Nhà biên kịch Phạm Hạ Thu “Viết văn giống như hơi thở…”

Việt Văn (thực hiện) |

Một trong những biên kịch vô cùng đắt “sô” ở phía Nam: Phạm Hạ Thu với hàng loạt bộ phim truyền hình nhiều tập gây “sốt” với khán giả như  “Sông dài”, “Hai người vợ”, “Biệt thự hoa hồng”, “Mơ hoang”, “Bóng giang hồ” ,“Lời nguyền lúc 0 giờ”…, đặc biệt “Tiếng sét trong mưa” phát sóng từ tháng 9.2019 đã phá vỡ mọi “kỷ lục rating” của phim truyền hình khi đạt đến chỉ số 26.0, chưa kể lượng truy cập trên các thiết bị di động, liên tục đứng đầu “top trending” YouTube Việt Nam. Ở ngoài đời, khiêm tốn và trầm lắng, Phạm Hạ Thu luôn đắm mình vào nghiệp viết và không hề nhắc đến các giải thưởng uy tín của Hội Điện ảnh, Liên hoan truyền hình toàn quốc… mà chị đạt được.

Hầu hết, các kịch bản đều được chị chuyển thể từ tiểu thuyết của mình, vậy khi chuyển thể sang kịch bản chị có phải thay đổi, thêm thắt gia cố thêm nhiều không, và có bao giờ chị “phá” đi tạo dựng một ý tưởng mới mẻ hoàn toàn không?

- Dù chuyển thể từ chính tiểu thuyết của mình, nhưng mình vẫn  phải gia cố, thay đổi và thêm thắt nhiều nhân vật mới cùng các tình tiết hấp dẫn tạo kịch tính. Nhưng phần lớn vẫn giữ lại đường dây và nhân vật. Cũng có một vài kịch bản phải phá bỏ để tạo một ý tưởng hoàn toàn mới. Ví dụ như kịch bản “Điệp khúc tình”. Còn nếu chuyển thể từ tác phẩm của tác giả khác, mình gia cố, thêm thắt, nhấn mạnh chủ đề ý tưởng, nhưng vẫn tôn trọng và giữ nguyên tính nhân văn của tác phẩm gốc.

Nhiều phim truyền hình chị làm biên kịch có chỉ số rating rất cao, thu hút số đông khán giả. Chị có may mắn khi gặp được đạo diễn cùng tần số đồng điệu với những ý tưởng, cảm xúc của chị hay vì chị luôn theo sát, bàn bạc với đạo diễn phim?

- Trong quá trình làm phim mình rất may mắn gặp được đạo diễn cùng tần số đồng điệu với những ý tưởng cảm xúc của mình. Tuy nhiên mình có một nguyên tắc là luôn theo sát, bàn bạc với đạo diễn và mỗi khi phải chỉnh sửa thì phải chính mình sửa chứ không để người khác chạm tay vào. Vì mình nghĩ chỉ có mẹ mới hiểu được con mình một cách chính xác và cụ thể nhất.

Chủ đề xuyên suốt trong các tác phẩm của chị xuất phát từ nhân duyên nào?

- Phần lớn chủ để xuyên suốt trong tác phẩm của mình là luật nhân quả và tính nhân văn. Nó xuất phát từ sự giáo dục của gia đình mình. Hay nói đúng hơn là từ ba của mình. Ông cho mình tiếp xúc  triết học rất sớm, ngay từ khi còn nhỏ.

Trong mỗi tác phẩm mình đều đề cao tính hướng thiện của nhân vật. Cho dù đó là nhân vật phản diện đi chăng nữa thì vẫn là con người. Mình thích nhân tính hóa nhân vật phản diện. Đơn cử như nhân vật cậu ba Khải Duy trong “Tiếng sét trong mưa”, cậu ác nhưng khán giả vẫn không ghét được, Vì trong cậu vẫn tồn tại một tình yêu. Một tình yêu chân thành và mãnh liệt.

Như nhân vật tướng cướp Cảnh Tinh trong “Bóng giang hồ” cũng khiến khán giả rơi nước mắt. Phần nhiều con người ta do giáo dục mà hình thành nên tính cách. Không áp đạt xấu và phải xấu từ đầu tới cuối.

Khi viết tiểu thuyết thì bao nhiêu phần trăm là trải nghiệm thực tế, bao nhiêu là sự tưởng tượng hư cấu của chị? Và hình dáng của chị  có bao nhiêu phần trăm trong số đó?

- Hầu như tất cả tình tiết và câu chuyện trong tác phẩm của mình là hư cấu trên trải nghiệm thực tế. May mắn là trí tưởng tượng của mình khá phong phú, nên chắc phần hư cấu sẽ nhiều hơn trải nghiệm thực tế. Bản thân mình cũng hiện diện rải rác trên khắp tác phẩm. Tùy theo câu chuyện mà hiện diện nhiều hay ít, mình không tính phần trăm cụ thể được. Nhưng nhìn chung, trong tác phẩm của mình luôn xuất hiện bóng dáng một nhân vật nữ luôn chịu thương chịu khó, thích nhường nhịn, cam chịu và hy sinh cho chồng con; dễ tin người và có phần mít ướt, ngây thơ tới mức ngô nghê, không biết thủ đoạn.  Đó là điểm mạnh và điểm yếu của mình, vì đôi khi khán giả cần một nhân vật nữ mạnh mẽ, kiên cường hơn.

Viết là một nghề nhọc nhằn và nhiều khi cay đắng. Có bao giờ chị muôn buông bút xuống và chuyển sang nghề khác? Và nếu không thì làm sao chị nuôi dưỡng được tình yêu với những con chữ thủy chung đến vậy?

- Viết đúng là một nghề nhọc nhằn, nhưng mình không cảm thấy cay đắng. Có lúc buồn tủi vì không được xem trọng, nhưng trong ba mươi năm làm nghề viết, từ lúc phải viết tay trên trang giấy đen, mình chưa bao giờ có ý nghĩ buông bút. Cho dù tác phẩm của mình không được in hay dựng thì mình cũng tự viết mỗi ngày. Viết cho mình, viết vì niềm đam mê. Nó gần như là một phần trong cuộc sống của mình.  Ngày nào không viết mình cảm thấy buồn và thiếu thiếu. Mình có thể không đi chơi, không tiếp xúc nhưng không thể không viết.

Ở tác phẩm nào, chị cảm giác nó định hình rõ nét nhất phong cách viết của chị và phong cách đó được định nghĩa như thế nào?

- “Tiếng sét trong mưa” là tác phẩm định hình rõ nhất phong cách viết của mình. Đó là phong cách nhân tính hóa nhân vật phản diện.

Trong phong cách viết của mình, các nhân vật từ chính diện, phản diện, nhân vật hiền,  ác đều có lý do. Điều do hoàn cảnh đẩy đưa làm thay đổi, và tạo nên tính cách chứ không áp đặt, không tự nhiên mà ác.

Vì theo mình ranh giới thiện ác chỉ là một lằn ranh nhỏ như sợi tóc. Và cái khiến người ta dễ thay đổi nhất chính là suy nghĩ, là ý niệm. Chỉ cần thay đổi suy nghĩ, con người có thể từ ác thành thiện và ngược lại.

Viết văn đối với chị có ý nghĩa như thế nào? Nó có giúp chị lấp đầy những khoảng trống trong con người chị?

- Như đã nói, viết văn giống như hơi thở đối với mình. Nó không chỉ giúp mình lấp đầy khoảng trống trong người mà nó còn cho mình những trải nghiệm, cảm giác được sống nhiều cuộc đời, cho mình nhiều bài học. Thông qua thân phận từng nhân vật mà mình dần hoàn thiện được nhân cách, càng thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Một ngày của một nhà văn, nhà biên kịch sẽ như thế nào, thưa chị?

- Mình thức khuya nên dậy trễ. Một ngày của mình đơn giản lắm.

Sáng 9 giờ thức dậy, ăn sáng. Lướt mạng xem tin tức.

10 giờ ngồi vào bàn phím viết tới 12 giờ.

Ăn cơm, nghỉ trưa tới 14 giờ lại ngồi vào bàn phím tới 16 giờ chiều.

Chơi game, nói chuyện bạn bè, giải trí, đọc sách…

Tầm 8 giờ thì lại ngồi vào bàn phím viết tới khuya tùy theo cảm hứng. Có khi thức tận 1 giờ khuya.

Chị nghĩ gì về thời gian và tình yêu?

- Thời gian có thể làm tình yêu phai lạt và cũng có thể giúp tình yêu gắn bó tùy theo cách nghĩ và cách mỗi người tận dụng thời gian của mình.

Tuy nhiên với mình thời gian vô cùng quý báu, chúng ta không nên phung phí nó vào những chuyện vô bổ. Mà hãy tận dụng nó để yêu.

Việt Văn (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nỗi lo phim truyền hình Tết 2022: Từ kinh phí, quảng cáo đến COVID-19

DI PY |

Đạo diễn Dũng Nghệ ra mắt dịp Tết 2022. Nhân dịp này, anh cũng nói về những nỗi lo khi đưa một tác phẩm truyền hình lên màn ảnh nhỏ.

Bộ phim truyền hình thế sóng "Phố trong làng" có gì hấp dẫn?

Hải Minh |

Bộ phim thế sóng "Phố trong làng" xoay quanh câu chuyện về việc lựa chọn tương lai của một thế hệ trẻ khi đứng trước những ngã rẽ cuộc đời.

3 bộ phim truyền hình Hàn Quốc đáng mong chờ trong tháng 11

Tuấn Đạt |

“Melancholia”, “The Red Sleeve Cuff” và “Happiness” là 3 bộ phim truyền hình Hàn Quốc chuẩn bị bước vào chặng đua trên màn ảnh nhỏ trong tháng 11 tới đây.

Nhà biên kịch Craig Mazin gây chú ý với phim chuyển thể “The Last of Us”

Thanh Hương |

Nhà biên kịch từng đoạt giải Emmy - Craig Mazin xác nhận sẽ trở lại với dòng phim chuyển thể sau hơn 2 năm vắng bóng.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Nỗi lo phim truyền hình Tết 2022: Từ kinh phí, quảng cáo đến COVID-19

DI PY |

Đạo diễn Dũng Nghệ ra mắt dịp Tết 2022. Nhân dịp này, anh cũng nói về những nỗi lo khi đưa một tác phẩm truyền hình lên màn ảnh nhỏ.

Bộ phim truyền hình thế sóng "Phố trong làng" có gì hấp dẫn?

Hải Minh |

Bộ phim thế sóng "Phố trong làng" xoay quanh câu chuyện về việc lựa chọn tương lai của một thế hệ trẻ khi đứng trước những ngã rẽ cuộc đời.

3 bộ phim truyền hình Hàn Quốc đáng mong chờ trong tháng 11

Tuấn Đạt |

“Melancholia”, “The Red Sleeve Cuff” và “Happiness” là 3 bộ phim truyền hình Hàn Quốc chuẩn bị bước vào chặng đua trên màn ảnh nhỏ trong tháng 11 tới đây.

Nhà biên kịch Craig Mazin gây chú ý với phim chuyển thể “The Last of Us”

Thanh Hương |

Nhà biên kịch từng đoạt giải Emmy - Craig Mazin xác nhận sẽ trở lại với dòng phim chuyển thể sau hơn 2 năm vắng bóng.