Tìm cách để nghệ thuật sân khấu sống qua dịch bệnh

Hải Ngọc |

Dịch COVID-19 bùng phát 4 đợt trên nhiều tỉnh thành của cả nước, các sân khấu nghệ thuật đóng cửa, ngừng và khi mở lại chỉ hoạt động cầm chừng. 2 năm với khó khăn chồng chất, ngừng trệ hoạt động và không có nguồn thu, giờ thì phần lớn phải đối mặt với bài toán nan giải: Giữ chân nghệ sĩ ở lại với nghề. Trên thực tế, thời gian qua nhiều sân khấu đóng cửa, không có doanh thu nên không có tiền để trả lương cho nghệ sĩ.

Khi nhà hát không “sáng đèn”

NSND Thanh Ngoan - Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam - cho biết, từ đầu năm 2020 khi dịch COVID-19 ập đến, trải qua 4 lần bùng phát với những đợt giãn cách phải đóng cửa, diễn viên trẻ thuộc diện ký hợp đồng lao động lần lượt nghỉ việc gần hết, trừ 19 diễn viên đã được vào biên chế. Do không có lương nên nhiều nghệ sĩ trẻ bỏ ra ngoài, không còn gắn bó với nhà hát và hiện giờ, ngoài nỗi lo “cơm áo gạo tiền” thì nghệ thuật Chèo còn đối diện với thực tế sẽ không còn lực lượng nối tiếp, kế cận vốn mất rất nhiều thời gian, công sức để tuyển chọn, đào tạo và gây dựng. Quá nhiều khó khăn bủa vây, nỗi lo hiện hữu nhất với Nhà hát Chèo là khi dịch được kiểm soát, mọi hoạt động trở lại bình thường thì lại không có đủ diễn viên.

Một thực tế rõ ràng, khi các địa phương thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh, các nhà hát không hoạt động, không biểu diễn và không có khán giả, không có doanh thu, thu nhập của nghệ sĩ sẽ không đủ để trang trải cuộc sống.

Như tại Nhà hát Cải lương Việt Nam, đơn vị này đã phải chấm dứt hợp đồng với một số diễn viên để chuyển qua hợp đồng lao động thời vụ khi hết dịch và được hoạt động trở lại. NSND Triệu Trung Kiên - Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam đã thừa nhận “sân khấu đang tan tành” vì dịch. Ví dụ nhà hát vốn lấy tiền dựng những vở diễn để nuôi diễn viên được 3 tháng, mỗi năm 3 vở nên chỉ có tiền nuôi diễn viên 9 tháng, 3 tháng còn lại chưa biết lấy nguồn từ đâu để nuôi diễn viên.

Tình trạng hoạt động cầm chừng, lay lắt và không biết tương lai sẽ ra sao là bức tranh chung cho các nhà hát nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, múa rối cho tới sân khấu kịch nói.

Đầu năm 2021 khi được quay trở lại, Liên đoàn Xiếc Việt Nam dồn hết lực chuẩn bị vở kịch xiếc “Biệt đội anh hùng” phục vụ thiếu nhi dịp hè nhưng cuối tháng 4 lại đóng cửa vì dịch COVID-19 tái phát. NSND Tạ Duy Ánh - Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết, hiện có 190 cán bộ, nghệ sĩ thì trong số đó có 70 người thuộc diện hợp đồng dài hạn, còn lại là nghệ sĩ trẻ ký ngắn hạn thời vụ.

Liên đoàn rất muốn giữ chân diễn viên trẻ và mong được ký hợp đồng dài hạn, đưa vào biên chế, đóng bảo hiểm để gắn bó lâu dài, có thể chuyên tâm và sống với nghề nhưng kiểm toán lại không đồng ý, chỉ cho ký hợp đồng thời vụ. Không biểu diễn, không có doanh thu và thu nhập, trong khi hợp đồng trẻ lại chiếm đông đảo, liên đoàn càng khó trong việc trả lương cho lực lượng này.

Trao đổi với Lao Động, diễn viên Minh Cúc (Nhà hát Tuổi trẻ) cho biết: “Dịch COVID-19 đang trong tình trạng nghiêm trọng, khiến nhiều ngành nghề phải chịu nhiều ảnh hưởng sâu rộng. Công việc ở Nhà hát của tôi cũng vậy. Gần đến 1.6 là ngày dành cho thiếu nhi, hàng năm vào thời điểm này chúng tôi đều tập trung vào dựng vở mới để phục vụ các con. Trước khi đợt dịch mới bùng phát, đoàn kịch và đoàn ca nhạc đã tập gần xong các vở mới, thế nhưng phải hoãn hết, không tập trung đông để tránh làm ảnh hưởng đến cộng đồng. Trong thời gian dịch bệnh, tôi vẫn cố gắng liên hệ có những công việc bên ngoài để đảm bảo thu nhập, nhưng rất khó khăn vì đâu cũng vậy. Cũng may tôi có chút tích luỹ nên vẫn có cái để trang trải cuộc sống và chờ đợi...”.

“Hội nghị Diên Hồng” để giải cứu nghệ thuật biểu diễn

Bất kỳ sân khấu nào muốn duy trì hoạt động buộc phải có biểu diễn và biểu diễn là yếu tố quyết định sự sống còn của sân khấu. Vì vậy, thời gian qua, các đơn vị nghệ thuật đã và đang tìm mọi cách để duy trì hoạt động dù khó khăn chồng chất khó khăn.

Trước thực trạng này, mới đây Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có cuộc làm việc với lãnh đạo các nhà hát và đưa ra các phương án, biện pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc. Nhiều lãnh đạo nhà hát gọi đây là “Hội nghị Diên Hồng” nhằm góp phần giải cứu ngành nghệ thuật biểu diễn đang trong tình trạng khó khăn chung.

Theo Thứ trưởng Tạ Quang Đông, để giải quyết những khó khăn bởi tác động trực tiếp từ dịch COVID-19, Bộ VHTTDL sẽ xem xét nguồn kinh phí để hỗ trợ cho các nhà hát trong 6 tháng cuối năm, góp phần ổn định đời sống cho cán bộ, nghệ sĩ. Cục Nghệ thuật biểu diễn đang gấp rút hoàn thiện Đề án sắp xếp nâng cao năng lực các đơn vị nghệ thuật biểu diễn. Đề án này sẽ xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ cũng như tạo điều kiện cho từng đơn vị duy trì hoạt động, phát triển một cách hiệu quả.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, trước mắt để giải quyết những khó khăn do tác động nặng nề của dịch COVID-19, Bộ sẽ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về gói hỗ trợ cho các đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần phối hợp với các đơn vị nghệ thuật Trung ương chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch tổ chức biểu diễn cũng như xây dựng các tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao, sửa chữa, nâng cấp rạp hát để sẵn sàng cho ngày trở lại. Ngành nghệ thuật biểu diễn cần chuẩn bị “sẵn nong, sẵn né” để khi cơn bão COVID-19 đi qua, các nhà hát sẽ tung ra những tác phẩm nghệ thuật chất lượng, hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của khán giả.

Hải Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Thi diễn viên trẻ kịch nói: Niềm đam mê của lớp trẻ với nghệ thuật sân khấu

Linh Chi |

Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên kịch nói toàn quốc 2020 đã khép lại với những dư âm ngọt ngào từ một thế hệ trẻ với những đam mê với bộ môn nghệ thuật sân khấu.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Thi diễn viên trẻ kịch nói: Niềm đam mê của lớp trẻ với nghệ thuật sân khấu

Linh Chi |

Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên kịch nói toàn quốc 2020 đã khép lại với những dư âm ngọt ngào từ một thế hệ trẻ với những đam mê với bộ môn nghệ thuật sân khấu.