Thú chơi xuân xứ Huế

Phúc Đạt - Anh Tuấn - Minh Khiêm |

Dựa vào nông lịch Á Đông và theo tính toán chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng (âm lịch), một năm có nhiều ngày Tết, nhưng cái Tết quan trọng nhất, lớn lao nhất là Tết Nguyên Đán - Tết Cả. Tết ở xứ Huế luôn đặc sắc với nhiều trò chơi dân gian thú vị.

Đu tiên làng Phước Yên - “người thì lên đánh, kẻ ngồi trông”

Làng Phước Yên thành lập giữa thế kỉ XVII, sau khi chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ chính từ đấy vào Kim Long (1636). Cư dân chủ yếu thuộc hậu duệ những người trong đạo quân Trung Nghĩa của Nguyễn Hoàng, mang theo trò đu tiên ngày xuân từ Bắc vào. Nửa sau thế kỉ XVII, chúa Nguyễn Phúc Tần cũng có lần mở hội vui sau cuộc chiến cuối cùng với chúa Trịnh thắng lợi.

Nguyễn Khoa Chiêm kể lại: “Lại nói năm Nhâm Tí, niên hiệu Chính Trị thứ mười (1672), tháng Hai, Hiền vương Nguyễn Phúc Tần nhân lúc nhàn hạ, cho gọi con trai con gái làng Hạ Lang đến trước gác Quyển Bồng chia nhau làm trò vui như đánh cờ người, đánh quả cầu, đánh đu tiên, đáng kể là ngày hội lớn. Bấy giờ, các quan võ, dân chúng già trẻ, gái trai bồng con bế cháu cùng đi, người trẩy hội đông không kể xiết”...

Lễ hội Đu tiên tại xã Điền Hòa (Phong Điền). Ảnh: Quốc Sỹ
Lễ hội Đu tiên tại xã Điền Hòa (Phong Điền). Ảnh: Phúc Đạt

Từ đó đến giữa thế kỉ XIX, trò đu tiên rất thịnh hành, nhiều làng xóm và ngay ở nhiều địa điểm vùng Kinh đô Huế, trò đu tiên vẫn hấp dẫn trai thanh gái lịch đáng kể nhất.

Hằng năm, cứ cuối tháng Chạp, người ta dựng một giàn tre (làm sẵn) ở khoảng đất trống, ngã tư giữa chùa và đình, nhưng không ai được đụng chạm. Sớm mồng Một Tết, sau khi lên nêu và làm lễ năm mới xong, mọi người tụ tập lại, thay nhau chơi, “người thì lên đánh kẻ ngồi trông”, cùng hò reo cổ vũ, cho tới ngày hạ nêu mồng bảy mới dỡ cất... Về sau, trò đu tiên không còn thịnh hành như trước nữa, hiện tại một số địa phương vẫn còn gìn giữ được trò này, như làng Phước Yên (xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền), xã Điền Hòa (huyện Phong Điền)...

Hội vật làng Sình

Ngày nay, xứ Huế có những làng vẫn còn duy trì hội vật võ đầu xuân, như làng Lại Ân (tên Nôm là Sình, xã Phú Mậu, TP Huế) và làng Thủ Lễ. Có lẽ ngày xưa, hội này phổ biến hơn, phát sinh từ tinh thần thượng võ của dân tộc, đặc biệt do yêu cầu toàn dân rèn luyện sức khỏe để chuẩn bị cho lực lượng quân đội của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong. Phần nhiều người ta cho rằng trò vật võ xuất xứ từ hội vua của chúa Nguyễn Phúc Tần hồi cuối thế kỉ XVII.

Hội vật làng Sình thu hút rất đông khán giả đến xem. Ảnh: Q.S
Hội vật làng Sình thu hút rất đông khán giả đến xem. Ảnh: P.Đ

Xưa kia, các làng đều tổ chức hội vật, không chỉ vì phủ Chúa, mà chủ yếu để khuyến khích con em rèn luyện sức khỏe phục vụ lao động sản xuất nông nghiệp, cho nên các chức sắc, hương lão đưa vào làm lễ hội hằng năm, nhưng không đặt nặng mục đích “ăn thua”, mà chủ yếu góp vui và tế thần (tín ngưỡng), nổi tiếng nhất là hội vật làng Sình, đúng với câu thơ lục bát để nhắc nhở con cháu quê hương mình rằng: “Dù ai đi đó đi đây/Đến ngày hội vật nhớ quay về Sình”. Đây cũng là dịp kỳ an đầu xuân. Trước một ngày, từ buổi sáng, làng phân công đinh tráng sửa soạn sới vật; chiều, quan viên chức sắc làm lễ túc yết tại đình.

Tờ mờ sáng hôm sau (mồng 10 tháng Giêng) chuông trống gióng lên, lễ chánh tế được cử hành trang nghiêm nhưng gọn nhẹ. Tiếp đó, từng cặp trai tráng theo lứa tuồi lần lượt cùng nhau tỉ thí cho đến khi phân thắng bại, hết đôi này đến đôi khác…

Ngoài hội vật làng Sình, tại tỉnh Thừa Thiên Huế còn có Hội vật làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền) diễn ra vào ngày mồng 6 Tết Âm lịch hằng năm

Chơi bài chòi

Tết ngày xưa, trò phổ biến nhất là “chơi bài”, tất nhiên không phải là chơi bài với mục đích “ăn thua”, mà là với mục đích giải trí, mua vui, dù có “đậu” tiền, nhưng không nhiều. Dọc hai bên đường, rải rác có người làm cái đặt bàn xóc dĩa, chiếu bông vụ, tôm cua rùa cá..., trẻ con và ngay cả người lớn qua lại ghé chơi vài ván, “ăn thua” gì không kể, phủi tay đứng dậy vui vẻ đi tiếp. Trong các nhà thì phái đàn ông chơi tổ tôm (Làm trai biết đánh tổ tôm/Uống trà Mạn Hảo ngâm nôm Thúy Kiều), mạt chược, tài bàn, phái đàn bà chơi tứ sắc… Nhưng trò bài chòi mới thật là đặc điểm của ngày Tết xứ Đàng Trong nói chung và được duy trì cho đến đầu thế kỉ XX.

Ngày xưa, gần sát trước ngày Tết, nhà cái đã lo chuẩn bị “thầu” một chỗ đất trống ở nơi thuận tiện nhất, nghĩa là sẽ có đông người qua lại, vui chơi, dựng mười cái chòi nhỏ (nhà nổi trên bốn chân trụ) đối diện hai bên (mỗi chòi vừa đủ cho hai người ngồi thoải mái, treo sẵn một cái mõ tre hay mõ gỗ, hặc một cái kẻng), giữa sân làm một cái rạp (lợp mái mà không vách che xung quanh), đặt một bộ bàn ghế.

Sáng mồng một, khai trương. Nhà cái ngồi ở rạp, trên bàn đặt hai cái ống đựng một bộ bài chia làm hai phần giống nhau, mỗi con bài được dán trên một cái thẻ tre hay gỗ có chân cắm; mười nhà con “đậu” tiền theo quy ước (mỗi người bao nhiêu tùy nhà cái và cũng tùy hoàn cảnh từng nơi) rồi lần lượt chọn chòi lên ngồi. Có mười người chơi “đậu” tiền, cũng có thể con, em, bạn bè “ăn theo” lên chòi ngồi “mua vui”.

Ai nấy yên vị xong, nhà cái đem ống chứa nửa bộ bài đi phát các chòi, mỗi chòi rút “may rủi” ba thẻ. Kế, đến lượt nhà chuyên (người có nghề hô bài chòi “chuyên nghiệp”) rút thẻ bài đầu tiên từ ống đặt trên bàn rạp (gọi là ống bài nọc), đó là thẻ bài “đi chợ”, xướng to lên cho mọi người đều nghe, nhưng không phải đọc đúng tên con bài mà là một câu thơ có ý nghĩa để nhà con suy ra, như câu: “Đi đâu mang sách đi hoài / Cử nhân không đậu, tú tài cũng không”, chẳng đỗ đạt gì mà cứ mang sách đi thì là con “Trò” chứ gì, rồi e có người đoán không ra, nhà chuyên hô tiếp: “Là con Trò!”...

Mười chòi nhưng chỉ chín ván, vì một ván “bỏ xâu” dành cho nhà cái. Xong một hội, ai chưa chán thì ngồi lại chơi tiếp, đậu hội khác; ai đã chán hay có việc khác thì cứ tự nhiên rời chòi, sẽ có người mới đến thay thế…

Niềm vui đầu xuân từ thú chơi bài chòi. Ảnh: Q.S
Niềm vui đầu xuân từ thú chơi bài chòi. Ảnh: Q.S

Trò chơi bài chòi với những quân bài giản dị nhưng bí ẩn đến nay đã đi vào hoài niệm, không ít người tưởng nhớ đến quá khứ thân thương, còn nhà nghiên cứu Trần Viết Điền trong bài Góp thêm một vài ý quanh bộ bài tới đăng trong Tạp chí Huế Xưa & Nay số 55 (2003)” có suy nghĩ: “Ngày xuân, nhìn những bộ bài tới, cứ nghĩ miên man về tổ tiên ngày xưa, từng sử dụng loại bài này, lại càng thấy bộ bài tới gần gũi thân thương lạ thường. Cái “thần khí” của bộ bài tới hoàn toàn khác xa với những bộ bài tứ sắc, bộ bài tú lơ khơ…

Ngày Tết, đưa cháu, con đi đến hội hoa xuân, hội vui xuân… bao nhiêu là trò chơi hiện đại, chúng tôi cứ cảm hoài về những tối đầu năm trong hương trầm mang “mùi Tết”, có “nhạc âm thân thương” của giọng cười nức nẻ của mẹ, của dì, của o, của chị… khi xướng những quân bài, khi “chực” bài và khi được tới. Hay nhớ về bãi đất trống đầu làng đang vào hội bài chòi, nhớ giọng hò lên bổng xuống trầm của ông “đề điệu” đang giới thiệu những quân bài tới… và xót xa khi thấy “màu dân tộc” đang phai dần trong dịp Tết cổ truyền”. Âu đó cũng là cái giá của sự văn minh tiến bộ vậy…

***

Ngày xuân, nhắc lại vài thú vui bổ ích, tao nhã của phong tục Tết cổ truyền xứ Huế cũng là cách “học xưa vì nay”, chứ đâu phải chỉ là chuyện “trà dư tửu hậu” mà thôi!

Phúc Đạt - Anh Tuấn - Minh Khiêm
TIN LIÊN QUAN

Danh lam cổ tự cổ xưa nhất xứ Huế

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa Thiên Mụ là một đại danh lam và cổ nhất ở Huế. Cho đến nay, chùa đã có một lịch sử dài hơn 400 năm kể từ khi Nguyễn Hoàng tái thiết chùa vào năm Tân Sửu (1601).

Ngắm nhìn cung điện lộng lẫy, sang trọng bậc nhất xứ Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Tọa lạc tại số 97 Phan Đình Phùng (TP Huế) cung An Định là điểm đến của đông đảo du khách từ mọi nơi trên thế giới đến tham quan, check-in. Tại đây, hiện đang trưng bày loạt kỷ vật quý của triều Nguyễn mà không phải ai cũng biết.

Khám phá chợ Đông Ba nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Với lịch sử 124 năm hình thành và phát triển, chợ Đông Ba có hàng nghìn lô hàng và vô số mặt hàng khác nhau. Du khách đến Huế thường ghé khu chợ này để tham quan, khám phá, thưởng thức đặc sản hay mua quà lưu niệm.

Bi kịch của người đàn bà phóng hoả trả thù tình nhân

Việt Dũng |

Trong phiên toà, Trần Thị Thanh Hải - kẻ phóng hoả đốt khu nhà trọ ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội khiến ngọn lửa bùng phát, làm chết 1 phụ nữ đang mang thai - đã cay đắng cho hay, từ ngày vướng lao lý, cô bị chồng, người thân bỏ mặc, không ai đoái hoài.

Đón lễ Tình nhân khó quên dịp năm mới ở thành phố lãng mạn nhất châu Á

Thanh Hà |

Ngày mùng 5 Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay trùng với lễ Valentine 14.2, hay còn gọi là ngày lễ Tình nhân. Tại Hong Kong (Trung Quốc), nơi được mệnh danh là một trong những thành phố lãng mạn nhất châu Á, có nhiều địa điểm lý tưởng để nhân đôi niềm vui trong dịp này.

Cửa ngõ TPHCM sẽ thoát kẹt xe nhờ 5 dự án mở rộng đường

MINH QUÂN |

TPHCM - Mở rộng Quốc lộ 1, 13, 22, trục đường Bắc - Nam và cầu đường Bình Tiên là 5 dự án BOT ở cửa ngõ TPHCM sẽ được khởi công năm 2025 giúp xóa kẹt xe, tăng kết nối vùng.

Biển người đổ về trung tâm thương mại tối mùng 4 Tết Giáp Thìn

Nhật Minh |

Mùng 4 Tết Giáp Thìn (ngày 13.2), nhiều trung tâm thương mại mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu vui chơi, ăn uống của người dân. Vào giờ cao điểm, nhiều quán ăn tại đây rơi vào cảnh đông kín, quá tải khách hàng.

Người nước ngoài nói về “đặc quyền” đón Tết hai lần một năm ở Việt Nam

Ý Yên |

“Thật sự là một “đặc quyền” khi được đón năm mới hai lần một năm, với hai không khí và phong cách hoàn toàn khác biệt”, ông Franck Rodriguez, chia sẻ cảm nhận về Tết Nguyên đán.

Danh lam cổ tự cổ xưa nhất xứ Huế

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa Thiên Mụ là một đại danh lam và cổ nhất ở Huế. Cho đến nay, chùa đã có một lịch sử dài hơn 400 năm kể từ khi Nguyễn Hoàng tái thiết chùa vào năm Tân Sửu (1601).

Ngắm nhìn cung điện lộng lẫy, sang trọng bậc nhất xứ Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Tọa lạc tại số 97 Phan Đình Phùng (TP Huế) cung An Định là điểm đến của đông đảo du khách từ mọi nơi trên thế giới đến tham quan, check-in. Tại đây, hiện đang trưng bày loạt kỷ vật quý của triều Nguyễn mà không phải ai cũng biết.

Khám phá chợ Đông Ba nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Với lịch sử 124 năm hình thành và phát triển, chợ Đông Ba có hàng nghìn lô hàng và vô số mặt hàng khác nhau. Du khách đến Huế thường ghé khu chợ này để tham quan, khám phá, thưởng thức đặc sản hay mua quà lưu niệm.