“Việt Nam Tổ quốc nhìn từ biển” - Tiếng nói khẳng định và bảo vệ chủ quyền

Việt Văn |

Tháng 9.2022, Trung tâm Phim Tài liệu và Điện ảnh Nhân Dân thuộc Báo Nhân Dân sẽ phát sóng bộ phim tài liệu dài 40 tập mang tên “Việt Nam Tổ quốc nhìn từ biển”. Đây là bộ phim công phu từ kịch bản (chuẩn bị từ năm 2019-2020) đến quá trình thực hiện với mong muốn đóng góp một cách nhìn hệ thống, xuyên suốt trên cơ sở pháp lý từ trước tới nay để khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Nhiều tư liệu hay về khẳng định và bảo vệ chủ quyền

Tổng đạo diễn bộ phim là nhà báo Nguyễn Lê Anh cho biết: Ngay khi làm phim “Việt Nam Thời đại Hồ Chí Minh - biên niên sử truyền hình” trước đó, khi đi một số nước, đoàn làm phim đã tìm thấy nhiều tài liệu lưu trữ ở nước ngoài từ bản đồ thời Nguyễn, các nhà truyền giáo nhà buôn tự vẽ bản đồ, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa họ vẽ gọi là Đảo cát vàng phù hợp với các nhà địa lý sau này đi bằng con đường khoa học… Ngay tại thời điểm đó, đoàn làm phim đã nghĩ ngay tới việc làm một bộ phim về chủ quyền biển đảo.

Phim “Việt Nam Tổ quốc nhìn từ biển” sẽ dài 40 tập (30 phút/tập) chia làm 3 phần. Phần 1: Khẳng định và bảo vệ chủ quyền. Phần 2 Phát triển kinh tế biển và Phần 3 là Đời sống văn hóa biển đảo.

Phần 1: Khẳng định và bảo vệ chủ quyền đã duyệt xong 15, 16 tập. Đây là cách nhìn xuyên suốt từ thời cha ông ta (Lý, Trần…) đến giai đoạn nhà Nguyễn khẳng định chủ quyền rất rõ với các đảo, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quốc, Côn Đảo… có sự tiếp nối cơ sở pháp lý, từ những nhà truyền giáo, nhà buôn thế kỷ 17 từ Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan và một số nước… những Châu bản, Mộc bản nhất là Mộc bản lưu giữ ở Việt Nam rất tốt. Chúng tôi nêu lên các thế hệ người con đất Việt, gìn giữ chủ quyền, từ chế độ phong kiến, Việt Nam cộng hòa, thời Pháp thuộc, Bảo Đại… cho đến sau này. Nhiều vấn đề cũng được đề cập như công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng theo đúng bản chất. Rồi phản bác của Việt Nam với đường lưỡi bò của Trung Quốc, chúng ta không muốn đối đầu, chỉ bằng con đường ngoại giao, muốn xây dựng ổn định hòa bình bằng luật pháp…

Mảng tư liệu ở phần 1 được xây dựng hệ thống và rất tốt nhờ những chuyến đi ra nước ngoài của đoàn làm phim ở Hà Lan, Mỹ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… Tiếc là do COVID-19 nên có một số chuyến đi chậm lại…

Phần 1 là tài liệu để các cơ quan ở ta tập hợp có hệ thống trong việc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, cũng là giáo dục, tuyên truyền cho lớp trẻ.

Phần 2 về kinh tế biển đảo khoảng 15 tập đề cập tới nhiều lĩnh vực, từ các ngành nghề nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản xa xưa… cho đến việc biến đổi khí hậu ảnh hưởng kinh tế, tái tạo năng lượng mới, rồi quy hoạch biển, du lịch… Trong đó, dầu khí là một ngành rất quan trọng, bản thân đoàn làm phim vừa đi hai giàn khoan xa nhất đất liền, về và đã quay được cảnh tàu Trung Quốc vào rất gần chỉ cách ta 1km khiến hai tàu Việt Nam phải ra đuổi. Đó là cuộc sống hằng ngày ở các giàn khoan dầu khí khi vẫn luôn diễn ra các cuộc diễn tập, báo động và trực tiếp ra đối mặt với tàu Trung Quốc.

Công phu và tâm huyết

Phần 3 của phim là Đời sống văn hóa biển đảo - một mảng đề tài còn ít được khai thác.Theo nhà báo Lê Anh đây là vấn đề rất phong phú, đa dạng từ phong tục tập quán từ ngàn xưa của người ven biển, lễ hội, đình chùa những hòn đảo xa nhất như ở Trường Sa, Hoàng Sa, tạo ra một không gian văn hóa, góp phần cho đời sống văn hóa.

Những bài hát, bài thơ về biển đảo với nhiều bài xúc động… Các nhà làm phim sẽ cố gắng làm từ 4 đến 5 tập khai phá văn hóa biển đảo. Đoàn làm phim cũng sẽ phỏng vấn một số văn nghệ sĩ như nhà thơ Nguyễn Việt Chiến về chủ đề này…

Đây là bộ phim công phu được chia làm 5, 6 kíp sản xuất nhưng luôn bàn bạc với nhau để chủ động sáng tạo và đảm bảo thời gian, tiến độ, có tập phim phải sửa đi, sửa lại đến 9, 10 lần là thường. Đây là bộ phim phải làm tiền kỳ ở 28 tỉnh, thành ven biển, có sự phối hợp của Tổng cục Chính trị và sự giúp đỡ của các đơn vị quân khu ven biển. Ngay như việc sử dụng Flycam cho nhiều cảnh quay hoành tráng, phải xin Cục tác chiến rồi các tỉnh, huyện đến đồn biên phòng tác chiến phải đồng ý mới được bay Flycam…

Và mong muốn của các nhà làm phim

Là một Hãng phim non trẻ, còn nhiều khó khăn, kinh phí cho bộ phim tài liệu 40 tập này là xã hội hóa. Một phần kinh phí được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một số đơn vị đồng hành để cho sản xuất phim.

Nhưng cũng như bộ phim tài liệu trước đó, các nhà làm phim “Việt Nam Tổ quốc nhìn từ biển” kiên quyết không đưa quảng cáo vào phim. Nhà báo Lê Anh, Tập đoàn Dầu khí và một số đơn vị đã không hề can thiệp về nội dung, sẵn sàng hy sinh quyền lợi truyền thông để cho cái chung. Cam kết và đã có hợp đồng nhưng chưa được giải ngân nên Báo Nhân Dân cho tạm ứng kinh phí trước để thực hiện, giống như phim trước khi phát sóng mới được cấp tiền. Thấy thành công rồi thì các nhà đầu tư mới “trông giỏ bỏ thóc” - thường là vậy.

Đoàn làm phim mong muốn phối hợp với Ban Tuyên giáo T.Ư để có thể phát hành rộng khắp bộ phim này như phim “Việt Nam Thời đại Hồ Chí Minh - biên niên sử truyền hình” trước kia, cũng như rất mong các Đài có kinh phí thì chia sẻ bản quyền phát sóng.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Yêu biển đảo qua từng trang sách

Bích Hà |

Để giáo dục tình yêu biển đảo, ý thức bảo vệ đại dương nhân Ngày Đại dương Thế giới (8.6) và Tuần lễ bảo vệ Biển và Hải đảo Việt Nam, các nhà văn, họa sĩ đã thực hiện những tác phẩm nhằm khuyến khích trẻ em quan tâm hơn tới đại dương.

Tổ chức ngoại khoá giúp học sinh hiểu hơn về biển đảo quê hương

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Các đồn biên phòng trên địa bàn Thừa Thiên Huế tổ chức ngoại khoá giúp học sinh hiểu biết hơn về chủ quyền biển đảo quê hương.

Khơi dậy tình yêu biển đảo cho các em học sinh

TIẾN ĐẠT |

Thừa Thiên Huế - Ngày 30.4, Đồn biên phòng Vinh Hiền, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thừa Thiên Huế phối hợp với trường THCS Vinh Hương, huyện Phú Lộc tổ chức buổi tuyên truyền “Hướng về biển đảo quê hương”.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức tuyên truyền biển đảo cho ngư dân

Hoàng Dung - Khánh Nhân |

Kiên Giang - Ngày 21.3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức tuyên truyền biển, đảo và phổ biến pháp luật cho gần 200 cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện Hòn Đất.

Huyện Hoàng Sa trao giải thưởng cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương”

Thanh Hải |

Chiều 17.1.2022, UBND huyện Hoàng Sa phối hợp với Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức buổi Lễ tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi Vẽ tranh, viết thư, làm thiệp với chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương” và Cuộc thi trực tuyến “Thanh thiếu nhi với biển, đảo quê hương”.

Xuân Trường Sa 2022: Kết nối tình cảm giữa đất liền và biển đảo xa xôi

Ái Vân |

Chương trình nghệ thuật “Xuân Trường Sa” là thông điệp kết nối tình cảm, vui Xuân, đón Tết giữa đất liền với cán bộ, chiến sỹ nơi đảo xa. 

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Yêu biển đảo qua từng trang sách

Bích Hà |

Để giáo dục tình yêu biển đảo, ý thức bảo vệ đại dương nhân Ngày Đại dương Thế giới (8.6) và Tuần lễ bảo vệ Biển và Hải đảo Việt Nam, các nhà văn, họa sĩ đã thực hiện những tác phẩm nhằm khuyến khích trẻ em quan tâm hơn tới đại dương.

Tổ chức ngoại khoá giúp học sinh hiểu hơn về biển đảo quê hương

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Các đồn biên phòng trên địa bàn Thừa Thiên Huế tổ chức ngoại khoá giúp học sinh hiểu biết hơn về chủ quyền biển đảo quê hương.

Khơi dậy tình yêu biển đảo cho các em học sinh

TIẾN ĐẠT |

Thừa Thiên Huế - Ngày 30.4, Đồn biên phòng Vinh Hiền, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thừa Thiên Huế phối hợp với trường THCS Vinh Hương, huyện Phú Lộc tổ chức buổi tuyên truyền “Hướng về biển đảo quê hương”.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức tuyên truyền biển đảo cho ngư dân

Hoàng Dung - Khánh Nhân |

Kiên Giang - Ngày 21.3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức tuyên truyền biển, đảo và phổ biến pháp luật cho gần 200 cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện Hòn Đất.

Huyện Hoàng Sa trao giải thưởng cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương”

Thanh Hải |

Chiều 17.1.2022, UBND huyện Hoàng Sa phối hợp với Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức buổi Lễ tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi Vẽ tranh, viết thư, làm thiệp với chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương” và Cuộc thi trực tuyến “Thanh thiếu nhi với biển, đảo quê hương”.

Xuân Trường Sa 2022: Kết nối tình cảm giữa đất liền và biển đảo xa xôi

Ái Vân |

Chương trình nghệ thuật “Xuân Trường Sa” là thông điệp kết nối tình cảm, vui Xuân, đón Tết giữa đất liền với cán bộ, chiến sỹ nơi đảo xa.