Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế: Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng phát triển trong giai đoạn chiến lược mới

Thanh Hà |

Trong cuộc phỏng vấn nhân dịp năm mới 2021, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chỉ ra, vị thế đạt được từ bước tiến trong năm 2020 cùng kết quả trong triển khai hội nhập kinh tế quốc tế nhiều năm qua sẽ tạo ra những động lực vượt trội giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước vững bước tiến lên, hiện thực hóa những tầm nhìn và khát vọng phát triển trong giai đoạn chiến lược mới.

Chủ động nắm bắt và thích ứng

Thứ trưởng Thường trực có thể đánh giá những nét nổi bật của liên kết kinh tế quốc tế trong năm 2020 và tác động với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?

- Nhìn lại năm 2020, một năm lịch sử, đầy biến động và “sóng gió”, có thể thấy rằng, kinh tế thế giới và liên kết kinh tế quốc tế diễn biến phức tạp, nhiều rủi ro, đan xen giữa các mảng màu “sáng”, “tối”.

Trước hết, có thể khẳng định, liên kết kinh tế quốc tế tiếp tục được thúc đẩy sâu rộng, trên các tầng nấc, phản ánh cục diện quốc tế trong quá trình điều chỉnh, định hình. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song các nước vẫn đẩy mạnh nỗ lực hợp tác và liên kết kinh tế. Nổi bật là ký kết và thực thi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), xây dựng và thông qua những định hướng dài hạn như Tầm nhìn ASEAN sau năm 2025… Đây là những tiến triển tích cực, phản ánh nhu cầu gia tăng hợp tác, thúc đẩy các “sợi dây liên kết” nhằm bảo đảm sự bền vững của thị trường và các chuỗi cung ứng, ứng phó với các thách thức toàn cầu và phục hồi kinh tế.

Thứ hai, nội hàm hợp tác và liên kết kinh tế được điều chỉnh sâu sắc, gắn với phát triển bền vững, bao trùm và quá trình số hóa.

Thứ ba, xu hướng điều chỉnh các chuỗi cung ứng, dịch chuyển các hoạt động đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh hơn song không đơn giản và dễ dàng.

Tình hình kinh tế thế giới và liên kết kinh tế quốc tế năm 2020 tác động nhiều chiều đến Việt Nam, nhất là khi nước ta bước vào giai đoạn hội nhập và liên kết sâu rộng. Việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch AIPA 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020 - 2021 giúp chúng ta phát huy tiếng nói trong các khuôn khổ đa phương, cùng các đối tác tham gia quá trình định hình các cấu trúc, xây dựng luật lệ kinh tế - thương mại phù hợp với lợi ích chung.

Tuy vậy, những biến động khó lường của kinh tế thế giới và khu vực đã và sẽ tiếp tục tác động phức tạp đến các nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế giữa ta với một số đối tác. Xu thế điều chỉnh nội hàm liên kết, xây dựng những khuôn khổ hợp tác, quy định mới đặt các quốc gia, nhất là những nền kinh tế đang nổi như Việt Nam, trước thách thức phải chủ động nắm bắt và thích ứng, tranh thủ cơ hội để phát huy vị thế, vai trò trong tiến trình này.

Những động lực vượt trội

Nhìn lại năm 2020, có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những điểm sáng trong triển khai đối ngoại của đất nước. Thứ trưởng Thường trực nhận định thế nào về điều này?

- Năm 2020 đất nước chúng ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, đạt những thành tựu đáng tự hào về phát triển và đối ngoại, được bạn bè quốc tế ca ngợi và cảm phục. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế có những bước tiến quan trọng, là một điểm sáng trong công tác đối ngoại, đưa nước ta trở thành một trong những nước đi đầu trong khu vực trong thúc đẩy và tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho phát triển đất nước.

Ngay từ đầu năm, chúng ta đã tích cực vận động, phối hợp với Liên minh Châu Âu (EU) hoàn thành phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, đưa Hiệp định vào thực thi từ 1.8.2020.

Ngay trong những ngày cuối năm 2020, chúng ta vừa ký Hiệp định FTA Việt Nam - Anh nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với Anh, đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại Châu Âu.

Là Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các thành viên ASEAN và các đối tác thúc đẩy ký kết thành công Hiệp định RCEP tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội. Với thành công này, vai trò trung tâm của ASEAN, trong đó vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, được đặc biệt đề cao.

Chúng ta cũng chủ động thúc đẩy nhiều sáng kiến quan trọng trong ASEAN về ứng phó với COVID-19, phục hồi chuỗi cung ứng khu vực, liên kết nội khối gắn với phát triển bền vững, đẩy mạnh các khuôn khổ hợp tác Mekong… Phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, chúng ta đã cùng chủ nhà APEC 2020 - Malaysia - triển khai thành công ý tưởng do Việt Nam khởi xướng từ năm APEC 2017 và đạt kết quả có ý nghĩa chiến lược là thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040.

Với những bước tiến trong năm 2020 cùng với những kết quả quan trọng trong triển khai hội nhập kinh tế quốc tế nhiều năm qua, chúng ta đã cơ bản định hình mạng lưới gồm 17 FTA và các khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại với các trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Vị thế này đang và sẽ tạo ra những động lực vượt trội giúp chúng ta thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước vững bước tiến lên, hiện thực hóa những tầm nhìn và khát vọng phát triển trong giai đoạn chiến lược mới.

Tâm thế cho giai đoạn chiến lược mới

Thứ trưởng Thường trực có thể chia sẻ về những định hướng hội nhập kinh tế của chúng ta trong giai đoạn mới và đóng góp của ngành Ngoại giao?

- Với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau 35 năm Đổi mới và 25 năm hội nhập quốc tế kể từ khi chúng ta tham gia ASEAN, với vị thế và uy tín quốc tế ngày càng được khẳng định, đất nước ta bước sang giai đoạn tham gia liên kết kinh tế quốc tế với một tâm thế hoàn toàn mới.

Để tận dụng và phát huy hơn nữa những thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua, nâng tầm sự tham gia, đóng góp và vai trò của Việt Nam, tôi cho rằng cần tập trung vào một số định hướng sau:

Một là, ưu tiên hàng đầu cho việc thực thi hiệu quả các cam kết trong các FTA và tại các cơ chế hợp tác kinh tế mà chúng ta là thành viên.

Hai là, tiếp tục hoàn thiện, mở rộng mạng lưới liên kết, hội nhập kinh tế song phương và đa phương với các đối tác và tổ chức trên thế giới, đưa Việt Nam trở thành tâm điểm của liên kết kinh tế tầm toàn cầu.

Ba là, cần nỗ lực và chủ động tham gia quá trình định hình cấu trúc khu vực, xây dựng các khuôn khổ, quy định quản trị kinh tế ở tầm khu vực, liên khu vực và toàn cầu; đóng góp hiệu quả, trách nhiệm vào giải quyết những vấn đề chung, nhất là bảo đảm hệ thống thương mại đa phương tự do, mở và dựa trên luật lệ...

Trong giai đoạn chiến lược mới, ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển sẽ tiếp tục là một nhiệm vụ trọng yếu của ngành, trên tinh thần sắc bén và toàn diện trong nhận định và nắm bắt xu thế; chiến lược và tầm nhìn trong tham mưu chính sách; quyết liệt và tiên phong trong tổ chức triển khai.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Dấu ấn đổi mới của các bộ trong sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước

Nhóm PV |

Phân tích kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết: “5 năm qua là 5 năm thành công về phát triển kinh tế của Việt Nam”. Điều này được thể hiện qua con số bội chi ngân sách giảm từ 4% xuống còn 3,3%; lạm phát khống chế dưới 4%; nợ công còn 64,8% xuống 53,4%. Xuất khẩu tăng 2 con số trong nhiều năm.

Bứt phá tăng trưởng, Việt Nam sẽ là điểm sáng về kinh tế năm 2021

VƯƠNG TRẦN (thực hiện) |

Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới năm 2020, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Tiếp theo đà tăng trưởng này, theo Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, để đạt được những mức tăng trưởng này, cần có sự bứt phá, nỗ lực ngay từ những ngày đầu năm. PV Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng ĐBQH Đỗ Văn Sinh về vấn đề này.

VN - Mắt xích quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế quốc tế

KHÁNH MINH |

Với việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU), Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế quốc tế, đi đầu trong ASEAN về độ mở và mức độ gắn kết về kinh tế với thế giới và khu vực.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Dấu ấn đổi mới của các bộ trong sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước

Nhóm PV |

Phân tích kết quả phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho biết: “5 năm qua là 5 năm thành công về phát triển kinh tế của Việt Nam”. Điều này được thể hiện qua con số bội chi ngân sách giảm từ 4% xuống còn 3,3%; lạm phát khống chế dưới 4%; nợ công còn 64,8% xuống 53,4%. Xuất khẩu tăng 2 con số trong nhiều năm.

Bứt phá tăng trưởng, Việt Nam sẽ là điểm sáng về kinh tế năm 2021

VƯƠNG TRẦN (thực hiện) |

Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới năm 2020, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Tiếp theo đà tăng trưởng này, theo Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, để đạt được những mức tăng trưởng này, cần có sự bứt phá, nỗ lực ngay từ những ngày đầu năm. PV Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng ĐBQH Đỗ Văn Sinh về vấn đề này.

VN - Mắt xích quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế quốc tế

KHÁNH MINH |

Với việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU), Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế quốc tế, đi đầu trong ASEAN về độ mở và mức độ gắn kết về kinh tế với thế giới và khu vực.