Sinh con trai để nối dõi, nhiều gia đình vùng cao Sơn La lâm vào cảnh chật vật, vất vả

Khánh Linh |

Việc cố gắng sinh con trai để nối dõi bất chấp hoàn cảnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến mất cân bằng giới tính ở vùng cao Sơn La.

Trong căn nhà nhỏ nơi lưng chừng núi của anh Giàng A Cu (bản Gióng, xã Quang Huy, huyện Phù Yên) đứa con trai út mới 2 tuổi đang chập chững chơi trước cửa nhà, mặt lấm lem bùn đất. Còn cháu Giàng Thị Sư (11 tuổi - con gái lớn) bị bại não nằm liệt trên giường.

Được biết, cậu con trai là đứa con thứ 4 của anh chị, trước cháu là 3 người chị gái, mỗi người cách nhau hơn 2 tuổi.

Khi được hỏi tại sao khi đứa con gái đầu đã đau bệnh lại còn đẻ đến người con thứ 4, A Cu trả lời: "Đẻ thêm vì muốn có con trai. Ở đây nhà nào cũng vậy, người Mông không có con trai thì bị coi không có trụ cột".

Còn với chị Sồng Thị Ly (bản Suối Gióng, xã Quang Huy) - người phụ nữ 24 tuổi với một nách 2 đứa con và nuôi thêm một người em chồng, cuộc sống đã vất vả lại còn chật vật hơn.

 
Việc bắt buộc phải có con trai để nối dõi đã dẫn đến việc chênh lệch giới tính khi sinh ở Sơn La. Ảnh: Khánh Linh

Chị Ly tâm sự: "Ở đây phụ nữ lấy chồng rất sớm, chỉ có một số ít người đi làm xa hoặc xuống huyện đi học thì mới lấy muộn hơn một chút thôi".

Theo chị Ly, việc sinh con trai gần như là nghĩa vụ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Phong tục từ bao đời, nếu không có con trai thì không được thờ cúng bố mẹ khi mất nên không thể không theo.

Trò chuyện với PV, ông Giàng A Phua, Trưởng bản Suối Gióng cho biết: "Không có công ăn việc làm ổn định, cuộc sống chỉ dựa vào mấy mảnh nương khô cằn trồng ít sắn và lúa nương. Tranh thủ lúc nông nhàn, hai vợ chồng đi xuống khu vực trung tâm xã, ai thuê gì thì làm nấy, mỗi ngày công được 120.000 - 150.000 đồng thì mới có tiền mua thịt, cá và mua đồ dùng trong gia đình. 

Việc sinh con trai để nối dõi là chuyện mà những người phụ nữ dân tộc Mông ở Sơn La bắt buộc phải làm. Ảnh: Khánh Linh
Việc sinh con trai để nối dõi là chuyện mà những người phụ nữ dân tộc Mông ở Sơn La bắt buộc phải làm. Ảnh: Khánh Linh

Dù biết rằng sinh nhiều con sẽ vất vả, nhưng việc phải có con trai để nối dõi tông đường, gánh vác việc gia đình đã in sâu vào nếp sống của đồng bào Mông ở vùng cao Sơn La rồi chứ không riêng gì Suối Gióng".

Theo ông Phua, qua nhiều đợt tuyên truyền của cán bộ dân số, người dân cũng đã bắt đầu ý thức được việc sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, để thay đổi hoàn toàn được nhận thức của người dân cũng cần rất nhiều thời gian.

Số liệu năm 2022 của Chi cục dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn La, tỉ số giới tính khi sinh là 116,4 bé trai/100 bé gái, giảm 5,8 điểm % so với năm 2021.

Đại diện Chi cục dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn La cho biết: "Mất cân bằng giới tính đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 

Những năm gần đây, Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đưa tỉ số giới tính khi sinh trên địa bàn về mức cân bằng tự nhiên".

Dù được tuyên truyền thường xuyên, nhưng việc cố gắng sinh con trai để nối dõi nơi vùng cao vẫn thường xuyên diễn ra. Ảnh: Khánh Linh
Dù được tuyên truyền thường xuyên, nhưng việc cố gắng sinh con trai để nối dõi nơi vùng cao vẫn thường xuyên diễn ra. Ảnh: Khánh Linh

Những năm qua, những người làm công tác dân số ở tỉnh Sơn La đã nỗ lực hết mình trong công tác tuyên truyền, vận động bà con. Dù đã có tín hiệu tích cực, song vẫn còn đó những khó khăn trong việc cân bằng giới tính khi sinh ở vùng cao bởi những quan niệm đã ăn sâu vào trong tiềm thức.

Một trong những giải pháp đang được triển khai hiệu quả cho việc cân bằng tỉ số giới tính là tiếp tục hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số.

Cùng với đó, trong năm 2022, Sơn La đã tiếp tục duy trì sinh hoạt câu lạc bộ bạn gái tiêu biểu tại 34 trường THPT trên địa bàn 12 huyện, thành phố với 30 buổi sinh hoạt cho 650 lượt người tham dự.

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Vùng cao chuyển đổi số, xét xử trực tuyến nhiều vụ án hình sự

Trọng Lộc |

Lào Cai - Trong hai ngày 29 và 30.3, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa trực tuyến xét xử sơ thẩm 8 vụ án hình sự.

Bản vùng cao khô hạn, người dân phải mua từng xe nước

Minh Nguyễn |

Bản Thung Mài, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, ruộng nương khô hạn, nứt nẻ.

Dòng họ có 5 đời gìn giữ chữ Nôm Dao ở vùng cao Hòa Bình

Nguyễn Minh |

Là người Dao gốc sinh sống ở huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình), dòng họ Dương suốt 5 đời nay luôn cố gắng lưu giữ nét văn hóa truyền thống, chữ Nôm Dao đến với các thế hệ sau.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tân Hiệp Phát: Từ hợp đồng giả cách đến trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Linh Anh |

Hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc của Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.

Luật sư chỉ ra cách giảm tiền đóng bảo hiểm sau vụ diễn viên Ngọc Lan

Hiếu Anh |

Để tránh lùm xùm về bảo hiểm nhân thọ không mong muốn như diễn viên Ngọc Lan, luật sư chỉ ra cách để người dân có thể đàm phán giảm tiền hoặc chấm dứt ngay cả khi hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết.

Trình Quốc hội giám sát về quản lý thị trường bất động sản, nhà ở xã hội

PHẠM ĐÔNG |

“Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” là 2 trong số 4 chuyên đề sẽ được trình Quốc hội giám sát.

Ngân sách nhà nước không hỗ trợ các chuyến bay giải cứu

PHẠM ĐÔNG |

Trước ý kiến đề nghị làm rõ hơn vụ “chuyến bay giải cứu” vì cũng thuộc phạm vi giám sát nguồn lực phòng, chống dịch, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, “ngân sách Nhà nước không hỗ trợ cho các “chuyến bay giải cứu” trong thời gian vừa qua”.

Vùng cao chuyển đổi số, xét xử trực tuyến nhiều vụ án hình sự

Trọng Lộc |

Lào Cai - Trong hai ngày 29 và 30.3, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa trực tuyến xét xử sơ thẩm 8 vụ án hình sự.

Bản vùng cao khô hạn, người dân phải mua từng xe nước

Minh Nguyễn |

Bản Thung Mài, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, ruộng nương khô hạn, nứt nẻ.

Dòng họ có 5 đời gìn giữ chữ Nôm Dao ở vùng cao Hòa Bình

Nguyễn Minh |

Là người Dao gốc sinh sống ở huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình), dòng họ Dương suốt 5 đời nay luôn cố gắng lưu giữ nét văn hóa truyền thống, chữ Nôm Dao đến với các thế hệ sau.