Bộ Công an thông tin về 5 vấn đề trong dự thảo Luật Căn cước

Việt Dũng |

Bên cạnh những ý kiến đồng thuận và những nội dung đã tiếp thu, chỉnh lý vào dự thảo Luật Căn cước, còn có một số quan điểm khác về 5 nội dung nên được Bộ Công an nêu ra.

Một là, về tên gọi của Luật Căn cước, Bộ Công an cho rằng, sẽ bảo đảm thể hiện đầy đủ chính sách sửa đổi, bổ sung tại dự án Luật lần này (bổ sung điều chỉnh đối với đối tượng là người gốc Việt Nam, căn cước điện tử), phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung dự thảo Luật.

Đồng thời, thể hiện đúng nội hàm của công tác quản lý căn cước là nhằm mục đích định danh, xác định rõ danh tính của từng con người cụ thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý căn cước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải quản lý đối với toàn bộ xã hội, mọi người dân sinh sống tại Việt Nam; bảo đảm các quyền của con người, quyền công dân theo quy định của Luật.

Việc lược bỏ cụm từ “công dân” trong tên Luật không tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân.

Nội dung Luật Căn cước cũng đã quy định phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và cấp giấy chứng nhận căn cước cho những người chưa có đầy đủ các quyền như công dân Việt Nam...

Hai là, về tên gọi của thẻ căn cước thay cho thẻ “căn cước công dân” như hiện nay, theo Bộ Công an sẽ giúp thể hiện đúng bản chất của thẻ là loại giấy tờ có chứa thông tin về căn cước của người dân; giúp phân biệt người này với người khác; xác định danh tính trong thực hiện giao dịch…

Việc đổi tên thẻ thành thẻ căn cước còn để bảo đảm tương đồng với thông lệ quốc tế (nhiều nước trên thế giới hiện nay cũng đang sử dụng là thẻ căn cước - Identity Card).

Hiện nay, thẻ căn cước được thiết kế tuân thủ theo tiêu chuẩn chung của ICAO về tổ chức lưu trữ, khai thác thông tin trên chíp điện tử; thẻ có tính bảo mật cao, tiến tới thuận lợi cho người dân trong việc bảo quản, sử dụng trên trường quốc tế.

Nếu để tên thẻ là thẻ “căn cước công dân” thì chưa bảo đảm tương đồng về tên thẻ với thông lệ chung của thế giới; do vậy, có thể không sử dụng được thẻ khi hội nhập quốc tế nếu tiếp tục giữ tên thẻ.

Việc đổi tên thẻ không phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân hoặc chi ngân sách nhà nước...

Ông Trịnh Xuân An - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh, thông tin hôm 19.10 rằng, đa phần các ý kiến đồng tình với quan điểm của Chính phủ lấy tên là Luật Căn cước. Ảnh: P.Đông
Ông Trịnh Xuân An - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh, thông tin hôm 19.10 rằng, đa phần các ý kiến đồng tình với quan điểm của Chính phủ lấy tên là Luật Căn cước. Ảnh: P.Đông

Ba là, về thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, theo Bộ Công an, đối với nhóm thông tin về hộ tịch và thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại… cần có để phục vụ việc xác định về thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, thông tin địa vị pháp lý, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân…

Đối với thông tin về nhóm máu để phục vụ công tác cấp cứu, xây dựng nguồn máu dự phòng trong khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoạch phát triển, dự phòng y tế…

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung của cơ quan nhà nước, được kết nối, chia sẻ, phân cấp, phân quyền khai thác, sử dụng thông tin tới toàn bộ các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương...

Nếu không lưu trữ các thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà sử dụng phương thức truy xuất từ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác thì sẽ dẫn đến các khó khăn, bất cập.

Bốn là, về việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và căn cước điện tử, Bộ Công an cho hay, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch khác.

Quy định này không xung đột với quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan trong việc quản lý, sử dụng các giấy tờ nêu trên; không ảnh hưởng đến chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa phương với các loại giấy tờ, dữ liệu đang quản lý.

Thông tin của người dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử là thông tin quan trọng cần bảo vệ.

Năm là, về quản lý người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam, Bộ Công an cho rằng, đây là yêu cầu cấp thiết, có tính lịch sử...

Thực tiễn hiện nay, nhiều cơ quan quản lý nhà nước không có bất cứ thông tin, dữ liệu gì về người gốc Việt Nam; việc này gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với họ, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự khi họ vi phạm pháp luật; đồng thời đây cũng là cơ hội cho một số tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng vấn đề về nhân quyền để gây rối, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội, Bộ Công an đã phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội bổ sung quy định giải thích thuật ngữ về “Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam” tại khoản 17 Điều 3 và chỉnh lý, bổ sung quy định tại Điều 30 quy định về điều kiện, nội dung quản lý nhà nước, thông tin thể hiện trong giấy chứng nhận căn cước, nơi làm thủ tục và thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận căn cước, giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước cho đầy đủ, rõ ràng.

Dự án Luật Căn cước là dự án luật rất quan trọng để phục vụ Đề án 06, dự thảo Luật chứa đựng nhiều quy định mang tính kỹ thuật, công nghệ, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Việt Dũng
TIN LIÊN QUAN

Đa số ý kiến đồng tình đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, đến thời điểm này, đa phần các ý kiến đồng tình với quan điểm của Chính phủ lấy tên là Luật Căn cước. Việc tiếp thu ý kiến khi sửa luật rất cẩn thận, chặt chẽ.

Làm rõ ưu, nhược điểm tên gọi Luật Căn cước công dân hay Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý cần làm rõ những ưu điểm, nhược điểm của từng phương án tên gọi Luật Căn cước công dân hay Luật Căn cước.

8 vấn đề lớn cần xin ý kiến trong Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo 8 vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Quá chén đêm 20.10, người phụ nữ bị phạt kịch khung

Mỹ Lệ |

TPHCM - Bất ngờ bị Đội Cảnh sát giao thông Bàn Cờ dừng phương tiện kiểm tra nồng độ cồn, người phụ nữ loạng choạng cho biết vừa mới đi sinh nhật về.

Bên trong mỏ đất hiếm khiến nhiều sếp doanh nghiệp vướng lao lý

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Trữ lượng đất hiếm ở huyện Văn Yên khoảng 20.000 tấn trong khi Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn.

Cư dân tố mua giá nước quá cao, chủ đầu tư ở Nha Trang thẳng tay cắt nước

Hữu Long |

Khánh Hòa - Cư dân sinh sống ở dự án Scenia Bay Residences (Scenia Bay Nha Trang) bức xúc vì không được hưởng giá nước sinh hoạt. Để gây sức ép, người dân quyết định không đóng tiền nếu chủ đầu tư không làm rõ ràng giá nước. Đáp lại, chủ đầu tư cắt nước cung cấp cho cư dân.

Chỉ đạo nóng rà soát nhân viên hợp đồng trường học tại Phúc Thọ, Hà Nội

NHÓM PV |

UBND huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 162 ngày 20.10.2023 yêu cầu báo cáo, rà soát nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP (cũ).

Tỷ giá USD áp sát mốc 25.000 đồng và kịch bản cho kinh tế cuối năm

LAN HƯƠNG |

Bất chấp nỗ lực liên tục hút ròng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước thời gian gần đây, tỷ giá bán USD tại ngân hàng có thời điểm vọt lên gần 24.800 đồng/USD. Giới phân tích cho rằng, nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mạnh tay, câu chuyện tỷ giá vẫn sẽ căng thẳng. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập và là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT - về vấn đề này.

Đa số ý kiến đồng tình đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Theo đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, đến thời điểm này, đa phần các ý kiến đồng tình với quan điểm của Chính phủ lấy tên là Luật Căn cước. Việc tiếp thu ý kiến khi sửa luật rất cẩn thận, chặt chẽ.

Làm rõ ưu, nhược điểm tên gọi Luật Căn cước công dân hay Luật Căn cước

PHẠM ĐÔNG |

Về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý cần làm rõ những ưu điểm, nhược điểm của từng phương án tên gọi Luật Căn cước công dân hay Luật Căn cước.

8 vấn đề lớn cần xin ý kiến trong Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh báo cáo 8 vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi).