Định mức biên chế sự nghiệp lạc hậu, đặc biệt lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Vương Trần |

Định mức biên chế sự nghiệp lạc hậu, ban hành từ lâu (trước Hội nghị Trung ương 6 khóa XII) nhưng chưa được các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sửa đổi, đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo (chiếm tỷ trọng gần 80% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Định mức biên chế sự nghiệp lạc hậu, ban hành từ lâu

Đây là một trong những tồn tại, hạn chế liên quan tới việc quản lý biên chế, tinh giản biên chế được Chính phủ nêu trong báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực Nội vụ.

Trong báo cáo, Chính phủ nêu rõ hạn chế, định mức biên chế sự nghiệp lạc hậu, ban hành từ lâu (trước Hội nghị Trung ương 6 khóa XII) nhưng chưa được các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sửa đổi, đặc biệt lĩnh vực giáo dục và đào tạo (chiếm tỷ trọng gần 80% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Một số cơ quan, tổ chức đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo cơ chế đặc thù (người làm việc chưa được tính trong chỉ tiêu biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao) nên cần báo cáo cấp có thẩm quyền để có giải pháp thống nhất quản lý.

Về nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới trong quản lý biên chế, tinh giản biên chế, Chính phủ nêu rõ sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các Quy định và Kết luận của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị; về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 1046/QĐ-TTg; Kết luận số 40-KL/TW và Quy định số 70-QĐ/TW.

Các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo quy định tại Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi định mức học sinh/lớp, định mức giáo viên/lớp cho phù hợp với việc triển khai thực hiện Luật Giáo dục năm 2019; thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và đặc điểm, điều kiện thực tế của từng vùng, miền, địa bàn, khu vực, địa phương.

Bộ Nội vụ báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền về việc điều chuyển, giao, bổ sung biên chế công chức ở một số cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa phương, bảo đảm thực hiện đúng chỉ đạo của Đảng, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng biên chế nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng bố trí biên chế sự nghiệp làm việc tại các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 3.6.2023 về tinh giản biên chế; đồng thời giao Bộ Nội vụ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 62/2020/NĐ-CP, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP, bảo đảm đồng bộ với việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 99/NQ-CP.

Thay đổi phương thức cấp phát ngân sách theo số lượng biên chế sang đặt hàng

Theo tìm hiểu của Lao Động, cử tri nhiều địa phương như Hà Nam, Hưng Yên, Bình Phước... nêu kiến nghị, hiện nay, trẻ trong độ tuổi đến trường tăng, để đảm bảo tiêu chuẩn sĩ số học sinh trong một lớp, các trường phải bổ sung tăng số lớp học, tăng số giáo viên cho mỗi lớp.

Cử tri đề nghị xem xét không đưa giáo viên thuộc diện tinh giản biên chế của ngành giáo dục đồng thời tăng chỉ tiêu biên chế giáo viên giao cho các địa phương để đảm bảo nhu cầu dạy và học thực tế tại các địa phương.

Trong các văn bản trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Nội vụ nhấn mạnh, tinh giản biên chế gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, yêu cầu tất cả cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị phải thực hiện, bảo đảm đến hết năm 2026 giảm ít nhất 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (không phải giảm tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập) so với năm 2021 theo Kết luận số 28-KL/TW và Kết luận số 40-KL/TW của Bộ Chính trị.

Riêng đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, để bảo đảm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đồng thời bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, cần theo quy mô học sinh phù hợp với từng bậc học, từng vùng, miền.

Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Thiếu giáo viên, cử tri kiến nghị xem xét việc tinh giản biên chế ngành Giáo dục

Vương Trần |

Bộ Nội vụ cho rằng, để bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, cần thay đổi phương thức cấp phát ngân sách theo số lượng biên chế sang đặt hàng theo quy mô học sinh phù hợp với từng bậc học, từng vùng, miền.

Đề xuất Hà Nội được tăng thêm biên chế từ nguồn dự phòng

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất Hà Nội được tăng thêm biên chế từ nguồn biên chế dự phòng căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc.

Hà Nội yêu cầu hoàn thiện đề án vị trí việc làm, thực hiện tinh giản biên chế

PHẠM ĐÔNG |

UBND TP Hà Nội yêu cầu căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy sau sắp xếp để xây dựng, hoàn thiện Đề án vị trí việc làm, xác định biên chế phù hợp, hiệu quả bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo yêu cầu của Trung ương.

Chỉ đạo nóng rà soát nhân viên hợp đồng trường học tại Phúc Thọ, Hà Nội

NHÓM PV |

UBND huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội đã có Công văn số 162 ngày 20.10.2023 yêu cầu báo cáo, rà soát nhân viên hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP (cũ).

Tỷ giá USD áp sát mốc 25.000 đồng và kịch bản cho kinh tế cuối năm

LAN HƯƠNG |

Bất chấp nỗ lực liên tục hút ròng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước thời gian gần đây, tỷ giá bán USD tại ngân hàng có thời điểm vọt lên gần 24.800 đồng/USD. Giới phân tích cho rằng, nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mạnh tay, câu chuyện tỷ giá vẫn sẽ căng thẳng. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Huỳnh Minh Tuấn - Nhà sáng lập và là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT - về vấn đề này.

Lịch sử có nên là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?

Trang Hà |

Theo nhiều giáo viên và chuyên gia, phương án 4+2 (4 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Ngoại ngữ và 2 môn lựa chọn) trong dự thảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có nhiều nhược điểm, không công bằng cho các thí sinh.

5 vấn đề Bộ Công an đề nghị ở dự án luật bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Việt Dũng |

Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhận được nhiều sự quan tâm, cho ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng bị tác động.

Bắc Ninh yêu cầu làm rõ phản ánh của Báo Lao Động về nhà ở xã hội Sao Hồng

Trần Tuấn |

Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn gửi chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Sao Hồng yêu cầu làm rõ nội dung Báo Lao Động phản ánh.

Thiếu giáo viên, cử tri kiến nghị xem xét việc tinh giản biên chế ngành Giáo dục

Vương Trần |

Bộ Nội vụ cho rằng, để bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, cần thay đổi phương thức cấp phát ngân sách theo số lượng biên chế sang đặt hàng theo quy mô học sinh phù hợp với từng bậc học, từng vùng, miền.

Đề xuất Hà Nội được tăng thêm biên chế từ nguồn dự phòng

PHẠM ĐÔNG |

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất Hà Nội được tăng thêm biên chế từ nguồn biên chế dự phòng căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc.

Hà Nội yêu cầu hoàn thiện đề án vị trí việc làm, thực hiện tinh giản biên chế

PHẠM ĐÔNG |

UBND TP Hà Nội yêu cầu căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy sau sắp xếp để xây dựng, hoàn thiện Đề án vị trí việc làm, xác định biên chế phù hợp, hiệu quả bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo yêu cầu của Trung ương.