diễn ra. “Lễ hội chọi trâu ở Bình Phước chúng tôi không hề bán vé thu tiền, không kinh doanh thịt trâu, vì đây là lễ hội gắn với một nhóm cư dân, coi con trâu là vật tế thần linh để cầu mưa thuận gió hòa. Nay không được tổ chức lễ hội, nhân dân địa phương cũng có nhiều băn khoăn. Tôi kiến nghị Bộ VHTTDL nên linh hoạt trong quản lý lễ hội. Nếu việc tổ chức lễ hội ở địa phương nào đảm bảo thuần phong mỹ tục thì tạo điều kiện cho tổ chức để gìn giữ, bảo vệ di sản. Bởi lễ hội cũng chính là di sản, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa của người dân” - ông Quang đề xuất.

TS Lê Thị Minh Lý - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hoá - thì cho rằng để hạn chế những lễ hội phản cảm và biến tướng thì việc nhà quản lý văn hóa tôn trọng, đối thoại, chia sẻ, bàn bạc với cộng đồng là hết sức cần thiết: “Cộng đồng sẽ tự động rút lui nếu chúng ta biết cách đối thoại và bàn bạc. Kinh nghiệm từ lễ hội làng Ném Thượng đã chỉ rõ điều đó. Khi nghiên cứu lễ hội của họ, chúng tôi lắng nghe tâm tư của người dân và chia sẻ với họ về nhu cầu tổ chức lễ hội. Nhưng chúng tôi cũng dần dần thuyết phục bằng những cơ sở khoa học, chứng minh xưa kia các cụ tổ chức lễ hội có chuyện giết thịt để cúng tế, chứ không phải là chém như bây giờ. Và họ đã nghe theo. Với lễ hội khác cũng vậy. Tôi nghĩ muốn quản lý được tốt thì phải chia sẻ với những chủ thể của lễ hội, đối thoại và bàn bạc với người dân, chứ không nên làm theo cách “không quản được thì cấm”.

ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.