Phát triển du lịch cộng đồng, tạo việc làm cho lao động nông thôn

Đinh Đại |

Phát triển du lịch cộng đồng không những tạo ra cơ hội cho sự đa dạng văn hóa mà còn là chìa khóa mở cửa cho sự phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh miền núi Hòa Bình.

Người dân đổi đời từ làm du lịch

Vào những ngày đầu tháng 12, PV đã có mặt tại huyện Mai Châu, một huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố khoảng 60km, với gần 90% dân số toàn huyện là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 6 dân tộc gồm: Thái, Mường, H’Mông, Dao, Tày, Hoa.

Hiện nay, nhiều gia đình trước đây công việc chỉ xoay quanh hoạt động nông nghiệp là chủ yếu thì nay đã kết hợp làm thêm hoạt động du lịch. Cuộc sống của người dân nơi đây đã có sự thay đổi rõ rệt khi vừa có công việc để làm, vừa có thêm nguồn thu nhập mới ổn định.

Chị Sùng Y Dớ, hiện đang là chủ của một homestay ở xã Pà Cò, huyện Mai Châu cho biết: “Trước khi làm homestay phục vụ khách du lịch, công việc chính của tôi là buôn bán thổ cẩm. Nhưng trong thời điểm xảy ra dịch COVID-19, nguồn thu nhập bị giảm sút mạnh do không bán được sản phẩm nào. Cuộc sống gia đình thời điểm đó cũng vô cùng khó khăn, vất vả. Nhận thấy cơ hội sau khi hết dịch tôi đã chuyển sang làm du lịch”.

Theo chị Dớ, việc chuyển sang làm du lịch giúp 4 thành viên trong nhà có thu nhập ổn định, công việc nhẹ nhàng, đỡ vất vả hơn. Đồng thời, cũng mua sắm được nhiều đồ đạc để trang trí phòng, phục vụ khách du lịch ghé thăm, cùng các đồ đạc thiết yếu phục vụ cuộc sống gia đình. Ngoài ra, gia đình còn tạo thêm việc làm cho 2 người nữa với mức thu nhập khoảng 4 triệu/tháng.

Tương tự, anh A Páo (chủ A Páo homestay, huyện Mai Châu) cho biết: “Trước đây tôi làm nông nghiệp là chủ yếu, thu nhập bấp bênh và không ổn định. Khi biết đến mô hình du lịch cộng đồng năm 2018, tôi đã chuyển sang làm homestay để du khách đến ăn nghỉ”.

Cũng theo anh Páo, từ khi làm du lịch, cuộc sống của gia đình thay đổi rất nhiều. Thu nhập từ kinh doanh Homestay ổn định hơn, trừ hết các khoản chi phí khác thì còn lại khoảng 12 triệu/tháng.

Ưu tiên phát triển du lịch nhằm giải quyết việc làm

Ông Vũ Đức Hạnh - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mai Châu thông tin, mô hình du lịch cộng đồng ngày càng đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, đặc biệt là người lao động ở khu vực nông thôn. Hoạt động du lịch cộng đồng không chỉ giúp giảm áp lực trên nền kinh tế nông nghiệp mà còn tăng cường thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, năm 2022, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.100 người tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, năm 2023 đã lên thành hơn 1.300 người.

Trao đổi với PV, ông Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình đánh giá, số liệu trên cho thấy hoạt động du lịch cộng đồng đã hồi phục và phát triển nhanh chóng sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Hiện đã và đang giải quyết cho hơn 1.000 lao động có việc làm với mức thu nhập bình quân từ 6-7 triệu/tháng.

Theo ông Trường, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành quyết định về Đề án Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông thôn mới đến năm 2030. Ưu điểm quan trọng của loại hình du lịch này là khả năng tạo việc làm cho người lao động nông thôn.

Các hoạt động du lịch: Thăm làng, trải nghiệm nông nghiệp, và tham gia vào các sự kiện văn hóa cũng như cung ứng các sản phẩm, ẩm thực đã tạo ra nhu cầu mới cho lao động địa phương.

Đinh Đại
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông phát triển du lịch nông nghiệp mũi tên hướng đến nhiều đích

Nhóm PV Tây Nguyên |

Đắk Nông xếp lĩnh vực nông nghiệp và du lịch là các mũi nhọn phát triển kinh tế. Do đó, việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, bền vững gắn với du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP được xem là mũi tên mà các ngành chức năng, địa phương nơi đây đang hướng đến nhiều đích.

Người dân, doanh nghiệp Đắk Nông gặp nhiều vướng mắc khi phát triển du lịch

PHAN TUẤN - BẢO TRUNG |

Người dân, doanh nghiệp ở Đắk Nông trong quá trình phát triển du lịch sinh thái gắn với đặc trưng, bản sắc của núi rừng Tây Nguyên đang gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lí.

Cơ hội phát triển du lịch Mông Cổ sau khi miễn thị thực

Ý Yên |

Hiệp định về miễn thị thực song phương giữa Việt Nam và Mông Cổ góp phần mở rộng hợp tác thương mại, du lịch, giao lưu nhân dân hai nước. Chính sách này có thể mở ra những cơ hội, tạo xu hướng mới cho ngành du lịch.

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững

NHÓM PV |

Chiều 2.11, Báo Lao Động đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề "Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững", tại đây các chuyên gia, nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp để giảm thiểu việc phát sinh rác nhựa ra môi trường từ hoạt động du lịch.

Báo Lao Động tổ chức toạ đàm Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững

THUỲ DƯƠNG |

Ngày 2.11, Báo Lao Động sẽ tổ chức Tọa đàm “Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững” nhằm nhìn lại những tác động mạnh mẽ của rác thải nhựa đến phát triển du lịch nói riêng và môi trường nói chung. Đánh giá hiệu quả từ những giải pháp đang được áp dụng dưới góc nhìn của các chuyên gia trong lĩnh vực và đưa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa tới môi trường, du lịch.

Phân chia tài sản chung của vợ chồng trong vụ án tham nhũng, kinh tế để thi hành án

Vương Trần |

Bộ Tư pháp đề xuất, đối với các vụ án tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tài sản chung của vợ chồng sẽ được xác định mỗi người 1/2 giá trị, nếu không đồng ý thì khởi kiện để phân chia tài sản chung.

Ô nhiễm không khí ở mức độ cao, người dân vẫn ra đường tập thể dục từ sớm

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Hà Nội liên tiếp đứng ở vị trí thứ 2 trên thế giới về mức độ ô nhiễm không khí (theo IQAir). Thời điểm sáng sớm và chiều tối là lúc không khí ô nhiễm nhất, thế nhưng người dân vẫn đi ra ngoài từ rất sớm để tập thể dục.

Công nhân lo lắng giá vé tàu xe tăng cao dịp Tết

MỸ LY |

Thu nhập bấp bênh, số tiền dành dụm ít ỏi sau 1 năm làm việc khiến nhiều công nhân xa quê lo lắng chi phí đi lại cũng như các khoản chi tiêu khác tăng cao vào dịp Tết.

Đắk Nông phát triển du lịch nông nghiệp mũi tên hướng đến nhiều đích

Nhóm PV Tây Nguyên |

Đắk Nông xếp lĩnh vực nông nghiệp và du lịch là các mũi nhọn phát triển kinh tế. Do đó, việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, bền vững gắn với du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP được xem là mũi tên mà các ngành chức năng, địa phương nơi đây đang hướng đến nhiều đích.

Người dân, doanh nghiệp Đắk Nông gặp nhiều vướng mắc khi phát triển du lịch

PHAN TUẤN - BẢO TRUNG |

Người dân, doanh nghiệp ở Đắk Nông trong quá trình phát triển du lịch sinh thái gắn với đặc trưng, bản sắc của núi rừng Tây Nguyên đang gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lí.

Cơ hội phát triển du lịch Mông Cổ sau khi miễn thị thực

Ý Yên |

Hiệp định về miễn thị thực song phương giữa Việt Nam và Mông Cổ góp phần mở rộng hợp tác thương mại, du lịch, giao lưu nhân dân hai nước. Chính sách này có thể mở ra những cơ hội, tạo xu hướng mới cho ngành du lịch.

Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững

NHÓM PV |

Chiều 2.11, Báo Lao Động đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề "Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững", tại đây các chuyên gia, nhà khoa học đã đề xuất nhiều giải pháp để giảm thiểu việc phát sinh rác nhựa ra môi trường từ hoạt động du lịch.

Báo Lao Động tổ chức toạ đàm Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững

THUỲ DƯƠNG |

Ngày 2.11, Báo Lao Động sẽ tổ chức Tọa đàm “Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch bền vững” nhằm nhìn lại những tác động mạnh mẽ của rác thải nhựa đến phát triển du lịch nói riêng và môi trường nói chung. Đánh giá hiệu quả từ những giải pháp đang được áp dụng dưới góc nhìn của các chuyên gia trong lĩnh vực và đưa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu tác động của rác thải nhựa tới môi trường, du lịch.