Tôn tạo di tích Nhà nước Đại Cồ Việt, có nghị quyết mà không thực hiện vì... sợ sai

Trần Lâm |

Dự án Bảo quản, tu bổ, tôn tạo và mở rộng phạm vi một số di tích có liên quan đến Nhà nước Đại Cồ Việt đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư. Nhưng sau 8 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa thực hiện xong.

HĐND tỉnh ra Nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư nhưng UBND tỉnh lại không ra quyết định đầu tư, chủ đầu tư không dám làm vì sợ Nghị quyết của HĐND không đúng quy định pháp luật.

Dự án 4 năm, làm 8 năm chưa xong

Năm 2016, trước thực trạng xuống cấp của nhiều di tích liên quan Nhà nước Đại Cồ Việt trên địa bàn, UBND tỉnh Ninh Bình đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhằm bảo tồn, tôn tạo, phát huy các di tích trên. Việc thực hiện dự án này cũng nhằm phục vụ kỷ niệm 1.050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt được tổ chức năm 2018.

Ngày 15.4.2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 628/QĐ-TTg và giao cho UBND tỉnh Ninh Bình làm cơ quan chủ quản đầu tư.

Tổng mức đầu tư dự án là hơn 143,9 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương không quá 110 tỉ đồng, ngân sách địa phương là hơn 33,9 tỉ đồng. Theo quyết định của Thủ tướng, đây là dự án nhóm A, cấp công trình là cấp đặc biệt; thời gian thực hiện dự án là 4 năm (2016 - 2020) với 14 dự án thành phần.

Ngay sau đó, UBND tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt điều chỉnh tên chủ đầu tư dự án và phê duyệt điều chỉnh dự án với quy mô đầu tư từ 14 dự án thành phần được rút xuống còn 9 dự án thành phần. Vậy nhưng đến hết năm 2020, mới chỉ hoàn thành 6 dự án thành phần gồm: Đền thờ Đinh Điền và chùa Tháp; khu lăng mộ Vua Đinh Tiên Hoàng; khu lăng mộ Vua Lê Đại Hành; khu tưởng niệm và lăng mộ Thái tể Định Quốc công Nguyễn Bặc; đền Thung Lau (thuộc di tích động Hoa Lư) và đình Yên Thành.

3 dự án thành phần chưa hoàn thành bao gồm: Xây dựng khu nhà làm việc của Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư; Tu bổ, tôn tạo đình Mỹ Hạ và dự án tu bổ tôn tạo đình Trai.

Khi hết thời hạn thực hiện dự án theo Quyết định 628 của Thủ tướng Chính phủ, thay vì tổng kết, báo cáo Thủ tướng, thực hiện nghiệm thu, thanh quyết toán dự án thì ngày 22.11.2021, UBND tỉnh Ninh Bình lại có tờ trình đề nghị HĐND tỉnh xem xét, ra nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trên.

Ngày 10.12.2021, ông Trần Hồng Quảng - khi đó là Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình ký Nghị quyết số 139/NQ-HĐND phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo đề xuất của UBND tỉnh. Theo đó, Chủ đầu tư điều chỉnh là Sở Văn hóa và Thể thao; nhóm dự án được điều chỉnh từ nhóm A xuống dự án nhóm B. Tổng mức đầu tư cơ bản không thay đổi nhưng thay đổi cơ cấu nguồn vốn.

Vốn ngân sách Trung ương gần 37,6 tỉ đồng, vốn ngân sách địa phương hơn 103,4 tỉ đồng; Thời gian thực hiện dự án được điều chỉnh thành 8 năm (2016 - 2023). Các nội dung khác thực hiện theo Quyết định 628 của Thủ tướng.

Nghị quyết của HĐND tỉnh có đúng luật?

Vậy nhưng, sau khi HĐND tỉnh đã ra nghị quyết phê duyệt chủ trương điều chỉnh dự án thì UBND tỉnh Ninh Bình lại án binh bất động, không ra quyết định đầu tư, do đó, chủ đầu tư là Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình không thể làm gì.

Theo tìm hiểu của Lao Động, dự án hoàn toàn dừng lại mặc dù ngân sách Trung ương đã chuyển về theo Nghị quyết của HĐND tỉnh là gần 37,6 tỉ đồng, các di tích cấp quốc gia vẫn đang từng ngày kêu cứu vì xuống cấp trầm trọng. Nguyên nhân của sự án binh bất động này, theo chủ đầu tư, là do sự không thống nhất về cách hiểu về thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư. Đơn vị này cũng làm văn bản hỏi Bộ KHĐT và nhận được hướng dẫn xác định rằng, trong trường hợp dự án này, thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư thuộc về Thủ tướng Chính phủ, song phải đảm bảo về mặt thời gian bố trí vốn (không quá 4 năm với dự án nhóm B).

Việc HĐND tỉnh Ninh Bình ra nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư từ dự án nhóm A xuống dự án nhóm B là không đúng thẩm quyền và không đảm bảo về thời gian đầu tư. Vì vậy, Sở Văn hóa và Thể thao đề xuất “Không thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án mà đề xuất UBND tỉnh ban hành văn bản chấm dứt vĩnh viễn dự án trên để thực hiện công tác thanh, quyết toán”. Đối với các dự án thành phần chưa thực hiện sẽ được thực hiện bằng một dự án khác. Số tiền gần 37,6 tỉ đồng từ ngân sách Trung ương sẽ được trả lại.

Trần Lâm
TIN LIÊN QUAN

Hoàn tất trùng tu tháp A13 ở khu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam

Trung Hiếu |

Ngày 11.10, Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, vừa hoàn tất tái phát hiện và bảo tồn ngôi tháp A13 - di tích cuối trong nhóm tháp A, đồng thời khép lại Dự án hợp tác bảo tồn văn hoá giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Đào tạo nguồn nhân lực trong trùng tu di tích

TS. Nguyễn Hữu Mạnh |

Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2035, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất số tiền 350.000 tỉ đồng. Đây là một khoản đầu tư lớn, trong đó sẽ giành một phần nguồn vốn cho trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích.

Việc bảo vệ, trùng tu các di tích ở Ninh Bình gặp khó khăn về nguồn vốn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 1.821 di tích được kiểm kê, thuộc nhiều loại hình khác nhau, trong đó có nhiều di tích đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đầu tư tu bổ do gặp khó khăn về nguồn kinh phí.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Hoàn tất trùng tu tháp A13 ở khu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam

Trung Hiếu |

Ngày 11.10, Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn cho biết, vừa hoàn tất tái phát hiện và bảo tồn ngôi tháp A13 - di tích cuối trong nhóm tháp A, đồng thời khép lại Dự án hợp tác bảo tồn văn hoá giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Đào tạo nguồn nhân lực trong trùng tu di tích

TS. Nguyễn Hữu Mạnh |

Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2035, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất số tiền 350.000 tỉ đồng. Đây là một khoản đầu tư lớn, trong đó sẽ giành một phần nguồn vốn cho trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích.

Việc bảo vệ, trùng tu các di tích ở Ninh Bình gặp khó khăn về nguồn vốn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 1.821 di tích được kiểm kê, thuộc nhiều loại hình khác nhau, trong đó có nhiều di tích đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được đầu tư tu bổ do gặp khó khăn về nguồn kinh phí.