Để thấm một lối viết về những phận người nhỏ bé…

Tuyền Linh |

Tôi tự thấy, rằng góc nhìn của mình chẳng khiên cưỡng khi thấy có “mối liên hệ không hề nhẹ” giữa Fyodor Dostoevsky (1821-1881, người Việt ưa đọc sách vẫn nôm na gọi là cụ Đốt) - nhà văn, triết gia, nhà tư tưởng, nhà báo người Nga, một trong những tác giả vĩ đại của thế kỷ 19 tầm vóc thế giới - với những câu chuyện đời thường bộn bề lo toan, khó khăn của biết bao công nhân, người lao động xứ mình trong những ngày đại dịch COVID-19…

1. Thứ bảy 11.12.2021, giữa trưa lạnh âm 14 độ, con gái bé nhỏ của tôi lang thang Tverskaya - phố trung tâm Moskva. Tới đoạn cắt với góc phố Kamertchersky, chợt thấy tượng nhà văn Anton Tchekhov,  nó vội nhắn tin cho mẹ: “nhìn hơi méo mó”. Tôi nhắn tin đùa lại: “văn nghê sĩ nhiều người  hơi bị hoặc hay bị nhìn... kiểu méo mó”.

Thế là nảy nở giữa hai mẹ con câu chuyện cách nhìn về tạo hình những bức tượng danh nhân và anh hùng của người Nga, không đâu xa, ngay trung tâm thủ đô nước Nga - Moskva: Các anh hùng, nhà cách mạng,… thường kiêu hùng, trên ngựa hay trên bệ đài cao, mắt nhìn thẳng kiên định, tay chỉ thẳng, dáng người như muốn bạt gió lao về phía trước… Còn  văn nghệ sĩ, đặc biệt  các nhà văn, nhà thơ (như tượng thi hào Alexander Puskin) thường cúi đầu, nhìn xuống (nhìn xuống bạn đọc, quần chúng), ánh mắt đắm chìm trong suy tư (tượng nhà văn N. Gogol), chất chứa khổ đau, thương xót, nhất là những bức tượng  tạc cụ Đốt mang vẻ như muốn trượt ra khỏi chỗ ngồi của mình; hay đôi bàn tay đan chặt vào nhau, lưng thậm chí khòm xuống… - trong khuôn viên Trung tâm bảo tàng “Nhà Moskva của Dotoevsky” phía bắc Bệnh viện Mariinsky (nơi  Dostoevsky sinh ra, sống 15 năm đầu đời); hay bức tượng đặt  trước Thư viện Quốc gia Nga (đổi tên năm 1992, nhưng tới nay người Nga vẫn giữ biển hiệu thời Xô Viết là  Thư viện Quốc gia mang tên V.Lenin); xa hơn là những bức tượng ở thành phố Saint Petersburg hai mẹ con tôi thấy vào mùa hè 2019 - đặt ngoài phố, trong Bảo tàng tưởng niệm văn học Dostoevsky (khai trương 12.11.1971, nơi Dostoevsky viết những tác phẩm đáng chú ý như Anh em nhà Karamazov…) .

Dáng vẻ mỗi bức tượng cũng là biểu hiện thế giới nội tâm của nhà văn, nhà thơ, cũng hiển hiện cái vẫn được gọi là “tính/khí chất văn chương” của nhà văn đó. Và cả góc nhìn của người tạc tượng đối với nhà văn, nhà thơ đó.

Câu chuyện bắt đầu từ bức tượng A.Tchekhov trước cửa nhà hát mang tên ông dẫn đến những bức tượng cụ Đốt - một trong những “thiên tài Nga nghiệt ngã” - không phải ngẫu nhiên người Nga đặt tượng ngay trước cửa chính thư viện lớn nhất  nước mình.

Vị trí, mức độ, tầm ảnh hưởng của Đốt trong văn đàn, tư tưởng Nga và thế giới gần 200 năm qua thì “không phải nhiều lời”. Năm 2021 - nhân 200 năm ngày sinh của Dostoevsky, theo lịch mới ngày 11.11.1821, và 140 năm ngày mất của ông ngày 9.2.1881, UNESCO gọi là Năm Dotoevsky.  Ở nước ta, dịp cuối năm 2021, một số tác phẩm nổi bật của ông như “Tội ác và hình phạt” đã được ấn hành lại dưới những phiên bản đẹp; suốt năm qua, một số dịch giả lại còn cặm cụi dịch lại một vài tác phẩm của ông…

Chân dung F.Dostoevsky.
Chân dung F.Dostoevsky.

2. Giữa những vô vàn (vâng, tôi cho phép mình dùng từ vô vàn) câu chuyện - cảnh đời và bức ảnh những người lao động nghèo, công nhân sống trong những ngày đại dịch COVID-19 kéo dài 2 năm nay phóng viên trẻ Báo Lao Động (và đồng nghiêp một vài tờ báo khác) mang tới cho bạn đọc, tôi đầu tiên hay nhìn thật lâu những bức ảnh chụp khu nhà trọ, từng căn phòng trọ của những người công nhân, người lao động nghèo, người yếm thế, và cả những người như bị coi “bên lề xã hội”; những vật dụng trong căn phòng chật chội bí bách, nếu không muốn dùng cụm  từ “điều kiện sống tệ hại” ở một vài nơi… Câu chuyện điều kiện sống, xây nhà trọ cho công nhân, người lao động xứ mình hiện giờ, đúng thật là cả một… vấn đề!

Trong số báo Lao Động ra đầu tháng 12.2021, cô phóng viên trẻ kể chuyện những người công nhân ở môt khu công nghiệp Hà Nội, do COVID-19, công việc gián đoạn, thu nhập bị ảnh hưởng nhiều, “thắt lưng buộc bụng”, các con ở quê nhịn sữa…

Tôi giật mình nhìn bức ảnh đôi vợ chồng trẻ bế đứa con thơ trong căn phòng trọ nghèo nàn mấy mét vuông, trên vẻ mặt lo âu, ánh mắt người chồng lại như vô định. Bức tranh - tôi cứ gọi là bức tranh đi  (người chồng hay người vợ vẽ nhỉ, bằng thứ bút dạ viết bảng, màu đen) trên tường phòng thể hiện một góc quê nhà xa xăm của họ, với nhấp nhô núi đá nhọn hoắt, suối, cây, những áng mây và vui nhất một miệng cười bay giữa những áng mây… Hút ánh nhìn của tôi là những hàng chữ đẹp, ngay ngắn, viết hoa theo kiểu cổ điển. Mấy chữ rõ nhất “chán cảnh giãn cách”, “Nghèo nhưng cố gắng”.  Tôi cố gắng tưởng tương thời điểm, tâm trạng người vẽ cảnh nhớ nhà mình đó, viết những chữ tự động viên mình  đó - mà tôi nghĩ có lẽ là người chồng, vì nét chữ cứng cỏi.

Trong những ngày đại dịch như thế, biết bao công nhân, người lao động xứ  Việt mình lâm cảnh “bó gối”, rơi cảnh éo le - không thu nhập. Họ, lo kiếm miếng ăn mỗi ngày, mơ chi tới có một đời sống văn hóa tinh thần phong phú. Nhưng, không khoa trương, họ dặn mình, nói với vợ con mình, rằng, chúng ta “Nghèo nhưng cố gắng”!

Câu chuyện của vợ chồng người công nhân đó và hàng ngàn chuyện của những người công nhân Việt khác tôi đọc từ những bài báo suốt hai năm qua, một phần nào, gợi tôi nhớ đến  một tuýp nhân vật của Đốt, “đó là những con người trong hoàn cảnh khó khăn, thậm chí tăm tối, u ám, khốn cùng nhất vẫn giữ được phần “người” trong tâm khảm”.

Thị dân, thế giới nội tâm, vấn đề tự ý thức của tầng lớp nghèo thành thị là một trong những đề tài nổi bật của Đốt. “Sau những cuộc vật lộn nội tâm khóc liệt nhất, các nhân vật vẫn giữ được ở chừng mực nhất định thiên lương, nhân phẩm”.  Những nhân vật từ những tác phẩm (một vài cuốn đã được dịch ra tiếng Việt), như “Những kẻ bần hàn”, “Những đêm trắng”, “Hồi ký viết dưới hầm”, “Những kẻ tủi nhục”…

3. “Sang chất tâm lý khi đọc Đốt ở tuổi hoa niên”; “Độc giả của Dostoevsky ở nước ta (từ trước cho đến tận giờ) là loại độc giả ưu tú khá chuyên biệt, một “thiểu số chọn lọc”, như nhà phê bình, nhà văn, sinh viên đại học”; “Quá trình thẩm thấu Dostoevsky không chóng vánh…”; “.. dòng ý thức, nội dung tư tưởng, phong cách khó hiểu..,”, ….- những ý kiến của bạn đọc xứ mình về  văn chương Dostoevsky - được định danh “là một nhà văn khó đọc”.

Tôi hoàn toàn tin chắc rằng, những người lao động nghèo, công nhân các khu công nghiêp như vợ chồng anh công  nhân trong bức ảnh khiến tôi giật mình thảng thốt đó  chưa bao giờ biết tới nhà văn Nga Dostoevsky,  lại càng chưa bao giờ đọc tới 5 tác phẩm nổi bật nhất ông viết 15 năm cuối đời (đều đã được dịch ra tiếng Việt) là “Tội ác và trừng phạt”, “Chàng ngốc”, “Lũ người quỷ ám”, “Đầu xanh tuổi trẻ”, “Anh em nhà Karamazov” - những tác phẩm kinh điển  về đời sống chính trị, văn hóa tinh thần  xã hội Nga thế kỷ 19 - như một nhà nghiên cứu Nga cho rằng “sau chúng, nhân loại đã trưởng thành thêm một bước”.

Nhưng, tôi thấy có sự tương đồng nhất định giữa những  thân phận bé mọn, hoàn cảnh sống,  những tâm tư giằng xé trong chuyện đời (đời thường) của những người lao động nghèo xứ mình với một dạng thức nhân vật của Dostoevsky. Câu chuyện - cảnh đời của người lao động nghèo, công nhân nghèo xứ mình, thường được các nhà báo trẻ kể lại bằng những ngôn  từ giản dị, dễ đọc, không cố gắng uốn éo kể lể sướt mướt; những bức ảnh với góc chụp cố gắng tốt nhất thể hiện thực nhất cảnh sống, tâm trạng của những người lao động nghèo. Đấy là chủ nghĩa hiện thực, còn gì?

Và thật hay, nếu có khi nào, chính những người lao động, công nhân của chúng ta, tự viết ra câu chuyện  của chính mình.

“Nghèo nhưng cố gắng”. Bốn chữ viết hoa của người công nhân nọ, như tôi nhìn thấy, tỏa ra một ánh sáng lấp lánh  thiện lương, đầy tự trọng, hiểu đời, hiểu mình, gắng vươn tới những điều tốt đẹp - mang  vẻ đẹp tinh thần của con người.

Và tôi bỗng nhớ tới một góc trưng bày ấn tượng ở Trung tâm bảo tàng Dostoevsky - Moskva: Mút cuối đường hầm một khung kính với  tờ giấy có chữ  ký của Dostoevsky và cây viết của nhà văn.  Từ trong góc cuối cùng đau khổ, ánh sáng văn chương tỏa rạng thương xót, nâng đỡ những phận người nhỏ bé. Vẻ đẹp bất tuyệt của con người, và chữ nghĩa. “Cái đẹp cứu chuộc thế giới”, như cụ Đốt từng nói.

Tuyền Linh
TIN LIÊN QUAN

Nhà biên kịch Phạm Hạ Thu “Viết văn giống như hơi thở…”

Việt Văn (thực hiện) |

Một trong những biên kịch vô cùng đắt “sô” ở phía Nam: Phạm Hạ Thu với hàng loạt bộ phim truyền hình nhiều tập gây “sốt” với khán giả như  “Sông dài”, “Hai người vợ”, “Biệt thự hoa hồng”, “Mơ hoang”, “Bóng giang hồ” ,“Lời nguyền lúc 0 giờ”…, đặc biệt “Tiếng sét trong mưa” phát sóng từ tháng 9.2019 đã phá vỡ mọi “kỷ lục rating” của phim truyền hình khi đạt đến chỉ số 26.0, chưa kể lượng truy cập trên các thiết bị di động, liên tục đứng đầu “top trending” YouTube Việt Nam. Ở ngoài đời, khiêm tốn và trầm lắng, Phạm Hạ Thu luôn đắm mình vào nghiệp viết và không hề nhắc đến các giải thưởng uy tín của Hội Điện ảnh, Liên hoan truyền hình toàn quốc… mà chị đạt được.

Nhà văn Phan Đức Lộc: “Viết văn là cách để chúng ta cùng lúc được sống trong nhiều cuộc đời”

Việt Văn (thực hiện) |

Giải C - Giải thưởng “Cây bút vàng” lần thứ IV của Bộ Công an (lễ trao giải diễn ra ngày 17.12) là giải thưởng thứ 17 Phan Đức Lộc giành được ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn đến kịch bản văn học, tản văn, báo chí…

Làm báo về văn hóa văn nghệ: Viết hay không khó!

Mai Anh Tuấn |

Không tính số ít báo chuyên ngành chưa chắc gây chú ý, thì nội dung văn hóa văn nghệ, thú vị thay, cũng xuất hiện trong hầu hết các tờ báo khác nhau, nhất là báo điện tử, và thu hút lượng lớn người đọc. Nhưng chính sự rộng mở và dễ dàng dung chứa bài vở mà văn hóa, tiếc thay, lại bộc lộ không ít vụng về, thậm chí tạp nham, ít gây suy ngẫm trong bối cảnh báo chí truyền thông đang rất cần những góc nhìn đa dạng, sâu sắc.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nhà biên kịch Phạm Hạ Thu “Viết văn giống như hơi thở…”

Việt Văn (thực hiện) |

Một trong những biên kịch vô cùng đắt “sô” ở phía Nam: Phạm Hạ Thu với hàng loạt bộ phim truyền hình nhiều tập gây “sốt” với khán giả như  “Sông dài”, “Hai người vợ”, “Biệt thự hoa hồng”, “Mơ hoang”, “Bóng giang hồ” ,“Lời nguyền lúc 0 giờ”…, đặc biệt “Tiếng sét trong mưa” phát sóng từ tháng 9.2019 đã phá vỡ mọi “kỷ lục rating” của phim truyền hình khi đạt đến chỉ số 26.0, chưa kể lượng truy cập trên các thiết bị di động, liên tục đứng đầu “top trending” YouTube Việt Nam. Ở ngoài đời, khiêm tốn và trầm lắng, Phạm Hạ Thu luôn đắm mình vào nghiệp viết và không hề nhắc đến các giải thưởng uy tín của Hội Điện ảnh, Liên hoan truyền hình toàn quốc… mà chị đạt được.

Nhà văn Phan Đức Lộc: “Viết văn là cách để chúng ta cùng lúc được sống trong nhiều cuộc đời”

Việt Văn (thực hiện) |

Giải C - Giải thưởng “Cây bút vàng” lần thứ IV của Bộ Công an (lễ trao giải diễn ra ngày 17.12) là giải thưởng thứ 17 Phan Đức Lộc giành được ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn đến kịch bản văn học, tản văn, báo chí…

Làm báo về văn hóa văn nghệ: Viết hay không khó!

Mai Anh Tuấn |

Không tính số ít báo chuyên ngành chưa chắc gây chú ý, thì nội dung văn hóa văn nghệ, thú vị thay, cũng xuất hiện trong hầu hết các tờ báo khác nhau, nhất là báo điện tử, và thu hút lượng lớn người đọc. Nhưng chính sự rộng mở và dễ dàng dung chứa bài vở mà văn hóa, tiếc thay, lại bộc lộ không ít vụng về, thậm chí tạp nham, ít gây suy ngẫm trong bối cảnh báo chí truyền thông đang rất cần những góc nhìn đa dạng, sâu sắc.