Danh lam cổ tự cổ xưa nhất xứ Huế

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa Thiên Mụ là một đại danh lam và cổ nhất ở Huế. Cho đến nay, chùa đã có một lịch sử dài hơn 400 năm kể từ khi Nguyễn Hoàng tái thiết chùa vào năm Tân Sửu (1601).

Vị trí đắc địa

Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi cao, phía tả ngạn sông Hương, cách thành phố Huế độ 6km. Từ xa xưa ngọn đồi này đã mang tên là “đồi Hà Khê”. Phía Tây ngọn đồi, sông Hương từ ngã Long Hồ chảy về, tạo thành một cái vịnh rất rộng, cho nên cảnh trí đồi Hà Khê là nơi “sơn hồi thủy tụ” rất đẹp. Đồi lại như cái đầu rồng ngoảnh nhìn về nơi núi mẹ phát tích, đây là thế đất “long bàn hổ cứ” (rồng cuộn cọp ngồi), một thế đất cực kỳ quan trọng cho việc các chúa Nguyễn định đô ở Phú Xuân, tức Kinh thành Huế sau này.

Cuốn sách xưa nhất có nói đến chùa Thiên Mụ là cuốn "Ô châu cận lục" của Dương Văn An (1513-?): “Chùa Thiên Mụ ở phía Nam xã Giang Đạm, huyện Kim Trà, nóc ở đỉnh núi, chân gối dòng sông; tưởng như gang tấc bên trên, vượt hẳn ba nghìn thế giới. Những khách đăng lâm thưởng lãm, bất giác lòng lành phát động, niềm tục sạch không, đúng là một cảnh Tiên Phật vậy”.

Như thế, có lẽ từ khi Đại Việt tiếp nhận hai châu Ô, Rí của Champa giao lại trong lễ cưới Huyền Trân Công Chúa (1306) thì tại vùng đồi này đã có một nơi thờ tự của người Champa để lại. Nhưng về sau, tại phế tích đền tháp này đã có một ngôi chùa do người Đại Việt dựng nên. Năm 1558, Nguyễn Hoàng nhận tước Đoan Quốc Công và lãnh trách nhiệm vào làm Trấn thủ cõi Thuận Hóa, kể từ Ái Tử, Quảng Trị cho đến núi Hải Vân.

Năm 1601, ông cho dựng lại chùa Thiên Mụ để làm cảnh tụ linh khí, củng cố long mạch cho vùng Thuận Hóa. Vào năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho trùng tu chùa khang trang hơn. Ba mươi năm sau, tức là vào năm 1695, Thạch Liêm Hòa thượng Thích Đại Sán đã tả cảnh chùa Thiên Mụ trong Hải Ngoại ký sự như sau: “Đêm mười lăm trời mưa, ra đến chùa Thiên Mụ. Chùa này tức Vương phủ ngày xưa, chung quanh có trồng nhiều cây cổ thụ, day mặt ra bờ sông; trước chùa ngư phủ, tiều phu tấp nập sớm chiều qua lại. Trong chùa cột kèo chạm trổ rất tinh xảo”.

Chùa Thiên Mụ, điểm đến du lịch tâm linh thành phố Huế. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh
Chùa Thiên Mụ, điểm đến du lịch tâm linh thành phố Huế. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh

Thăng trầm theo thời gian

Tuy nhiên, phải đợi đến năm Vĩnh Thịnh thứ 10 đời vua Dụ Tông nhà Lê, nhằm năm Giáp Ngọ (1714), chùa Thiên Mụ mới được kiến thiết thành một đại thắng cảnh, đại tùng lâm. Việc trùng kiến chùa Thiên Mụ năm này trong sách "Phủ biên tạp lục", Lê Quý Đôn ghi: “Năm thứ 10, Giáp Ngọ sửa lại chùa Thiên Mụ rất là rộng đẹp, qua một năm mới xong, chúa tự làm bài minh khắc chuông, chúa tự xưng là Đại Việt Quốc Vương, ở vườn Côn Gia trong chùa một tháng, sai người đem vàng sang phủ Chiết Giang, Trung Quốc mua Kinh Đại tạng, cùng Luật và Luận hơn nghìn bộ đem về để ở trong chùa”.

Sách "Đại Nam nhất thống chí" nói về chùa Thiên Mụ có câu: “Hiển Tông năm Canh Dần thứ 19 (1710) đúc chuông lớn, năm Giáp Ngọ (1714) sửa chữa lại chùa. Năm Ất Mùi (1715) chúa thượng thân làm bài văn bia khắc vào đá dựng trước chùa. Bờ sông thì dựng đài câu, chúa thượng thân đến chơi xem phong cảnh”.

Theo lời văn trong tấm bia còn tại chùa, người ta biết rõ nguyên nhân sửa chữa lại chùa Thiên Mụ và cách thức để triển khai công trình trùng kiến: “Quyên góp ngọc ngà, chẳng tiếc vàng bạc, hễ luật nước đã truyền, công việc xây dựng lâu đài cung điện do quân lính đảm trách chẳng sợ lao nhọc, đến cùng lực có toàn dân giúp sức, chẳng sợ năm tháng kéo dài”.

Mọi người đã tận công tận lực đóng góp vào việc xây dựng, thế mà thời gian cũng đã kéo dài đến một năm tròn mới xong. Cũng chính trong lời văn bia này, Minh Vương đã miêu tả nhà cửa điện đài, cảnh chùa Thiên Mụ sau khi làm xong: “Tất cả đều sáng chói rực rỡ, khiến cho người xem phải kinh ngạc sợ hãi, thật là một tòa quang minh trong thế giới toàn sắc vàng rực vậy”.

Đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765), ông đã truy tôn bảy đời chúa trước lên Vương hiệu và chạm thần vị đem thờ ở chùa Thiên Mụ như là một nơi từ đường của dòng họ ông. Sau này, chúa Nguyễn Phúc Thuần thất trận và bỏ chạy khỏi Kinh thành, chùa Thiên Mụ không có người trú trì, săn sóc, đã trở thành nơi hoang liêu: “Bài vị bảy đời họ Nguyễn vẫn còn tàn tạ, lạnh lẽo nằm lại nơi đây; nghìn gian nhà chư Tăng ở thì ngói đã sụt mất hết một nửa”.

Giai đoạn suy tàn của chùa Thiên Mụ có thể kể từ năm 1727 cho đến năm 1815 mới được vua Gia Long cho tái thiết. Đến đời vua Minh Mạng (1820 - 1840) tuy không có kiến thiết gì thêm, song trong 20 năm trị vì, vua Minh Mạng đã cho mở năm lần đại trai đàn ở ngôi quốc tự có cảnh trí đẹp vào hàng nhất xứ Huế. Có lần, như kỳ đại trai đàn năm 1835, vua đã ngự giá lên dự lễ, và làm nhiều thơ sai quan đại thần đem dán ở điện Phật.

Vua Thiệu Trị là ông vua ở trên ngai vàng ngắn nhất, chỉ có 7 năm (1841 - 1847), nhưng nhà vua đã kiến thiết chùa Thiên Mụ thành một cảnh đẹp có giá trị kiến trúc và văn hóa Phật giáo nổi tiếng. Nhất là việc xây ngôi Vô Lượng Tháp ở phần ngoài của chùa. Ngôi tháp này nguyên mang tên là Từ Nhân Tháp, nhưng chỉ một năm sau thì vua hạ sắc chỉ đổi tên là Phước Duyên Bảo Tháp.

Lần trùng tu vào năm Thiệu Trị thứ tư (1844), đại loại như sau: Trước hết xây bốn trụ rất lớn và xây hai lần tầng cấp. Lên sân ngoài của chùa thì hai bên có hai bi đình. Hai bia này đều dựng vào năm Thiệu Trị thứ sáu (1846) ở chính giữa là Hương Nguyện Đỉnh, một nhà vuông tám mái kiến trúc vừa mỹ thuật vừa lạ mắt; trên chóp có đặt Pháp luân. Sau ngôi Hương Nguyện Đỉnh là ngôi Phước Duyên Bảo Tháp hình bát giác, cao bảy tầng (khoảng 21 mét); bên phía Tây có lầu để chuông lớn của chúa Nguyễn, bên phía Đông có lầu để bia lớn trên rùa đá rất đẹp. Ba mặt tiền, tả, hữu phần sân trước Nghi môn này đều có xây bao lơn gạch hoa.

Chùa Thiên Mụ có hai phần rõ ràng: Phía sân ngoài cho đến cửa Tam quan có những kiến trúc nặng về phần nề, to bậm, mang tính cách vững chãi, miên trường; phần trong có những kiến trúc thiên về phần mộc, mang tính cách nhẹ nhàng, thanh nhã. Tiền đường và điện Đại Hùng được cấu tạo theo kiểu nhà “trùng thiềm điệp ốc”, một lối kiến trúc riêng của xứ Huế.

Tại chùa Thiên Mụ còn nhiều di sản văn hóa Phật giáo từ đời chúa Nguyễn như: Quả chuông lớn nhất nước Việt Nam, bia đá lớn với nhiều mô típ thuộc mỹ thuật Huế dựng trên lưng rùa đá rất lớn chạm trổ mỹ thuật, bốn chữ “Linh Thứu Cao Phong” thủ bút của chúa Nguyễn Phúc Chu, Cổ đại hồng chung chú tạo vào năm 1815 có tiếng ngân rất đặc biệt gọi là “tiếng chuông Thiên Mụ”...

Nguyễn Hữu Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Chùa Vạn Triều, đệ nhất danh lam phủ Hải Đông xưa

Bài và ảnh Nguyễn Hữu Mạnh |

Theo sử sách, chùa Vạn Triều là một trong các chùa được xây dựng sớm nhất ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Cùng với chùa Sùng Đức, chùa Lôi Âm ở phường Đại Yên, thành phố Hạ Long là những đại danh lam của phủ Hải Đông xưa.

Chùa cổ Trà Phương và hai pho tượng bảo vật quốc gia thời Mạc

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa thuộc làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Chùa có tên chữ là Thiên Phúc tự. Trải suốt hơn 400 năm tồn tại, chùa Trà Phương nhiều lần trùng tu, tôn tạo theo những thăng trầm của lịch sử dân tộc và sự thịnh suy của đạo Phật Việt Nam.

Ngôi chùa cổ thờ vị vua sáng lập nhà Mạc

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa Nhân Trai tên chữ là Phúc Linh tự, tên cũ là Nhân Thọ cung. Tên chùa được gọi theo tên của làng, làng Nhân Trai thuộc tổng Cổ Trai cũ, nay là xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Ngôi chùa tọa lạc bãi đất bồi ở lưu vực sông Văn Úc, gọi là cánh đồng Ếch, mênh mông, thoáng mát, cách xa khu dân cư; chỉ cách Khu tưởng niệm nhà Mạc mấy trăm mét.

Thiết lập cơ chế bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 8.1, Văn phòng Chính phủ thông tin, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 trong đó có thiết lập cơ chế bảo vệ cán bộ khi giải quyết thủ tục đầu tư, kinh doanh.

Bảo Hân "Về nhà đi con": Thích đóng cùng Mạnh Trường, ấn tượng với Doãn Quốc Đam

Nhóm PV |

Diễn viên Bảo Hân tham gia thử thách "3 phút với người nổi tiếng" của báo Lao Động, nữ diễn viên chia sẻ tình cảm đặc biệt dành cho Mạnh Trường, Bảo Thanh, Doãn Quốc Đam.

Tội phạm mạng đang lợi dụng trí tuệ nhân tạo để lừa đảo

Tùng Giang |

Mặc dù cơ quan chức năng liên tục phát đi những cảnh báo, song danh sách bị hại trong những vụ án liên quan đến tội phạm công nghệ cao vẫn có chiều hướng gia tăng và số tài sản chúng chiếm đoạt ngày một lớn.

Kịch bản để Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024

Phạm Huyền |

Theo dự báo, ngành du lịch toàn cầu năm 2024 sẽ phục hồi hoàn toàn so với năm 2019. Đáp án cho câu hỏi liệu du lịch Việt Nam có thể phục hồi 100% còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Luật Thi đua, Khen thưởng mới có gì đặc biệt?

Nhóm PV |

Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2024. Theo đó, luật quy định về các danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tập thể, căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua; Các loại hình khen thưởng đối với cá nhân, tập thể và điều kiện để được trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng…

Chùa Vạn Triều, đệ nhất danh lam phủ Hải Đông xưa

Bài và ảnh Nguyễn Hữu Mạnh |

Theo sử sách, chùa Vạn Triều là một trong các chùa được xây dựng sớm nhất ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Cùng với chùa Sùng Đức, chùa Lôi Âm ở phường Đại Yên, thành phố Hạ Long là những đại danh lam của phủ Hải Đông xưa.

Chùa cổ Trà Phương và hai pho tượng bảo vật quốc gia thời Mạc

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa thuộc làng Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Chùa có tên chữ là Thiên Phúc tự. Trải suốt hơn 400 năm tồn tại, chùa Trà Phương nhiều lần trùng tu, tôn tạo theo những thăng trầm của lịch sử dân tộc và sự thịnh suy của đạo Phật Việt Nam.

Ngôi chùa cổ thờ vị vua sáng lập nhà Mạc

Nguyễn Hữu Mạnh |

Chùa Nhân Trai tên chữ là Phúc Linh tự, tên cũ là Nhân Thọ cung. Tên chùa được gọi theo tên của làng, làng Nhân Trai thuộc tổng Cổ Trai cũ, nay là xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Ngôi chùa tọa lạc bãi đất bồi ở lưu vực sông Văn Úc, gọi là cánh đồng Ếch, mênh mông, thoáng mát, cách xa khu dân cư; chỉ cách Khu tưởng niệm nhà Mạc mấy trăm mét.