Tìm đọc sách hay, sách đẹp

CHÂU PHÚ |

Thời kỳ văn hóa nghe-nhìn bùng nổ khắp toàn cầu, rồi khi nhiều nơi trên thế giới bắt đầu từ bỏ hoàn toàn sử dụng văn bản giấy, thay vào đó là bắt buộc sử dụng 100% văn bản điện tử… mà bàn chuyện cổ vũ, tìm đọc sách hay, sách đẹp, góp phần nâng cao văn hóa đọc trong cộng đồng, xem ra có vẻ vừa mâu thuẫn vừa không phù hợp?

1.

Mâu thuẫn ở chỗ đã xuất bản sách điện tử, vừa thuận tiện, vừa giá rẻ, tha hồ chọn lọc, không thiếu bất cứ một thứ gì… sao lại còn cổ vũ đọc sách hay, sách đẹp, tức sách in (tất nhiên là chất lượng cao)? Không phù hợp là sách điện tử vào tận nhà, tận bàn, tận bất cứ nơi nào có sóng, có mạng Internet, vậy cớ gì còn phải đi tìm sách hay, sách đẹp vốn khó tìm, khó mua, chưa kể giá sách cao ngất ngưởng?

Thực ra, đó là câu chuyện “hai trong một” khá thú vị. Dẫu văn hóa nghe-nhìn có bùng nổ đến mức nào thì đọc sách, mà là sách in, sách hay-đẹp-phù hợp khi đã thành thói quen của từng người, nhiều người thì “thị trường’ cho sách giấy vẫn tồn tại song song bên cạnh sách điện tử, vốn chưa thực sự trở thành thói quen hay văn hóa đọc của nhiều người.

Nếu là người duy trì được thói quen đọc sách như một nhu cầu tự thân, hẳn người đó không thể rời bỏ được quyển sách mới thơm mùi mực, được in đẹp, trình bày đẹp như một sản phẩm văn hóa sang trọng trên tay. Chưa kể, quyển sách đẹp và giá trị ấy còn là một thứ quà tặng có ý nghĩa mà những người có văn hóa thường hướng đến, lưu giữ và thể hiện như một biểu hiện văn hóa cao, văn hóa đẹp có từ trong truyền thống, cần tiếp tục được nuôi dưỡng và phát huy.

Thậm chí, có những người vì nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu hay sự tò mò, đã tìm đọc tác phẩm nọ trên mạng nhưng khi có sách giấy, họ sẵn sàng mua, đọc lại, bày trên giá phục vụ cho công việc hoặc cho mượn chẳng hạn. Điều đó cũng có nghĩa là thói quen đọc sách giấy, có trong tay sách giấy của người ham học, ham đọc sách đã là “cố hữu”, không thể và cũng không nên bỏ hẳn, để rồi từ đó bắt đầu làm quen với một thói quen mới vốn không dễ dàng?

Vấn đề đặt ra hiện nay là sách in ra nhiều, phát hành nhiều nhưng sách hay, sách đẹp còn ít, lại chưa được tuyên truyền, quảng bá đúng mức nên người đọc phải “bơi” giữa mênh mông sách đủ loại. Vậy nên, có thể nói Giải thưởng Sách quốc gia ra đời là một việc làm thiết thực, bổ ích đối với đông đảo người đọc gần xa và nhất là với những người làm sách, cụ thể là các nhà xuất bản trong cả nước. Việc làm này trước hết cổ vũ những tác giả có tác phẩm xuất sắc về mọi mặt, những nhà xuất bản có “con mắt nghề nghiệp” tinh thông để giới thiệu cho bạn đọc, cổ vũ, tiếp sức cho văn hóa đọc. Việc trao giải, khen thưởng những tác giả-tác phẩm xuất sắc đó cũng chính là một định hướng, chỉ dẫn cần thiết đối với bạn đọc trong thời điểm cụ thể cũng như nền móng lâu dài.

2.

Trong bối cảnh khối tri thức khổng lồ của nhân loại được tung ra hằng ngày, hàng giờ của thời kỳ toàn cầu hóa, có nhiều kiến thức bổ ích, phù hợp, nhưng cũng không thiếu những “bụi bặm, rác rưởi” lọt vào, không có lợi cả về trước mắt cũng như lâu dài, nhất là đối với thế hệ trẻ. Vì thế, việc “chọn mặt, gửi vàng” ở những cuốn sách hay, sách đẹp càng trở nên cần thiết, cần được duy trì liên tục, thường xuyên như một nét đẹp, nếp sống văn hóa lâu dài trong cộng đồng.

Được biết, Giải thưởng Sách quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức thường niên từ năm 2018 (tiếp nối 11 lần chấm và trao giải sách liên tiếp trước đó) thực sự là một giải thưởng có uy tín, quy mô lớn và ngày càng nhận được sự hưởng hứng tích cực của các nhà xuất bản và đông đảo bạn đọc. Đặc biệt, qua mỗi lần trao giải, các nhà xuất bản đều có dịp thẳng thắn nhìn lại mình, tự điều chỉnh, định hướng đề tài sao cho sát hợp với nhu cầu đời sống, giúp ích nhiều hơn cho độc giả. Bên cạnh đó, muốn có sách đẹp, không thể lơ là chuyện thiết kế, trình bày, chất lượng giấy và chất lượng in ấn, phát hành. Cũng từ việc trao giải thưởng, các nhà xuất bản xem đó như là một định hướng đúng đắn, một quy chuẩn để định hướng đề tài và triển khai các khâu, các bước một cách bài bản, chất lượng nhằm tạo ra những đầu sách hay, giá trị.

Rõ ràng, Giải thưởng Sách quốc gia hằng năm là dịp để tôn vinh tri thức-nền tảng cơ bản của xã hội,góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước thông qua sách và đọc sách, con đường ngắn nhất và là công cụ truyền bá tri thức cho toàn dân.

Nói đi đôi với làm, từ nhiều năm nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Mạnh Hùng luôn dành tặng món quà xuân cho từng cán bộ, công chức trong ngành là một cuốn sách hay, có giá trị tùy theo sở thích, sở trường, nhu cầu của từng người. Điều đó cũng nói lên rằng, ngoài việc cổ vũ, động viên ngành Xuất bản-In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng là nơi tích cực trong việc cổ vũ, duy trì văn hóa đọc trong từng cơ quan, đơn vị và trong toàn ngành.

“Đọc báo để làm nghề, đọc sách để làm người” - ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, liên quan đến chuyện đọc sách, đọc báo và văn hóa đọc hiện nay - từng nói. Một phát ngôn chứng minh tầm quan trọng lớn lao của việc đọc sách và thói quen đọc sách, đến sự phát triển toàn diện và vươn cao của từng người trong cuộc sống bộn bề hiện nay. Hy vọng những điều tốt đẹp đó trong cộng đồng ngày càng lan tỏa rộng rãi, không bao giờ ngưng nghỉ...

CHÂU PHÚ
TIN LIÊN QUAN

Tin văn hoá trong tuần: Lễ trao giải Sách quốc gia sẽ tổ chức tại Hà Nội

Hạ Âu |

Tin văn hoá trong tuần gây chú ý với Lễ trao giải “Giải thưởng Sách quốc gia” lần thứ 4 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12.11 tới đây.

Hành trình trao sách, gửi yêu thương với “Chữ Ở Đời”

Hải Ngọc |

Những cuốn sách giáo khoa, những quyển truyện cũ, tưởng chừng như đã hết giá trị sử dụng nhưng đều được dự án Trang Hoa tổng hợp lại trong sự kiện “Chữ Ở Đời”.

10 ảnh “Tướng Huy” của phóng viên Lao Động in sách “Thần thoại” của Italia

T.V |

Bộ ảnh “Tướng Huy” của Việt Văn, phóng viên báo Lao Động- tác giả Việt Nam duy nhất được chọn in vào cuốn sách ảnh “Thần thoại” tập 1 (Mythography-Vol.01) của dotArrt- một Hiệp hội văn hóa của Trieste (Italia) từng tổ chức hàng trăm triển lãm ảnh quốc tế khắp châu Âu và Liên hoan ảnh quốc tế Trieste Photo Days.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Đợi được 56 giây đèn đỏ, nhiều người không đủ kiên nhẫn đợi nốt 4 giây cuối

Tô Thế |

Hà Nội - Thực tế tình trạng người dân vượt đèn đỏ, hay vượt qua nút giao khi đèn đỏ còn khoảng 4 - 5 giây diễn ra rất phổ biến ở Hà Nội. Ngay tại vị trí xảy ra vụ tai nạn liên hoàn vừa qua, ghi nhận của PV cho thấy rất nhiều người mặc dù có thể chờ đến 56 giây đèn đỏ, nhưng 4 giây cuối lại không đủ kiên nhẫn để chờ.

Thi tốt nghiệp THPT: Những mốc thời gian quan trọng cần lưu ý

Vân Trang |

Thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được đẩy lên sớm hơn so với năm ngoài.

Lãi suất cho vay ưu đãi vẫn cản bước người mua nhà

ANH HUY |

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng dành cho phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp mức lãi suất 8,7%/năm đối với doanh nghiệp và người dân là 8,2%/năm. Tuy nhiên với nhiều gia đình, mức lãi suất cho vay vẫn vượt quá tầm với trong khi thời gian cho vay ưu đãi chỉ kéo dài 5 năm.

Sinh con trai để nối dõi, nhiều gia đình vùng cao Sơn La lâm vào cảnh chật vật, vất vả

Khánh Linh |

Việc cố gắng sinh con trai để nối dõi bất chấp hoàn cảnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến mất cân bằng giới tính ở vùng cao Sơn La.

Tin văn hoá trong tuần: Lễ trao giải Sách quốc gia sẽ tổ chức tại Hà Nội

Hạ Âu |

Tin văn hoá trong tuần gây chú ý với Lễ trao giải “Giải thưởng Sách quốc gia” lần thứ 4 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12.11 tới đây.

Hành trình trao sách, gửi yêu thương với “Chữ Ở Đời”

Hải Ngọc |

Những cuốn sách giáo khoa, những quyển truyện cũ, tưởng chừng như đã hết giá trị sử dụng nhưng đều được dự án Trang Hoa tổng hợp lại trong sự kiện “Chữ Ở Đời”.

10 ảnh “Tướng Huy” của phóng viên Lao Động in sách “Thần thoại” của Italia

T.V |

Bộ ảnh “Tướng Huy” của Việt Văn, phóng viên báo Lao Động- tác giả Việt Nam duy nhất được chọn in vào cuốn sách ảnh “Thần thoại” tập 1 (Mythography-Vol.01) của dotArrt- một Hiệp hội văn hóa của Trieste (Italia) từng tổ chức hàng trăm triển lãm ảnh quốc tế khắp châu Âu và Liên hoan ảnh quốc tế Trieste Photo Days.