Sự khác biệt trong việc hội nhập văn hóa ở TPHCM

NGỌC DỦ (thực hiện) |

Theo tiến sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Lý Tùng Hiếu, TPHCM là nơi đầu tàu về việc hội nhập văn hóa, kinh tế nước ngoài sớm và nhanh nhất Việt Nam. Việc hội nhập văn hóa ở TPHCM khác biệt và đa dạng kể cả ẩm thực, du lịch, cơ sở hạ tầng.

Theo ông, khi nói về chuyện hội nhập văn hóa ở TPHCM thì rõ nét nhất ở đây là gì?

- TPHCM khác với các thành phố khác ở Việt Nam. Khoảng 200-300 năm trước, nơi đây tập hợp cư dân ở khắp các vùng miền để phát triển kinh tế của thành thị. Và từ đây cũng cho ra đời những ngành nghề mới, chẳng hạn như bưu chính viễn thông...

Nói tóm lại, đây là nơi đầu tàu về việc hội nhập văn hóa, kinh tế nước ngoài sớm và nhanh nhất Việt Nam. Tôi có thể khẳng định yếu tố văn hóa hội nhập ở các thành phố khác tại Việt Nam có thì TPHCM có, còn ở TPHCM có thì nơi khác chưa chắc có. Đây là nơi tiêu biểu văn hóa hội nhập lớn nhất Việt Nam.

TPHCM hội nhập văn hóa mạnh nhất cả nước nhưng việc hội nhập văn hóa này làm sao để hòa nhập nhưng không hòa tan?

- Câu chuyện bảo tồn bản sắc văn hóa trong khi phải “mở rộng vòng tay” đón nhận văn hóa nước ngoài là một bài toán khó. Nó gần như là một nghịch lý khó dung hòa. Tôi đã từng giảng dạy, nghiên cứu và học hỏi từ những giải pháp của chuyên gia. Từ đó, tôi thấy rằng:

Thứ nhất để bảo tồn văn hóa khỏi bị hòa tan ở TPHCM, chúng ta phải chỉ ra cái gì là bản sắc, cái gì là riêng biệt. Chúng ta hô khẩu hiệu chung chung thì khi chúng ta liệt kê sẽ bị rối rắm, lúng túng.

Thứ hai, khi đã chọn được những cái gọi là bản sắc, chúng ta phải khiến nó đồng hành với cuộc sống hôm nay. Người dân phải thấu hiểu được những bản sắc văn hóa và phải tìm được những phương thức để đồng hành cùng cuộc sống, nuôi sống dân cư.

Theo ông, bảo tồn bản sắc văn hóa cần phải theo hướng nào?

- Lấy ví dụ cụ thể về bản sắc văn hóa trong ẩm thực. Ở TPHCM chúng ta có đầy đủ ẩm thực khắp mọi miền Việt Nam, nhưng cũng không thiếu ẩm thực các nước. Ẩm thực Việt Nam đó là cái riêng, cái bản sắc của người Việt. Ẩm thực được ví như di sản quá khứ và vẫn đồng hành đến hôm nay.

Vậy nên bản sắc văn hóa đôi khi không cần bảo vệ nữa mà người ta tự chủ động bảo vệ. Bởi đó là “chén cơm” nuôi sống mỗi người, là trách nhiệm phải làm cho bản sắc đó được nhiều người biết đến.

Ẩm thực ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng cũng có nhiều món ăn nổi tiếng so với thế giới. Chúng ta có cần thiết biến tấu món ăn không để hội nhập văn hóa ẩm thực với các nước?

- Tôi nghĩ rằng cần có biến tấu và cần giữ lại nguyên tinh hoa ẩm thực của món ăn đó. Tôi nghĩ mình cần khai thác và phát triển ẩm thực thì nên đa dạng hóa tinh hoa ẩm thực ở Việt Nam.

Hiện tại, tôi thấy nhiều món ăn các nước đã có ở Việt Nam. Người ta không thể ăn mãi một món ăn được. Việc khách nước ngoài họ hạnh phúc vì ở phương trời xa xôi như thế cũng có những món ăn nước họ. Nhưng họ cũng có nhu cầu đổi món, thưởng thức thêm ẩm thực Việt Nam.

Việc biến tấu chưa hẳn là xấu, sẽ có những người nước ngoài thấy rằng việc biến tấu, kết hợp với cách bài trí, nêm nếm món ăn của nước họ theo phong cách Việt Nam thì họ sẽ thấy ngon miệng hơn và được đánh giá cao hơn.

Còn ở Việt Nam, việc biến tấu món ăn điển hình nhất là phở, hiện nay có nhiều ở Bắc, Nam, phở Sài Gòn... và tràn ra cả nước ngoài. Chúng ta chỉ thay đổi một vài gia vị nhưng thành ra hàng nghìn loại phở khác nhau. Tuy nhiên, theo thời gian, khách hàng có quyền chọn lọc lại, họ sẽ chọn ra những cách biến tấu không phù hợp để thưởng thức cái chung. Những biến tấu lai căng, dị hợm quá sẽ bị bài trừ.

Cá nhân tiến sĩ nghĩ thế nào về việc chọn lọc văn hóa ở TPHCM?

- Chọn lọc là một nhu cầu chủ quan mà ai cũng muốn khi đối diện với nhiều yếu tố đẹp xấu khác nhau. Tuy nhiên, văn hóa chúng ta không thể chọn lựa, trả giá như hàng quán. Vì nó phù hợp người này nhưng không thể phù hợp với người kia.

Tôi nghĩ là người dân TPHCM sẽ có sự chọn lọc những cái hay, phù hợp với mình. Kèm với sự chọn lọc của công chúng thì các nhà quản lý, hoạt động văn hóa sẽ đề ra những hành lang, những giới hạn nhất định để chúng ta không thể vượt qua, tránh làm chọn lọc văn hóa không tốt. Ví dụ như việc truyền bá văn hóa ở độ tuổi nào, kênh truyền hình nào... Tuy nhiên, chúng ta không thể cấm một cách chủ quan, mà cần phải đặc ra một cách giới hạn, tối thiểu để không vượt ra hành lang đó.

Còn về văn hóa du lịch ở TPHCM thì sao?

- TPHCM đón 40-50% lượng khách nước ngoài. Cơ sở hạ tầng ở TPHCM là số một cả nước, khi người ta du lịch ở TPHCM thì họ sẵn sàng chi trả cho những nhu cầu: Nhà hàng, khách sạn... sang trọng.

Chúng ta đang phấn đấu việc du khách đến TPHCM sẽ “mua được cả thế giới” và TPHCM sẽ  trở thành một “trung tâm du lịch”. Nơi đây du nhập văn hóa, ẩm thực các vùng miền ở Việt Nam và thế giới.

Bản thân du lịch và lữ hành ở TPHCM tốt hơn vì được đầu tư mạnh mẽ hơn. Hiện tại, khó mà đếm nổi ở TPHCM có bao nhiêu khách sạn 5, 6 sao hay các công ty du lịch. Như vậy những yếu tố đó cho thấy du lịch ở TPHCM đang lớn mạnh.

Theo ông, tính đa dạng về văn hóa ở TPHCM được thể hiện rõ nhất ở điểm nào?

- Với chỗ đứng là người làm văn hóa, tôi nghĩ chúng ta hãy tìm kiếm chọn lọc văn hóa tộc người. Bởi đây là yếu tố làm nên tính đa dạng văn hóa ở TPHCM. Chúng ta có 63 tỉnh thành, 54 tộc người và TPHCM là nơi hội tụ đủ đại biểu của 63 tỉnh thành và đại biểu của 54 tộc người. Nghĩa là bảo tồn hay phát huy văn hóa ở TPHCM có nghĩa là bảo tồn phát huy văn hóa của 54 tộc người chung tay sức làm nên một nền văn hóa đa dạng ở TPHCM.

- Cảm ơn những chia sẻ của tiến sĩ!

NGỌC DỦ (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

16 truyện ngắn xuất sắc được trao tại cuộc thi “Làng Việt thời hội nhập”

Thanh Hương |

16 truyện ngắn xuất sắc nhất được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Tư trong lễ trao giải “Làng Việt thời hội nhập”.

"Phật giáo Việt Nam: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước"

Huân Cao |

TPHCM - Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp cùng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Quan hệ Việt-Mỹ: Mốc son từ Hiệp định BTA, Việt Nam tự tin hội nhập

Lan Hương |

Thời điểm đàm phán kí kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ (BTA), GDP của Việt Nam chỉ ở quy mô 20 tỉ USD trong khi Mỹ là 20 nghìn tỉ USD. Chênh lệch giữa hai nước là quá lớn, không ai có thể ngờ quan hệ Việt-Mỹ lại phát triển ngoạn mục về thương mại như ngày nay.

Hội nhập - một trong những yếu tố thành công của Việt Nam

Song Minh |

Tại hội thảo khoa học "Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc kiến tạo đất nước và kết quả Đại hội XIII" vừa được tổ chức tại Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga trong tháng 5, các đại biểu nhấn mạnh rằng, hội nhập là một trong những yếu tố thành công của Việt Nam.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

16 truyện ngắn xuất sắc được trao tại cuộc thi “Làng Việt thời hội nhập”

Thanh Hương |

16 truyện ngắn xuất sắc nhất được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Tư trong lễ trao giải “Làng Việt thời hội nhập”.

"Phật giáo Việt Nam: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước"

Huân Cao |

TPHCM - Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp cùng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước”.

Quan hệ Việt-Mỹ: Mốc son từ Hiệp định BTA, Việt Nam tự tin hội nhập

Lan Hương |

Thời điểm đàm phán kí kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ (BTA), GDP của Việt Nam chỉ ở quy mô 20 tỉ USD trong khi Mỹ là 20 nghìn tỉ USD. Chênh lệch giữa hai nước là quá lớn, không ai có thể ngờ quan hệ Việt-Mỹ lại phát triển ngoạn mục về thương mại như ngày nay.

Hội nhập - một trong những yếu tố thành công của Việt Nam

Song Minh |

Tại hội thảo khoa học "Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc kiến tạo đất nước và kết quả Đại hội XIII" vừa được tổ chức tại Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga trong tháng 5, các đại biểu nhấn mạnh rằng, hội nhập là một trong những yếu tố thành công của Việt Nam.