16 truyện ngắn xuất sắc được trao tại cuộc thi “Làng Việt thời hội nhập”

Thanh Hương |

16 truyện ngắn xuất sắc nhất được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Tư trong lễ trao giải “Làng Việt thời hội nhập”.

Theo đó, tác phẩm “Con chú con bác” của nhà báo - nhà thơ Trần Chiến đã đoạt giải Nhất (50 triệu đồng). Nhà văn Nguyễn Bình Phương - Trưởng Ban giám khảo Hội đồng chung khảo - đánh giá, truyện “Con chú con bác” của tác giả Trần Chiến có lối kể chuyện theo kiểu cổ điển. Nghệ thuật kể chuyện không có sự cống hiến mới nhưng truyện đã đề cập, mổ xẻ và tìm ra một phần quan trọng nguyên nhân sự rạn nứt của nông thôn.

Tư tưởng sâu, thấy được sự xáo trộn là từ bên ngoài, với sự xâm nhập của các hệ tư tưởng, các quan điểm sống vênh lệch khiến cho nó rạn nứt, biến chuyển ghê gớm. Truyện đáp ứng được sát các tiêu chí của cuộc thi.

Bên cạnh đó, 2 tác phẩm “Xóm cồn” của tác giả Nguyễn Thị Minh Thúy (bút danh An Thư) và “Cô Sáu Cam” của tác giả  Lê Ngọc Hạnh nhận đồng giải Nhì (20 triệu đồng/ giải).

Giải Ba thuộc về tác phẩm “Vân tay mắt Phật” (tác giả Trần Nhã Thụy); “Trò săn vịt” (Phát Dương) và “Hoa mía” (Ngô Hòa Bình).

Giải Tư được trao cho 10 tác phẩm gồm “Dân cạp đất” (Nguyễn Quốc Trung); “Tắm Tết” (Nguyễn Hiệp); “Cánh diều đã bay lên” (Trần Văn Thước); “Về nhà” (NSND Hoàng Cúc)...

Ngoài ra, ban tổ chức đã trao 9 giải thưởng khác dành cho các tác giả đã có những đóng góp, hưởng ứng cuộc thi với tác phẩm chất lượng.

Ban tổ chức trao giải Nhất cho nhà văn - nhà báo Trần Chiến với tác phẩm “Con chú con bác“. Ảnh: BTC
Ban tổ chức trao giải Nhất cho nhà văn - nhà báo Trần Chiến với tác phẩm “Con chú con bác“. Ảnh: BTC

Đặc biệt, ban tổ chức cũng thực hiện in tuyển tập những truyện ngắn xuất sắc nhất với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong kho tàng truyện ngắn về đề tài nông thôn. Tuyển tập truyện ngắn có tựa đề “Thổn thức gió đồng” với 28 tác phẩm, trong đó có 16 tác phẩm đoạt giải thưởng và 12 tác phẩm xuất sắc nhất lọt vào vòng chung khảo của cuộc thi.

Cuộc thi viết truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” ngay từ khi phát động đã nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều cây viết chuyên nghiệp, các nhà văn và nhà thơ. Nhiều truyện ngắn đã góp phần khái quát nên bức tranh chân thực, sống động về làng quê Việt trong thời hội nhập sâu rộng về mọi mặt của đời sống. Một số góc nhìn, góc khai thác đầy nhân văn, nhân bản và cảm xúc về những vùng đất, con người, câu chuyện, sự việc… nhưng cũng đi sâu phản ánh vào mặt trái đầy gai góc và trần trụi của sự thay đổi làng quê Việt.

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo - nhìn nhận, qua cuộc thi có thể nhận thấy rõ sự kết nối cái cũ và cái mới, khắc họa được sự vươn mình của nông thôn và nông dân. Nhìn vào khía cạnh tác động tiêu cực nhiều hơn của kinh tế thị trường, của sự hội nhập, phá mất nền tảng nông thôn nông dân nhưng cũng có những tác phẩm đề cập mặt tích cực, tấm gương điển hình.

Thanh Hương
TIN LIÊN QUAN

Nguyễn Huy Thiệp - người trị vì ngai vàng trong thế giới truyện ngắn Việt Nam đương đại

VI THUỲ LINH |

Nguyễn Huy Thiệp, một đời văn chói sáng bởi tài năng độc đáo chứa đựng tư tưởng nhân sinh lay động triệu người, chưa từng nhận được bất cứ giải thưởng nào của Việt Nam. Chỉ khi ông rời khỏi sự sống trần gian, chúng ta mới nhận ra khoảng trống mãi mãi của một Hiệp sĩ để lại.

Nguyễn Huy Thiệp - “ông Vua” truyện ngắn đã về trời!

Việt Văn |

Trước khi bị tai biến 1 năm trước, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã có nhiều năm dài gần như ở ẩn, dù thi thoảng vẫn có một vài truyện ngắn xuất hiện trên một số tờ báo Tết. Ông cũng viết tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, viết phê bình; nhưng di sản lớn nhất ông để lại vẫn là truyện ngắn.

Truyện ngắn: Làng đồi dưới dốc hoa

Nguyễn Tham Thiện Kế |

1. Khom người trên tảng đá hoa cương, cậu chìa tay cho chị. Trên kéo, dưới níu, để cả hai đứng cùng trên gộp đá rộng chừng mặt bàn. Cậu bỗng rơi vào tình thế giãn cách lịch sự thì ngã nhào, mà áp sát thì đụng chạm thịt da...

Biến vương tử siêu giàu Ả Rập thành trò cười và sự sa lầy của phim Hàn

Mi Lan |

Trong 5 năm trở lại đây, phim Hàn Quốc liên tục bị các quốc gia phản ứng khi tùy tiện xây dựng những câu chuyện bóp méo về văn hóa bản địa.

Vụ 2 bà cháu tử vong vì cháy xe điện: Nhân chứng kể lại phút kinh hoàng

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Trước khi đi ngủ, anh D. cắm sạc pin chiếc xe điện 4 bánh, ai ngờ chỉ ít phút sau, chiếc xe bốc cháy khiến người con gái 5 tuổi và mẹ ruột bị thiệt mạng.

Thắng tay vợt chủ nhà, Nguyễn Thuỳ Linh vào tứ kết giải cầu lông Mỹ mở rộng

HOÀNG HUÊ |

Chiến thắng 2-1 trước đối thủ chủ nhà Iris Wang ở vòng 2 đơn nữ giúp Nguyễn Thuỳ Linh giành vé vào tứ kết giải cầu lông Mỹ mở rộng 2023.

Việt Nam có thể đang chậm trễ trong việc dùng chính sách tài khoá

Hương Nguyễn |

“Chúng ta đang sử dụng quá nhiều chính sách tiền tệ để phục hồi kinh tế, tổng cầu mà chậm trễ trong việc dùng chính sách tài khoá phản chu kỳ” - PGS.TS Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TPHCM nhận định.

Việt Nam đối mặt với lạm phát đến từ thế giới

Quý An |

Trước diễn biến khó lường từ những yếu tố địa chính trị, kinh tế thế giới, nhiều thách thức không nhỏ được đặt ra cho nền kinh tế nước ta.

Nguyễn Huy Thiệp - người trị vì ngai vàng trong thế giới truyện ngắn Việt Nam đương đại

VI THUỲ LINH |

Nguyễn Huy Thiệp, một đời văn chói sáng bởi tài năng độc đáo chứa đựng tư tưởng nhân sinh lay động triệu người, chưa từng nhận được bất cứ giải thưởng nào của Việt Nam. Chỉ khi ông rời khỏi sự sống trần gian, chúng ta mới nhận ra khoảng trống mãi mãi của một Hiệp sĩ để lại.

Nguyễn Huy Thiệp - “ông Vua” truyện ngắn đã về trời!

Việt Văn |

Trước khi bị tai biến 1 năm trước, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã có nhiều năm dài gần như ở ẩn, dù thi thoảng vẫn có một vài truyện ngắn xuất hiện trên một số tờ báo Tết. Ông cũng viết tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, viết phê bình; nhưng di sản lớn nhất ông để lại vẫn là truyện ngắn.

Truyện ngắn: Làng đồi dưới dốc hoa

Nguyễn Tham Thiện Kế |

1. Khom người trên tảng đá hoa cương, cậu chìa tay cho chị. Trên kéo, dưới níu, để cả hai đứng cùng trên gộp đá rộng chừng mặt bàn. Cậu bỗng rơi vào tình thế giãn cách lịch sự thì ngã nhào, mà áp sát thì đụng chạm thịt da...