Sự thực đằng sau vụ nợ lương viên chức giáo dục ở Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Sáng 3.1, để làm rõ thực hư việc TP. Thanh Hóa được cho là nợ lương của 3 viên chức và 1 hợp đồng lao động, Báo Lao Động đã có cuộc làm việc với những người liên quan.

Làm việc với Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Oanh - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP. Thanh Hóa - xác nhận, có việc chậm chi trả lương cho 4 lao động làm việc tại phòng như báo chí trước đó đã phản ánh.

Theo đó, ông V.K.T - nhân viên văn thư, làm việc theo dạng hợp đồng không xác định thời hạn tại phòng đã lâu.

Tháng 1.2023, Phòng Tài chính UBND TP sau khi rà soát, phát hiện ông T thuộc diện phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 3 Nghị định 68/2000/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP) quy định về các công việc không thực hiện ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Tuy nhiên, do việc thực hiện các thủ tục hành chính để ông T không thực hiện hợp đồng đồng thời với việc nghỉ chế độ nên 3 tháng sau, ngày 1.1.2023, ông T mới nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng và các thủ tục khác.

Do đó, từ tháng 1 - 4.2023 (3 tháng), lương của ông T bị treo, Phòng Kế toán không chi trả qua tài khoản như trước đó nữa.

Để hỗ trợ ông T, Phòng GDĐT TP. Thanh Hóa đã cùng công đoàn trích quỹ đảm bảo thu nhập cho ông T, bản thân ông V.K.T không có ý kiến đề xuất, kiến nghị gì về việc chậm lương này.

Đến nay, ông T đã được Thành ủy TP. Thanh Hóa chỉ đạo giải quyết đủ quyền lợi.

Về 3 viên chức khác là các giáo viên N.T.H, N.T.C, N.T.L (3 cô giáo yêu cầu không đưa tên đầy đủ) trước kia đều công tác ở các trường học. Trong đó, 2 cô từng đảm nhận chức vụ Phó Hiệu trưởng trường tiểu học điểm ở TP. Thanh Hóa.

Tuy nhiên, vì yêu cầu nhiệm vụ, lại phù hợp với nguyện vọng cá nhân, các cô đã chuyển lên Phòng GDĐT làm chuyên viên thực hiện đúng chuyên môn. Thời gian các cô chuyển lên phòng đã gần 8 năm.

Tháng 4.2023, thực hiện chỉ đạo rà soát, bố trí lại cán bộ công chức, viên chức theo đúng quy định, Phòng Tài chính UBND TP cũng báo cáo, tại Phòng GDĐT có 8 viên chức đang thực hiện công tác chuyên môn.

Ngay sau đó, UBND TP. Thanh Hóa điều chuyển 5 viên chức về các trường học, tiếp tục ngạch viên chức, làm việc, hưởng lương tại trường, còn 3 cô giáo nói trên có nguyện vọng ở lại làm việc tại phòng. Cả 3 cô đều đủ tiêu chuẩn, đang làm tốt công việc và phòng đang thiếu biên chế nên Phòng GDĐT đã đề xuất UBND TP chuyển đổi 3 cô từ viên chức sang công chức cho đúng quy định.

Tuy nhiên, theo cô Nguyễn Thị Oanh - Trưởng phòng GDĐT TP. Thanh Hóa, ban đầu cũng nghĩ thời gian làm thủ tục chuyển đổi chỉ khoảng 20 ngày đến 1 tháng như ở các đơn vị khác trước đó. Tuy nhiên, thủ tục chuyển đổi của các cô kéo dài tới 6 tháng. Đến tháng 10.2023, cả 3 cô giáo mới có quyết định chuyển từ viên chức sang công chức.

Theo UBND TP. Thanh Hóa, sở dĩ việc chuyển đổi này kéo dài hơn so thường lệ vì trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quy định không thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ trong thời gian thực hiện sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa, theo dự tính là tháng 7.2023.

Tuy nhiên, kế hoạch sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa phải lùi đến năm 2024 hoặc 2025 do phải chờ quy hoạch chung đô thị và sắp xếp các xã, phường.

Trước yêu cầu của thực tiễn, TP. Thanh Hóa đã đề xuất UBND tỉnh “mở cửa” để thực hiện công tác nhân sự nhằm đảm bảo hoạt động. Trong tình thế đó nên việc chuyển đổi ngạch làm việc của 3 cô mới chậm, và theo quy định, Phòng Tài chính đã không chuyển lương cho 3 cô từ tháng 4 đến tháng 10 (6 tháng).

Làm việc với Lao Động, cả 3 cô đều khẳng định hoàn toàn hiểu, chia sẻ và thực hiện theo đúng quy định, chấp nhận chậm lương và chờ được chuyển đổi sang công chức.

“Chúng tôi chưa bao giờ phàn nàn, kêu ca hay đòi hỏi việc phải trả lương đúng thời gian trong thời gian chờ chuyển đổi, chúng tôi hoàn toàn tự nguyện và tập trung làm việc” - cô L.T.T chia sẻ.

Cô Thiều Thị Duyên - Phó trưởng Phòng GDĐT Thanh Hóa - xác nhận sự việc trên và cho hay, trong thời gian chờ, cả 3 cô đều tập trung hoàn thành tốt công việc. Cũng theo cô Duyên, công đoàn phòng cũng trích quỹ hỗ trợ lương cho các cô và khẳng định chưa bao giờ có chuyện đòi lương. Việc phòng có báo cáo lên UBND TP. là theo quy trình xử lý công việc chứ không phải đi đòi lương.

Đến tháng 10.2023, sau khi thực hiện xong các thủ tục chuyển đổi thành công chức, 3 cô giáo đã được giải quyết tiền lương, tiền công trong thời gian chờ và nhận lương công chức mới.

“Chúng tôi rất áy náy với thông tin thành phố nợ lương và chúng tôi phải đi đòi. Thực chất, chúng tôi rất phấn khởi khi được chuyển loại hình từ viên chức sang công chức, rất hiểu và tự nguyện. Các cấp lãnh đạo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, chúng tôi rất cảm kích, biết ơn nên giờ nói chúng tôi đi đòi thấy áy náy quá. Chúng tôi mong kết thúc câu chuyện ở đây để tập trung làm việc” - cô N.T.L nói.

Xuân Hùng
TIN LIÊN QUAN

Nguyên nhân việc chậm trả lương cho 4 người lao động tại TP Thanh Hóa

Trần Lâm |

Chiều 2.1, trao đổi với Lao Động, cơ quan chức năng đã lý giải rõ thông tin liên quan việc 3 viên chức và 1 hợp đồng lao động tại TP Thanh Hóa bị chậm trả lương.

Khu dự án khiến cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Thanh Hóa bị khởi tố giờ ra sao?

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Dự án Hạc Thành Tower, khiến cựu Bí thư Trịnh Văn Chiến và cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa bị khởi tố, đến nay đã trở thành địa điểm kinh doanh khá tấp nập của TP Thanh Hóa.

Cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nộp hàng chục tỉ đồng khắc phục sai phạm

Trần Lâm |

Ngày 2.1, Đại tá Dương Văn Tiến - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa xác nhận, sau khi bị khởi tố, ông Trịnh Văn Chiến - cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa và ông Nguyễn Đình Xứng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh đã nộp hàng chục tỉ đồng khắc phục hậu quả.

Đại án Việt Á: Cựu Bí thư Hải Dương thừa nhận cáo trạng truy tố "xác đáng"

Việt Dũng |

Bị cáo Phạm Xuân Thăng - cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương khai không tác động với các cơ quan ban ngành, song nhận lời để Việt Á về tỉnh chống dịch, đồng thời thừa nhận việc truy tố là "xác đáng".

Bảo Hân phim “Về nhà đi con” tiết lộ may mắn lớn nhất ở tuổi 19

Bình An |

Bảo Hân chia sẻ, cô hiểu vì sao nhiều khán giả luôn nhận định, nữ diễn viên là người may mắn. Bởi ngay từ vai diễn đầu tiên Ánh Dương trong phim “Về nhà đi con” đã giúp Bảo Hân nổi tiếng, khi mới 19 tuổi.

Phó Chủ tịch tỉnh Võ Ngọc Hiệp tạm thời phụ trách UBND tỉnh Lâm Đồng

Mai Hương |

Ông Võ Ngọc Hiệp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ tạm thời phụ trách, điều hành chung hoạt động của UBND tỉnh từ nay cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định nhân sự mới.

Iran thề trả thù vụ tấn công gần mộ Tướng Qassem Soleimani làm hơn 100 người chết

Thanh Hà |

Sau hai vụ nổ khiến hơn 100 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương tại buổi lễ tưởng nhớ vị tướng Iran Qassem Soleimani ngày 3.1, Iran thề sẽ trả thù.

Nhà hàng Dìn Ký ở Bình Dương xây trái phép, bị phạt nhiều lần vẫn trây ỳ không tháo dỡ

Huân Cao |

Bình Dương - Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Xây dựng Dìn Ký (chủ đầu tư Nhà hàng Dìn Ký Phú Long) dù bị xử phạt nhiều lần nhưng vẫn trây ỳ không việc khắc phục các vi phạm xây dựng trái phép khu vực bờ sông Sài Gòn.

Nguyên nhân việc chậm trả lương cho 4 người lao động tại TP Thanh Hóa

Trần Lâm |

Chiều 2.1, trao đổi với Lao Động, cơ quan chức năng đã lý giải rõ thông tin liên quan việc 3 viên chức và 1 hợp đồng lao động tại TP Thanh Hóa bị chậm trả lương.

Khu dự án khiến cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Thanh Hóa bị khởi tố giờ ra sao?

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Dự án Hạc Thành Tower, khiến cựu Bí thư Trịnh Văn Chiến và cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa bị khởi tố, đến nay đã trở thành địa điểm kinh doanh khá tấp nập của TP Thanh Hóa.

Cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nộp hàng chục tỉ đồng khắc phục sai phạm

Trần Lâm |

Ngày 2.1, Đại tá Dương Văn Tiến - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa xác nhận, sau khi bị khởi tố, ông Trịnh Văn Chiến - cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa và ông Nguyễn Đình Xứng - cựu Chủ tịch UBND tỉnh đã nộp hàng chục tỉ đồng khắc phục hậu quả.