VIVASO phản hồi về 300 cuộn phim mốc hỏng ở Hãng Phim truyện Việt Nam

Mi Lan |

Câu chuyện về 300 cuộn phim mốc hỏng ở Hãng Phim truyện Việt Nam (nay là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam) kéo dài từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2024.

Ngày 5.1, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) có văn bản phản hồi khẳng định 300 phim trong kho phim bị hư hỏng thuộc trách nhiệm của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam.

Thanh tra Bộ yêu cầu phía công ty phải để xuất phương án khắc phục báo cáo Bộ VHTTDL và trả lời cho tập thể nghệ sĩ, cán bộ công nhân viên của hãng.

VIVASO: không có văn bản nào từ nhà nước yêu cầu chúng tôi lưu trữ phim

Vụ việc kéo dài hơn một năm xoay quanh 300 cuộn phim mốc hỏng, các nghệ sĩ của Hãng Phim truyện Việt Nam phản ứng và gửi đơn đề nghị lên Cục Điện ảnh, Bộ VHTTDL từ cuối năm 2022.

Theo tập thể các nghệ sĩ hãng phim, "Những bộ phim này đều thấm đẫm mồ hôi, xương máu của các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam đi trước. Nhiều bộ phim đạt những thành tựu lớn tại các liên hoan phim trong nước và quốc tế, là di sản văn hóa của cả dân tộc”.

Nghệ sĩ hãng phim đề nghị Bộ VHTTDL có phương án đánh giá công khai, minh bạch thiệt hại này để Tổng Công ty Vận tải thủy Vivaso có phương án đền bù.

Trả lời phóng viên Lao Động sáng 6.1, ông Nguyễn Danh Thắng - đại diện cho nhà đầu tư chiến lược VIVASO hiện giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam cho biết: “Tất cả các phim tại kho phim của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam đều là bản sao (bản Positive). Theo ý kiến của Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành đã trả lời báo chí, Viện Phim Việt Nam lưu trữ toàn bộ bản gốc (bản Negative) và 1 bản sao (bản Positive). Như vậy, Viện Phim Việt Nam hiện đang lưu trữ 2 bản, cả âm bản, dương bản mỗi bộ phim”.

Theo ông Nguyễn Danh Thắng, trước đây, Hãng Phim truyện Việt Nam lưu trữ bản sao này làm nhiệm vụ phổ biến phim theo chức năng kinh doanh của hãng (lưu trữ để phục vụ kinh doanh). Hãng Phim truyện Việt Nam không có chức năng lưu trữ phim.

“Sau này, việc phổ biến bằng phim nhựa không còn phù hợp, công ty đã chuyển các bộ phim này dưới dạng file lưu trữ tại các ổ cứng để phục vụ công tác phổ biến phim được thuận lợi trong thời kỳ công nghệ số hiện nay. Các bộ phim nhựa này trước đây đã được sử dụng nhiều lần và hiện nay không còn chất lượng để chiếu và cũng không có rạp hay cơ sở chiếu phim nào còn sử dụng máy chiếu phim nhựa nên các bộ phim nhựa này không còn giá trị sử dụng” – ông Danh Thắng nói.

Ông Danh Thắng – đại diện của VIVASO cho rằng: “Việc lưu trữ tài sản không còn giá trị sử dụng là việc làm vô ích, mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất của Hãng Phim truyện Việt Nam không đủ điều kiện để lưu trữ phim nhựa lâu dài. Không có quy định hay văn bản nào của nhà nước giao nhiệm vụ cho công ty có trách nhiệm lưu trữ các bộ phim nhựa này”.

Hãng phim truyện Việt Nam sau khi cổ phần đã trở nên hoang tàn, đổ nát. Ảnh: Nghệ sĩ hãng phim cung cấp
Hãng Phim truyện Việt Nam sau khi cổ phần đã trở nên hoang tàn, đổ nát. Ảnh: Nghệ sĩ hãng phim cung cấp

Trước câu hỏi về việc, nghệ sĩ hãng phim yêu cầu nhà đầu tư chiến lược VIVASO bồi thường thiệt hại vì đã để hỏng mốc 300 cuộn phim, ông Thắng trả lời: “Tài liệu quý đã được cơ quan chuyên môn là Viện Phim Việt Nam lưu trữ theo tiêu chuẩn quốc tế”.

Tranh cãi không hồi kết

Một nghệ sĩ hãng phim trao đổi với phóng viên Lao Động cho rằng, “VIVASO đã hủy hoại những thước phim quý giá, là mồ hôi, xương máu của bao thế hệ các nhà làm phim. Viện Phim Việt Nam chỉ lưu trữ các bản phim âm bản, trong khi, các bản phim ở hãng là phim dương bản. Không thể đánh đồng 2 bản phim, và chối bỏ trách nhiệm của VIVASO. Nhà đầu tư không coi trọng điện ảnh và hủy hoại hãng phim khi họ mua về”.

Xoay xung quanh vụ việc về hơn 300 thước phim ở Hãng Phim truyện Việt Nam bị ẩm mốc, do cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, từ đầu năm 2023 đã có nhiều cuộc làm việc, khảo sát giữa lãnh đạo Bộ VHTTDL cùng các cơ quan chuyên môn, đại diện nghệ sĩ.

Tháng 4. 2023, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành khẳng định chưa cần thiết phải in lại gần 300 phim tại kho của Hãng Phim Việt Nam trong điều kiện thực tiễn hiện nay. Theo ông Vi Kiến Thành, điều này cũng không phù hợp Luật Điện ảnh.

Câu chuyện về những bi kịch ở Hãng phim truyện Việt Nam kéo dài nhiều năm nay và chưa có hồi kết. Ảnh: Nghệ sĩ hãng phim cung cấp
Câu chuyện về những bi kịch ở Hãng Phim truyện Việt Nam kéo dài nhiều năm nay và chưa có hồi kết. Ảnh: Nghệ sĩ hãng phim cung cấp

Ông Thành nói, từ khi ra đời bộ phim điện ảnh cách mạng đầu tiên do Hãng Phim truyện Việt Nam sản xuất cho đến khi Luật Điện ảnh được ban hành năm 2006, chức năng, nhiệm vụ của Hãng luôn được quy định là đơn vị sản xuất phim, không phải là cơ sở lưu trữ phim.

Luật Điện ảnh cũng quy định cơ sở lưu trữ phim của ngành văn hoá chỉ duy nhất có Viện Phim Việt Nam.

Phim sau khi sản xuất được lưu chiểu tại Cục Điện ảnh và lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam. Những bộ phim do nhà nước đặt hàng, đề tài chiến tranh cách mạng khi tạm lưu ở hãng phim là những bản để phục vụ nhiệm vụ sản xuất phim.

Với đặc thù phim nhựa, khi sản xuất phim xong, dương bản được gửi 1 bản lưu chiểu tại Cục Điện ảnh, 1 lưu trữ tại Viện phim. Sau thời hạn lưu chiểu, bản phim tại Cục được đưa về lưu tại Viện.

Theo Cục trưởng Cục Điện ảnh, chính vì thế, Viện Phim Việt Nam có 2 bản gốc. Bản gửi tại Cục Điện ảnh để lưu chiểu là dương bản (đã được định sáng, chỉnh màu, đồng bộ tiếng... sẵn sàng để chiếu). Viện Phim Việt Nam lưu trữ, bảo quản cả bản gốc là âm bản (màu hoặc đen trắng, chưa hoàn thiện) và dương bản.

Mi Lan
TIN LIÊN QUAN

Phải có phương án giải quyết quyền lợi lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam

Thế Đại - Minh Hạnh |

Đây là khẳng định của ông Quản Văn Hải – Chủ tịch Công đoàn Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vụ việc người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam không có lương và không được đóng bảo hiểm. Theo ông Hải, đây là vấn đề lớn, phức tạp, nhưng trên hết vẫn phải bảo vệ quyền lợi người lao động.

Nghệ sỹ Hãng Phim truyện Việt Nam “đi không được - ở cũng không xong”

Như Mai - Nguyễn Đào |

Mặc dù nhiều lần kiến nghị lên cơ quan quản lý nhưng không được giải quyết, gần 40 cán bộ nhân viên tại Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đang phải chịu cảnh mất việc làm, không có lương, không được đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm nay.

VIVASO: "Cơ quan nhà nước đã định giá thương hiệu hãng phim bằng 0"

Hiền Hương (thực hiện) |

Ông Nguyễn Danh Thắng – đại diện cho nhà đầu tư chiến lược VIVASO hiện giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam. Phóng viên báo Lao Động có buổi làm việc với ông Thắng xung quanh câu chuyện thực hiện cổ phần hóa ở Hãng phim truyện Việt Nam.

Vivaso đề xuất giải quyết vướng mắc tại Hãng phim truyện Việt Nam

AN NGUYÊN |

Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) đã gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về hướng giải quyết những vướng mắc tại Hãng phim truyện Việt Nam.

Bắt tạm giam cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam

Việt Dũng |

Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty chè Việt Nam Nguyễn Thiện Toàn bị bắt tạm giam với cáo buộc liên quan đến sai phạm gây thất thoát tài sản.

5 bước thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đảm bảo 100% người dân đã có tài khoản và mong muốn chi trả qua tài khoản trong dịp Tết Nguyên đán 2024 được thực hiện chi trả chế độ an sinh xã hội qua tài khoản.

Về Cao Bằng thăm thủ phủ ngói âm dương Lũng Rì hàng trăm tuổi

Tân Văn |

Cao Bằng - Làng nghề làm ngói âm dương Lũng Rì đã tiếp nối tiếp qua nhiều đời, nhưng đến nay nét đẹp truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một.

Hà Nội khởi động đoạn vành đai gần 2.600 tỉ đồng qua quận Thanh Xuân

HỮU CHÁNH |

Hà Nội sắp tiến hành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công Dự án xây dựng đường Vành đai 2,5 (đoạn Nguyễn Trãi - Đầm Hồng) dài 1,6km, tổng vốn 2.570 tỉ đồng.

Phải có phương án giải quyết quyền lợi lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam

Thế Đại - Minh Hạnh |

Đây là khẳng định của ông Quản Văn Hải – Chủ tịch Công đoàn Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vụ việc người lao động tại Hãng Phim truyện Việt Nam không có lương và không được đóng bảo hiểm. Theo ông Hải, đây là vấn đề lớn, phức tạp, nhưng trên hết vẫn phải bảo vệ quyền lợi người lao động.

Nghệ sỹ Hãng Phim truyện Việt Nam “đi không được - ở cũng không xong”

Như Mai - Nguyễn Đào |

Mặc dù nhiều lần kiến nghị lên cơ quan quản lý nhưng không được giải quyết, gần 40 cán bộ nhân viên tại Hãng Phim truyện Việt Nam (VFS) đang phải chịu cảnh mất việc làm, không có lương, không được đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm nay.

VIVASO: "Cơ quan nhà nước đã định giá thương hiệu hãng phim bằng 0"

Hiền Hương (thực hiện) |

Ông Nguyễn Danh Thắng – đại diện cho nhà đầu tư chiến lược VIVASO hiện giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam. Phóng viên báo Lao Động có buổi làm việc với ông Thắng xung quanh câu chuyện thực hiện cổ phần hóa ở Hãng phim truyện Việt Nam.

Vivaso đề xuất giải quyết vướng mắc tại Hãng phim truyện Việt Nam

AN NGUYÊN |

Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) đã gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về hướng giải quyết những vướng mắc tại Hãng phim truyện Việt Nam.