285 năm Tao đàn Chiêu Anh Các

Lục Tùng |

Không chỉ khai mở văn mạch phương Nam Tổ quốc, Tao đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tích khởi xướng, còn mở đường đưa văn chương Việt Nam “giao lưu quốc tế”...

Khơi mở văn mạch phương Nam

Đêm Rằm tháng Giêng năm Bính Thìn (1736) đã in dấu son vào lịch sử Hà Tiên và lịch sử văn chương Việt Nam khi Hà Tiên trấn Đô đốc Mạc Thiên Tích (1718-1780) mở Tao đàn Chiêu Anh Các tại Hà Tiên (Kiên Giang).

Là thế hệ thứ 2 của dòng họ Mạc (Mạc Cửu, 1655-1735) đến định cư tại Hà Tiên, ông mang trong người hai dòng máu Việt – Hoa của cha - mẹ, lại giỏi cả chữ Hán, chữ Nôm và nói rành tiếng Việt nên tao đàn do ông khởi xướng cũng có nét độc đáo so với trước đó: Có cả sáng tác chữ Hán lẫn chữ Nôm.

Trong gần 35 năm (1736-1771) hoạt động, thi phái Chiêu Anh Các đã thu hút khoảng 70 người xướng họa, với 7 tập  chữ Hán và 1 tập chữ Nôm. Điều này cho thấy sức tập hợp của tao đàn rất mạnh mẽ. Đáng tiếc là ngày nay phần lớn sáng tác này đã thất lạc. Tuy nhiên, với những gì còn lại, như “Hà Tiên thập vịnh” cho thấy đây không chỉ là tao đàn thứ 2 của tiến trình văn học Việt Nam (sau Tao đàn “Nhị thập bát tú” (1495-1497) do vua Lê Thánh Tông làm nguyên súy) mà còn là sự khơi mở cho văn mạch phương Nam, khi đó được gọi là “Đàng Trong”, tuôn chảy và mang đến cho vườn hoa văn chương Việt hương vị mới.

Bởi mãi đến trước thế kỷ XVIII, văn học thành văn của Đàng Trong vẫn chỉ mới phôi thai. Sự xuất hiện của Tao đàn Chiêu Anh Các, như khơi gợi văn mạch tiềm năng văn chương vùng đất mới phát triển và để lại những dấu ấn sâu đậm.

Sinh hoạt thơ dịp Nguyên tiêu ở TP.Hà Tiên như sự tiếp nối truyền thống của Tao đàn Chiêu Anh Các. Ảnh: Lục Tùng
Sinh hoạt thơ dịp Nguyên tiêu ở TP.Hà Tiên như sự tiếp nối truyền thống của Tao đàn Chiêu Anh Các. Ảnh: Lục Tùng

Theo TS Huỳnh Công Tín, nguyên Phó trưởng Khoa Ngữ Văn (ĐH Cần Thơ): Chiêu Anh Các đã khơi nguồn cho 2 thi xã lớn ra đời đó là “Bình Dương thi xã” và “Bạch Mai thi xã” với hàng loạt những tác giả, tác phẩm để đời. Nổi bật là “Gia Định tam gia thi”, gồm: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tĩnh, Lê Quang Định (Bình Dương thi xã). Đặc biệt trong Bạch Mai thi xã, tổ chức văn chương lớn thời Nam kỳ lục tỉnh, thu hút nhiều sĩ phu tham gia, nổi bật là cụ Nguyễn Đình Chiểu, tác giả của truyện thơ nổi tiếng: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp... Hơn thế nữa, Chiêu Anh Các còn tạo ra cuộc cách mạng về sáng tác. Đó là văn chương bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống.

“Đọc Hà Tiên thập vịnh, chúng ta dễ dàng nhận ra các sáng tác đã vịnh cảnh, người đất Hà Tiên, điều này cho thấy Chiêu Anh Các đã làm mới mình so với phần lớn sáng tác đương thời bấy giờ là ca ngợi cảnh đẹp xuất phát từ điển cố, tích xưa...” - TS Huỳnh Công Tín nhận xét - “Thậm chí với bút pháp sinh động, giàu cảm xúc, những sáng tác của Chiêu Anh Các còn biến những cảnh đẹp đất Hà Tiên thành những hình ảnh bất tử”.

Có thể nói, những sáng tác của Chiêu Anh Các mà đứng đầu là Sĩ Lân Mạc Thiên Tích, vừa là người phát hiện, vừa là người sáng tạo ra những nét đẹp của vùng đất Hà Tiên và biến những danh lam như Đông Hồ (Đông Hồ ấn nguyệt), Châu Nham (Châu Nham lạc lộ), Kim Dữ (Kim Dữ lan đào), Lư Khê (Lư Khê ngư bạc), Giang Thành (Giang Thành dạ cổ), Bình San (Bình San điệp thúy), Tiêu tự (Tiêu tự thần chung), Thạch Động (Thạch Động thôn vân), Nam phố (Nam phố trừng ba), Lộc Trĩ (Lộc Trĩ thôn cư) trở thành “tượng đài bất tử” trong lòng người đọc.  Bởi ngay cả khi rạch Lư Khê đã đã biến đổi theo thời gian từ nhiều chục năm rồi, nhưng những câu thơ đầy hình ảnh của người xưa vẫn lay động lòng người hôm nay và cả mai sau:

“Bóng chiều nắng ngả dòng xanh thẳm,

Rạch Vược đèn ngư khói chập chùng.

Lớp sóng nhấp nhô thuyền ghé bến,

Lưới lờ san sát bóng in trăng”

 (Lư Khê ngư bạc)

Có lẽ vì thế mà đương thời Lê Quý Đôn, nhà bác học vô cùng kỹ tính, sau khi đọc được tác phẩm của Chiêu Anh Các cũng phải thán phục: “Không chỉ giúp chúng ta biết được núi sông Hà Tiên... mà có thể thay vào sử ký Hà Tiên”... Với việc khơi mở văn mạch cho vùng đất phương Nam và với bản sắc rất riêng, Mạc Thiên Tích và các thi hữu của ông đã để lại giá trị đặc sắc trong lịch sử văn hóa nước nhà.

Truyền cảm hứng về nghị lực lao động, chiến đấu...

Sau khi khởi xướng Tao đàn Chiêu Anh Các, Mạc Thiên Tích đã cho khắc in tập thơ Hà Tiên thập vịnh (Mười bài vịnh về cảnh đẹp ở Hà Tiên), tính đến nay vừa tròn 285 năm (1737-2022). Có thể, mục đích ban đầu là để tiện trao đổi xướng họa, nhưng điều này đã lưu lại cho hậu thế nhiều giá trị quý báu. Trước hết, qua đó thể hiện khả năng quy tụ các thi hữu của Mạc Thiên Tích.

Theo các nghiên cứu, thông qua các sáng tác cho thấy, với việc thu hút khoảng 70 thi nhân bao gồm cả Đàng Ngoài và người Trung Quốc tham gia xướng họa, thi phái Chiêu Anh Các đã tạo ra dấu ấn đặc biệt nếu nhìn vào hoàn cảnh cụ thể của vị chủ xướng. Như chúng ta đều biết, Mạc Thiên Tích là con của Mạc Cửu - người "phản Thanh, phục Minh", mà lúc này Thanh đang thống trị Trung Quốc.

Mặt khác, Mạc Thiên Tích lại đầu phục chúa Đàng Trong, trong khi Đàng Ngoài đối nghịch sâu sắc với Đàng Trong. Điều này cho thấy, ông có khả năng quy tựu rất đặc biệt. Chính điều này đã giúp ông tạo dựng được mối liên kết cũng vô cùng đặc biệt.

Nhà lưu niệm Tao đàn Chiêu Anh Các tại triền núi Bình San, cạnh Mạc Công miếu (TP.Hà Tiên). Ảnh: LT
Nhà lưu niệm Tao đàn Chiêu Anh Các tại triền núi Bình San, cạnh Mạc Công miếu (TP.Hà Tiên). Ảnh: LT

Theo nhà nghiên cứu Bùi Mạnh Nhị, với khả năng "ngoại giao văn chương" của mình, Mạc Thiên Tích còn đưa Tao đàn Chiêu Anh Các trở thành thi xã văn chương dân tộc đầu tiên có thêm người ngoài biên giới Việt Nam tham gia sáng tác và hơn thế nữa. "Hà Tiên thập vịnh đã từ Hà Tiên, từ Việt Nam vượt biển sang Trung Quốc, rồi lại từ Trung Quốc trở về và lần trở về nó dày dặn hơn"- ông Nhị nhấn mạnh. Theo ông Nhị, tập thơ đã đóng vai trò của "sứ giả" báo cho "làng thơ" bên Trung Quốc biết rằng ở Việt Nam có những cảnh đẹp như vậy, có một tổ chức văn chương như vậy. Và dù đi đến đâu, tập thơ vẫn hừng hực hơi thở đời thường của vùng đất Hà Tiên.

Dưới rừng mấy trẻ mục đồng,

Lưng trâu thổi địch gió lồng theo khe"

(Bình San điệp thúy)

Và đàng sau đó luôn trầm tích thông điệp sâu sắc về triết lý nhân sinh:

"Đâu no thì đó là an lạc,

Lựa phải chen chân chốn thị thành".

 (Lộc Trĩ thôn cư)

Theo TS Huỳnh Công Tín, chính những điều này đã tạo cho thi xã vị thế độc đáo chưa từng có trong thi đàn văn chương nước nhà: "Chiêu Anh Các không chỉ đã thổi vào hồn người xướng họa, người thưởng thức cảm xúc sâu lắng, chân thực nhất mà còn như truyền cảm hứng về nghị lực lao động, chiến đấu... Điều mà trước đó, chưa có được".

Xin mượn lời TS Huỳnh Công Tín kết thúc bài viết như lời tri ân đến tiền nhân đã góp công tạo dựng nên thi phái Chiêu Anh Các - tao đàn có hấp lực đến mức biến cõi biên thùy vắng vẻ cuối trời Tây Nam đi vào lịch sử dân tộc như cõi thơ cho hôm qua, hôm nay và mai sau.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Văn chương Việt đang thiếu vắng chân dung của người lao động

Lê Thanh Phong |

Đã quá lâu, chân dung của công nhân, người lao động không được xuất hiện nhiều trong những tác phẩm văn học.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: “Văn chương của Nguyễn Huy Thiệp mang chất riêng”

Chung Thuỷ (ghi) |

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ nhiều về Nguyễn Huy Thiệp, người bạn lớn mà ông rất trân trọng trong nghề và trong cuộc sống.

Vạn dặm một mình, văn chương Việt ra quốc tế

Mai Anh Tuấn |

Những quốc gia muốn hiểu Việt Nam một cách cơ bản sẽ phải lắng nghe văn chương Việt, thứ âm thanh tuy khó lĩnh hội tức thì nhưng cho phép giải mã phần nào tâm tính, tâm hồn Việt Nam.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Văn chương Việt đang thiếu vắng chân dung của người lao động

Lê Thanh Phong |

Đã quá lâu, chân dung của công nhân, người lao động không được xuất hiện nhiều trong những tác phẩm văn học.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: “Văn chương của Nguyễn Huy Thiệp mang chất riêng”

Chung Thuỷ (ghi) |

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ nhiều về Nguyễn Huy Thiệp, người bạn lớn mà ông rất trân trọng trong nghề và trong cuộc sống.

Vạn dặm một mình, văn chương Việt ra quốc tế

Mai Anh Tuấn |

Những quốc gia muốn hiểu Việt Nam một cách cơ bản sẽ phải lắng nghe văn chương Việt, thứ âm thanh tuy khó lĩnh hội tức thì nhưng cho phép giải mã phần nào tâm tính, tâm hồn Việt Nam.