Trùng tu di tích - không thể tùy tiện!

Hải Nguyễn - Mai Hương |

Để bảo tồn di tích đã xuống cấp, trùng tu là điều cần thiết nhưng trùng tu thế nào để thực sự mang lại hiệu quả vẫn luôn là câu hỏi quan trọng.

Đặt di sản lên hàng đầu

Dư luận xôn xao việc di tích đình Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) đang trong quá trình tu sửa, xây dựng. Theo đó, toàn bộ bậc thềm, nền đá được tháo dỡ, cảnh tượng ngổn ngang. Đặc biệt, việc cây đa nhiều năm tuổi trước đình Chèm bị đốn hạ đã gây xôn xao dư luận. Việc đốn hạ này khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối và cho rằng, với một cây lớn tại di tích đặc biệt quan trọng thì mỗi tác động, dù lớn hay nhỏ đều không thể tuỳ tiện.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, các cụ cao niên thuộc Ban khánh tiết đình Chèm cho biết, cây đa này mới được trồng từ năm 1998 để lấy bóng mát, thuộc loại đa đỏ (đa Ấn Độ). Đây không phải cây cổ thụ hay cây di sản, không có trong hồ sơ xếp hạng di tích, đồng thời không phù hợp cây đô thị.

Chưa kể đến rễ của cây đa hiện đã ăn sâu vào nền gạch nghi môn ngoại và chân cột đồng trụ gây bong tróc, nghiêng nứt sản và cột đồng trụ, cây đa có hiện tượng nghiêng 150 độ, các tán cây đa xoè rộng xuống đình, bao trùm lên các cây khác. Trong mùa mưa bão năm 2021, cây đa này đã gãy 1/3 về phía 4 cột đồng trụ và làm gãy một phần của một trong 4 cột đồng trụ.

Do lo ngại mùa mưa bão tới gần, Ban khánh tiết Đình Chèm cùng với các cụ cao niên, bô lão đã họp và xin ý kiến người dân, thống nhất chặt hạ cây đa với ý thức để trả lại hiện trạng ban đầu với không gian kiến trúc cổ kính của ngôi đình Chèm; đồng thời, bảo đảm an toàn cho nhân dân và di tích.

Ngày 28.3, đại diện Thanh tra Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cho biết, qua kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện việc chặt hạ cây đa cũng như một số hạng mục tu sửa đình Chèm có sai phạm, không đúng quy định.

Cụ thể, việc chặt hạ cây đa nhiều năm tuổi nằm gần nghi môn ngoại (cột đồng trụ) của đình Chèm mà không xin phép cấp có thẩm quyền; cũng không ai cho phép chặt hạ cây trong khuôn viên khu di tích. Ban Khánh tiết đình Chèm đã nhận khuyết điểm và xin rút kinh nghiệm. Ngoài ra, Ban Khánh tiết cũng đề xuất trong 10 năm tới sẽ trồng bổ sung các cây phù hợp với di tích (không trồng các loại cây ngoại lai).

Theo ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), nếu là chủng loại cây không phù hợp với tính chất di tích, cần cân nhắc giữa hiệu quả di dời với chặt bỏ xem phương án nào hiệu quả. Nếu cây có giá trị cảnh quan thì xem xét việc di dời để bảo vệ cảnh quan và hiệu quả về kinh tế. Tuy nhiên, quan điểm nhất quán là phải đặt di sản lên trên hết.

Câu chuyện đốn hạ cây đa nhiều tuổi ở đình Chèm là bài học cho các đơn vị, cơ quan quản lý di tích khi thay đổi hiện trạng, tu sửa di tích. Trong những trường hợp trùng tu di tích, nếu không có sự nhất quán, khéo léo, minh bạch sẽ dẫn đến sai phạm, đồng thời tạo nên sự búc xúc trong dư luận.

Không thể khắc phục tạm thời

Bên cạnh câu chuyện về cây đa tại đình Chèm, tình trạng xuống cấp nghiêm trọng tại chùa Tây Phương thời gian qua cũng tốn không ít giấy mực của báo chí. Chùa Tây Phương (làng Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất) cách trung tâm Hà Nội 40km về hướng Tây Bắc là nơi quy tụ những kiệt tác điêu khắc Phật giáo Việt Nam thế kỷ 18.

Tại chùa có 64 pho tượng, đặc biệt là bộ tượng 18 vị La Hán bằng gỗ mít được chạm khắc từ thời Tây Sơn cách đây gần 300 năm. Theo nhiều thông tin còn lưu giữ lại, ngôi chùa được xây dựng khoảng thế kỷ 8, được mệnh danh là “đệ nhất cổ tự", là chùa cổ thứ hai của cả nước, sau chùa Dâu ở Bắc Ninh.

Năm 2014, Chính phủ đã công nhận ngôi chùa này là Di tích Quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật. Tuy nhiên, trải qua thời gian, chùa Tây Phương đang xuống cấp nghiêm trọng, mái ngói xô lệch và dột nhiều nơi, kèo cột trong chùa mối mọt.

Theo ghi nhận của PV, nhiều cột, trụ của chùa bị mối đục, ăn mòn từ chân đế lên dần đến các điểm nối giữa xà và cột gỗ. Nhiều cột trụ bị mối đục, ăn mòn từ chân đế lên dần đến các điểm nối giữa xà và cột gỗ. Nhà chùa đã mua thuốc mối về đặt trên xà gỗ để khắc phục tạm thời. Nếu không kịp thời xử lý thì trong thời gian tới khu vực mối mọt và sẽ lây lan sang các chỗ khác, từ đó sẽ phá vỡ kiến trúc, kết cấu gỗ của chùa.

Trao đổi với Lao Động, ông Khương Xuân Thịnh, cán bộ phòng Văn hoá huyện Thạch Thất, người đã có 10 năm làm việc trong lĩnh vực văn hoá tại địa phương cho biết, việc tu sửa tổng thể chùa Tây Phương sẽ mất khá nhiều thời gian bởi kiến trúc ngôi chùa này khá đặc biệt. Mỗi viên ngói là một màu sắc khác nhau và mỗi lớp ngói lợp trên nóc chùa đều có ý nghĩa khác nhau.

Theo Ni sư Thích Đàm Thuỷ - Trụ trì chùa Tây Phương, các pho tượng cổ của chùa đang bị hư hại nặng, chân đế một số bức tượng đã bong gãy phần gỗ, bị mối đục loang lổ, nhiều tượng cổ đã bong tróc lớp sơn...

Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Thạch Thất Nguyễn Trường Giang cho hay: Do chùa Tây Phương là di tích quốc gia đặc biệt nên việc đầu tư tôn tạo, tu bổ phải tuân thủ đúng quy trình. Với tình trạng xuống cấp của di tích như hiện nay, việc đầu tư dự án quy hoạch, tôn tạo, tu bổ là hết sức cấp bách.

Hải Nguyễn - Mai Hương
TIN LIÊN QUAN

Hậu COVID-19, nhiều di tích tại Bạc Liêu rủ nhau xuống cấp

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Trong bối cảnh phải dốc toàn lực cho phòng, chống dịch COVID-19, ngân sách chi cho nâng cấp di tích của tỉnh càng trở nên hạn hẹp. Cả năm qua, tổng kinh phí dành cho công tác tu bổ các di tích quốc gia chỉ có khoảng 150 triệu đồng từ ngân sách không thường xuyên. Do đó, các di tích chỉ có thể triển khai sửa chữa nhỏ như: thay bóng đèn, sơn phết, gia cố cột, kèo hay thay thiết bị nhà vệ sinh…

Xử lý tình trạng xâm hại di tích: “Được vạ thì má đã sưng”

Mỹ Linh |

Gần đây, nhiều di tích có niên đại cả nghìn tuổi bị xâm hại nghiêm trọng nhưng việc xử lý chỉ được thực hiện khi người dân phản ánh, báo chí lên tiếng. Dù có “rút kinh nghiệm sâu sắc” thì những công trình từng tồn tại hàng trăm, hàng nghìn năm đã bị mất đi phần nào giá trị.

Hà Nội "chốt" bố trí ga C9 ra ngoài Vùng bảo vệ II của di tích Hồ Hoàn Kiếm

Vương Trần |

UBND TP.Hà Nội thống nhất đề xuất phương án Điều chỉnh thiết kế, vị chỉnh cục bộ tổng mặt bằng ga ngầm C9 để không nằm vào vùng bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn để làm cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh chủ trương dự án án đường sắt đô thị số 2.

Cận cảnh trùng tu tượng đài Trần Hưng Đạo và công viên Mê Linh ở TPHCM

Anh Tú |

Sau vài tháng thi công, khu vực công viên Mê Linh, tượng đài Trần Hưng Đạo đã hoàn thành được khoảng 70% tiến độ. Sau khi hoàn thành sẽ kết nối với công viên Bạch Đằng hướng tới mục tiêu tạo ra không gian văn hóa cho TPHCM.

Thủ tướng đề nghị Pháp hỗ trợ trùng tu các di sản văn hóa Pháp - Việt Nam

Hải Anh |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ cho việc phát triển năng lực y tế cho Việt Nam, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý văn hóa, xem xét tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam cũng như hỗ trợ Việt Nam trong việc trùng tu các di sản văn hóa Pháp – Việt như cầu Long Biên...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Hậu COVID-19, nhiều di tích tại Bạc Liêu rủ nhau xuống cấp

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Trong bối cảnh phải dốc toàn lực cho phòng, chống dịch COVID-19, ngân sách chi cho nâng cấp di tích của tỉnh càng trở nên hạn hẹp. Cả năm qua, tổng kinh phí dành cho công tác tu bổ các di tích quốc gia chỉ có khoảng 150 triệu đồng từ ngân sách không thường xuyên. Do đó, các di tích chỉ có thể triển khai sửa chữa nhỏ như: thay bóng đèn, sơn phết, gia cố cột, kèo hay thay thiết bị nhà vệ sinh…

Xử lý tình trạng xâm hại di tích: “Được vạ thì má đã sưng”

Mỹ Linh |

Gần đây, nhiều di tích có niên đại cả nghìn tuổi bị xâm hại nghiêm trọng nhưng việc xử lý chỉ được thực hiện khi người dân phản ánh, báo chí lên tiếng. Dù có “rút kinh nghiệm sâu sắc” thì những công trình từng tồn tại hàng trăm, hàng nghìn năm đã bị mất đi phần nào giá trị.

Hà Nội "chốt" bố trí ga C9 ra ngoài Vùng bảo vệ II của di tích Hồ Hoàn Kiếm

Vương Trần |

UBND TP.Hà Nội thống nhất đề xuất phương án Điều chỉnh thiết kế, vị chỉnh cục bộ tổng mặt bằng ga ngầm C9 để không nằm vào vùng bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn để làm cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh chủ trương dự án án đường sắt đô thị số 2.

Cận cảnh trùng tu tượng đài Trần Hưng Đạo và công viên Mê Linh ở TPHCM

Anh Tú |

Sau vài tháng thi công, khu vực công viên Mê Linh, tượng đài Trần Hưng Đạo đã hoàn thành được khoảng 70% tiến độ. Sau khi hoàn thành sẽ kết nối với công viên Bạch Đằng hướng tới mục tiêu tạo ra không gian văn hóa cho TPHCM.

Thủ tướng đề nghị Pháp hỗ trợ trùng tu các di sản văn hóa Pháp - Việt Nam

Hải Anh |

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ cho việc phát triển năng lực y tế cho Việt Nam, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý văn hóa, xem xét tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam cũng như hỗ trợ Việt Nam trong việc trùng tu các di sản văn hóa Pháp – Việt như cầu Long Biên...