Tác phẩm “Bắt nạt” và sự thay đổi của đời sống văn học mang tính thế hệ

Bình An |

Hơn một lần, chủ đề “8X thổn thức trước những bài thơ trong sách giáo khoa thời thơ ấu” gây bão trên các diễn đàn mạng.

Nhiều tài khoản chia sẻ, nhìn vào mỗi bức họa, đọc mỗi vần thơ, bài văn trên sách giáo khoa ngày nào, họ khao khát có thể mua một tấm vé kỳ diệu trở lại tuổi thơ, để được lật lại trang sách thơm một lần, được sống lại thơ ấu một lần.

Bài thơ “Làm anh” được chia sẻ rầm rộ với những câu từ giản dị: “Làm anh khó đấy/Phải đâu chuyện đùa/Với em gái nhỏ/Phải người lớn cơ”.

Bài thơ “Xuân sớm” nhắc nhớ bao kỷ niệm: Quýt nhà ai chín đỏ cây/Hỡi em đi học, hây hây má hồng/Trường em mấy tổ trong thôn/Ríu ra ríu rít, chim non đầu mùa".

Hay, những tác phẩm như “Đi học”, “Cây xoài của ông em”, “Cái trống trường em”... dù bao năm trôi qua, vẫn khiến nhiều “học sinh” thế hệ 8X một thời thuộc nằm lòng.

Những trang sách gợi nhớ cả bầu trời thơ ấu tươi đẹp của thế hệ 8X. Ảnh chụp màn hình
Những trang sách gợi nhớ cả bầu trời thơ ấu tươi đẹp của thế hệ 8X. Ảnh chụp màn hình

Đọc các tác phẩm cũng thấy, sự biến đổi nhanh chóng của thời đại, những đổi thay trong đời sống học đường giữa các thế hệ.

Nếu thế hệ 8X, thơ ca trong sách giáo khoa thời tiểu học, trung học cơ sở thấm đẫm tình yêu với xóm làng, nông thôn, với cảnh vật làng quê vào mùa gặt, với không khí làm việc hối hả, tăng gia sản xuất...

Đồ dùng học tập được miêu tả giản dị là chiếc bút chì, cuốn vở, quyển sách. Mối quan hệ thân thuộc với gia đình, thầy cô, bạn bè.

Những câu văn kinh điển của tác phẩm “Tôi đi học” (nhà văn Thanh Tịnh) đã trở thành nỗi bồi hồi, đầy nhung nhớ, luyến tiếc của biết bao thế hệ học sinh. “Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp...”.

Khung cảnh làng quê với những con đường nhỏ nằm vắt ngang thôn xóm, chạy tắt qua cánh đồng luôn ẩn hiện trong mỗi trang sách giáo khoa của thế hệ 8X.

Thơ ấu của thế hệ 8X gắn liền với không khí tăng gia sản xuất, khung cảnh làng quê bình dị trong thơ văn. Ảnh: Chụp màn hình
Thơ ấu của thế hệ 8X gắn liền với không khí tăng gia sản xuất, khung cảnh làng quê bình dị trong thơ văn. Ảnh: Chụp màn hình

Tiếp biến theo sự biến đổi của đời sống xã hội, sách giáo khoa trải qua nhiều lần cải cách, theo đó cũng nhiều lần gây tranh cãi về chất lượng những tác phẩm văn học mới khi đưa vào sách giáo khoa.

Thực tế cho thấy, văn học đương đại trong nhiều thập kỷ vắng bóng những tác phẩm lớn, có tầm vóc như những giai đoạn chiến tranh và sau chiến tranh. Đặc biệt, ở thể loại văn học cho thiếu nhi, rất ít tác giả tham gia sáng tác, và rất ít tác phẩm gây chú ý.

Trong khi, đời sống học đường biến động theo thời cuộc, theo thế hệ. Đồ dùng học tập ngày càng hiện đại, mối quan hệ giữa thầy cô - học sinh, giữa học sinh - học sinh có những biến đổi, bối cảnh tăng gia sản xuất nơi làng quê cũng không còn giữ nhịp sống chủ đạo...

Văn học cho thanh thiếu nhi đang chưa thể bắt kịp được những chuyển động, biến đổi trong đời sống học đường hiện đại.

Bài thơ “Bắt nạt” được đánh giá có chủ đề tốt, bắt kịp đời sống học đường, khi vấn nạn “bạo lực học đường” nhiều lần gây xôn xao dư luận.

Thế hệ nào cũng cần một bầu trời ký ức cho thơ ấu của riêng mình. Khung cảnh làng quê bình yên, tăng gia sản xuất với những bài thơ giản dị, chân chất từng thấm đẫm cảm xúc trong sách giáo khoa của thế hệ 8X.

Thế hệ Gen Z, Gen Alpha cũng cần một bầu trời ký ức thơ ấu cho riêng mình như thế, trong văn học.

Bình An
TIN LIÊN QUAN

Phía sau sự giận dữ từ vụ thơ “Bắt nạt” đến phim “Đất rừng phương Nam”

Bình An |

Cuộc tranh luận xoay xung quanh bài thơ “Bắt nạt” kéo dài từ năm 2021 đến năm 2023 với muôn chiều quan điểm, bất phân thắng bại. Riêng cuộc “tấn công” hướng đến cá nhân tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh có dấu hiệu ngày càng dữ dội.

Nhiều giáo viên nhận định bài thơ "Bắt nạt" không đáng bị bắt nạt

Mi Vân |

Mặc dù đã được đưa vào sách giáo khoa từ năm 2021, nhưng cứ vào đầu năm học, bài thơ “Bắt nạt" của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh lại bị phụ huynh, giáo viên đưa ra bàn tán sôi nổi.

Bài thơ “Bắt nạt” gây tranh cãi và sự bế tắc của văn học trên sách giáo khoa

Mi Lan |

Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Bài thơ được cho là “thảm họa” khi đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.

Vợ chồng bác sĩ làm việc ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang tự tử trong 1 ngày

NGUYÊN ANH |

Người chồng được phát hiện chết trong tư thế treo cổ ở cầu thang Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang vào sáng ngày 19.10, còn người vợ uống thuốc trừ sâu trước đó cũng tử vong vào sáng cùng ngày.

Bê tông Duyên Hải phớt lờ yêu cầu dừng sản xuất của cơ quan chức năng Lào Cai

Tiến Nguyễn |

Trong khi đang thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện Dự án “Nhà máy sản xuất bê tông thương phẩm, cấu kiện đúc sẵn bê tông và gạch không nung chất lượng cao”, Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Duyên Hải (Công ty Duyên Hải) đã có hành vi vi phạm hành chính, bị huyện Bảo Thắng ra quyết định xử phạt, yêu cầu dừng sản xuất… nhưng công ty không chấp hành.

Tổ chức ăn bán trú, cần trách nhiệm thay vì gây khó cho phụ huynh

Vân Trang |

Phụ huynh Trường THCS Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) đồng loạt cho rằng, khi nhà trường đã tổ chức bếp ăn bán trú cho học sinh, cần trách nhiệm thay vì "thách thức" phụ huynh bằng cách đóng cửa bếp ăn khi có ý kiến phản ánh.

Định mức biên chế sự nghiệp lạc hậu, đặc biệt lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Vương Trần |

Định mức biên chế sự nghiệp lạc hậu, ban hành từ lâu (trước Hội nghị Trung ương 6 khóa XII) nhưng chưa được các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sửa đổi, đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo (chiếm tỷ trọng gần 80% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Ra quân xử lý tình trạng "giăng thiên la địa võng”bẫy chim trời ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trước tình trạng nhiều người dân ở một số xã ven biển của TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) “giăng thiên la địa võng” đánh bẫy chim trời, lực lượng chức năng đã ra quân xử lý và ngăn chặn tình trạng trên.

Phía sau sự giận dữ từ vụ thơ “Bắt nạt” đến phim “Đất rừng phương Nam”

Bình An |

Cuộc tranh luận xoay xung quanh bài thơ “Bắt nạt” kéo dài từ năm 2021 đến năm 2023 với muôn chiều quan điểm, bất phân thắng bại. Riêng cuộc “tấn công” hướng đến cá nhân tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh có dấu hiệu ngày càng dữ dội.

Nhiều giáo viên nhận định bài thơ "Bắt nạt" không đáng bị bắt nạt

Mi Vân |

Mặc dù đã được đưa vào sách giáo khoa từ năm 2021, nhưng cứ vào đầu năm học, bài thơ “Bắt nạt" của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh lại bị phụ huynh, giáo viên đưa ra bàn tán sôi nổi.

Bài thơ “Bắt nạt” gây tranh cãi và sự bế tắc của văn học trên sách giáo khoa

Mi Lan |

Bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh tiếp tục gây tranh cãi trên các diễn đàn. Bài thơ được cho là “thảm họa” khi đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 6.