Ý nghĩa chiếc vòng đồng trong những dịp đặc biệt của người Ê Đê

BẢO TRUNG |

Với một số đồng bào dân tộc tại Tây Nguyên nói chung và địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, họ rất thích đeo những trang sức như vòng cổ, vòng tay,… làm bằng đồng, bạc hay kim loại. Trong đó, với người Ê Đê, chiếc vòng đồng thường được họ sử dụng nhiều hơn và mang những ý nghĩa hết sức đặc biệt khi đặt trong một số bối cảnh nhất định.

Với đồng bào Ê Đê chiếc vòng đồng là vật hết sức đặc biệt, ngoài làm trang sức, nó được dùng trong hầu hết các nghi lễ, lễ cúng, mang nhiều ý nghĩa tâm linh với đồng bào nơi đây.

Với ông Y Thăm K Buôr (Buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), mỗi chiếc vòng đồng đeo trên tay đều là mốc đánh dấu quan trọng của cuộc đời ông khi được con cháu làm lễ cúng sức khoẻ. Mới đây nhất, ông đã được đeo vòng đồng lần thứ 5 khi được cúng sức khoẻ lúc 68 tuổi.

Chiếc vòng đồng thường được người Ê Đê dùng trong những nghi lễ đặc biệt. Ảnh: Bảo Trung
Chiếc vòng đồng thường được người Ê Đê dùng trong những nghi lễ đặc biệt. Ảnh: Bảo Trung

Vòng đồng như vật chứng của thần linh nhằm che chở, phù hộ cho người đeo chiếc vòng. Chiếc vòng đồng sau khi cúng sức khoẻ sẽ được khắc số dấu tương ứng với số ché rượu dùng để làm lễ, rồi mang lại cho chủ sở hữu, tối đa là 7 dấu khắc.

Ông Y Thăm chia sẻ: “Những lần trước đây chỉ có thầy cúng đeo vòng cho tôi. Tuy nhiên, vào lần thứ 5 được khắc dấu, sau khi thầy cúng đeo vòng đồng, tôi còn được vợ, con rồi cháu chúc phúc, cầu cho sức khoẻ, sống lâu”.

Với người Ê Đê chiếc vòng đồng đã trở thành một nét văn hóa riêng, gắn bó mật thiết trong cuộc sống của họ. Ảnh: Bảo Trung
Với người Ê Đê chiếc vòng đồng đã trở thành một nét văn hóa riêng, gắn bó mật thiết trong cuộc sống của họ. Ảnh: Bảo Trung

Với người Ê Đê, chiếc vòng đồng là vật linh thiêng, mang nhiều ý nghĩa trong các lễ nghi truyền thống, đánh dấu một giai đoạn và thời điểm quan trọng của cuộc đời. Ngoài lễ cúng sức khoẻ, vòng đồng còn xuất hiện trong lễ cưới hỏi.

Theo phong tục của người Ê Đê, thông thường sau mùa rẫy, ngày rộng tháng dài, lúa gạo đầy kho, ủ được nhiều rượu cần, nhà đã chuẩn bị trâu, bò, gà, heo… cô gái Ê Đê có thể đi hỏi chồng. Nhà trai thách cưới và nhà gái lo mọi chi phí cưới hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà.

Trong nghi lễ này, chiếc vòng đồng được đeo vào tay đôi vợ chồng trẻ như lời giao ước với ý nhắc nhở sống thủy chung, phải yêu thương, cùng nhau siêng năng làm rẫy, nuôi dưỡng con cái.

Theo chị H'Lin Bkrông (Buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, những cô gái tới tuổi lấy chồng, sẽ được hai bên gia đình đeo vòng đồng, thể hiện mong muốn 2 vợ chồng gắn kết, chung thuỷ. Nếu 1 trong 2 không muốn bên nhau nữa, tháo vòng ra sẽ được hiểu như là đã không còn ở bên nhau nữa.

Người Ê Đê
Người Ê Đê còn dùng vòng đồng trong những dịp cưới hỏi biểu thị những ý nghĩa đặc trưng, tốt lành. Ảnh: Bảo Trung

Bà H'Yam Bkrông (Buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) quan niệm rằng, trong lễ cưới hỏi thì người ta sẽ dùng 8 chiếc vòng đồng, bên bố mẹ chồng sẽ chia cho bà con họ hàng cùng những chị em phụ nữ ở bên mẹ chú rể, qua đây là thể hiện sự tôn trọng, kết nối của cuộc sống của nhau.

Hiện nay, dù cuộc sống của đồng bào Ê Đê đã có nhiều thay đổi, chịu tác động của việc giao lưu văn hóa. Tuy nhiên, vòng đồng vẫn luôn hiện hữu trong các nghi lễ xoay quanh vòng đời của người Ê Đê như lễ kết nghĩa anh em, lễ cưới hỏi, lễ cúng sức khoẻ hay dùng làm bùa hộ mệnh, cầu may.

Qua các nghi lễ, có thể thấy sự quan trọng của chiếc vòng đồng trong đời sống của người Ê Đê, là một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc, luôn được bảo tồn và lưu giữ.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Giá trị của quả bầu trong văn hóa, sinh hoạt hằng ngày của người Ê Đê

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Quả bầu đã và đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống, văn hóa và tín ngưỡng của người Ê đê tại tỉnh Đắk Lắk

Mòn mỏi tìm truyền nhân cho giai điệu nổi tiếng của đồng bào Ê Đê

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ở tỉnh Đắk Lắk, chỉ còn một số ít cụ già người Ê Đê còn hát được điệu Ayray nổi tiếng của đồng bào mình. Dù đã rất nỗ lực nhưng họ vẫn chưa tìm được thế hệ kế cận để chỉ dạy nhằm bảo lưu những giá trị truyền thống từ bao đời nay.

Lời nói vần của người Ê Đê ở Đắk Lắk trở thành di sản phi vật thể quốc gia

Phan Tuấn |

Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Ê Đê ở huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Hiện nay, nét đặc trưng văn hóa này của người Ê Đê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phó Tổng thống Mỹ tuyên bố sẵn sàng thay ông Biden nếu cần

Song Minh |

Phó Tổng thống Kamala Harris tuyên bố sẵn sàng lãnh đạo nước Mỹ thay Tổng thống Joe Biden nếu cần.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ sân bay Long Thành

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 13.2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ đã kiểm tra tiến độ công trình trọng điểm Quốc gia - Dự án sân bay Long Thành ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành. Tại đây, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã thăm hỏi động viên, tặng quà Tết cho cán bộ, kỹ sư, công nhân đang thi công xuyên Tết tại công trường.

Những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở Việt Nam

NHÓM PV |

Những ngày đầu xuân mới, trong không khí vui tươi phấn khởi của thiên nhiên đất trời, nhiều những lễ hội truyền thống trên khắp đất nước bắt đầu khai hội phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân và cũng để đón du khách thập phương về tham quan, chiêm bái.

Công nhân nôn nóng đi làm lại

VÂN HI |

Dù chưa kết thúc kì nghỉ Tết Nguyên đán 2024, tuy nhiên một số công nhân, người lao động đã rục rịch trở lại thành phố sớm vì e ngại kẹt xe, nhà xa cũng như nôn nóng được đi làm lại để có thu nhập.

Chú ý hướng di chuyển khi cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ xảy ra ùn tắc

Thế Kỷ |

Dự kiến từ hôm nay (mùng 4 Tết) lượng người và phương tiện từ khắp các tỉnh thành trở về Hà Nội sẽ tăng đột biến. Các tuyến đường như cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thậm chí đã xảy ra ùn tắc cục bộ tại một số điểm hướng về Hà Nội từ chiều mùng 3 Tết.

Giá trị của quả bầu trong văn hóa, sinh hoạt hằng ngày của người Ê Đê

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Quả bầu đã và đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống, văn hóa và tín ngưỡng của người Ê đê tại tỉnh Đắk Lắk

Mòn mỏi tìm truyền nhân cho giai điệu nổi tiếng của đồng bào Ê Đê

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Ở tỉnh Đắk Lắk, chỉ còn một số ít cụ già người Ê Đê còn hát được điệu Ayray nổi tiếng của đồng bào mình. Dù đã rất nỗ lực nhưng họ vẫn chưa tìm được thế hệ kế cận để chỉ dạy nhằm bảo lưu những giá trị truyền thống từ bao đời nay.

Lời nói vần của người Ê Đê ở Đắk Lắk trở thành di sản phi vật thể quốc gia

Phan Tuấn |

Trong kho tàng văn hóa dân gian, lời nói vần của người Ê Đê ở huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) là một thể loại văn học đầy chất trữ tình. Hiện nay, nét đặc trưng văn hóa này của người Ê Đê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.