Quy định quản lý rác thải nhựa khó áp dụng vì thiếu các hướng dẫn cụ thể

Thùy Linh |

Theo các chuyên gia, thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay trong quản lý rác thải nhựa là phải thu hẹp khoảng cách từ chính sách đến thực tế để xử lý chất thải nhựa và phát triển nền công nghiệp tái chế. Hiện đã có nhiều quy định, chính sách về vấn đề này nhưng thực tế chưa triển khai được.

Hệ thống chính sách, pháp luật tiếp tục được hoàn thiện

Bà Kim Thúy Ngọc - Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý chất thải tiếp tục được hoàn thiện, đặc biệt sau khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 được thông qua.

Theo bà Ngọc, trong Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam (Quyết định số 1316/QĐ-TTg), Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương.

Đề án cũng phấn đấu 100% các khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn không sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần; giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.

Để thực hiện lộ trình này, Nhà nước đã có các chính sách khuyến khích, thúc đẩy hoạt động tái chế chất thải như: Ưu đãi về đất đai, ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư, ưu đãi về thuế, phí và lệ phí và trợ giá sản phẩm, dịch vụ về bảo vệ môi trường. Công cụ kinh tế cho các hoạt động bảo vệ môi trường đã được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 và Nghị định 08.

Những người công nhân môi trường cho biết rác thải là túi nilon, các sản phẩm dùng một lần tăng lên qua các năm, vì tiện lợi, dễ sử dụng. Ảnh: Thùy Linh
Những người công nhân môi trường cho biết rác thải là túi nilon, các sản phẩm dùng một lần tăng lên qua các năm, vì tiện lợi, dễ sử dụng. Ảnh: Thùy Linh

Theo Nghị định 08/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, bắt đầu từ năm 2026, Việt Nam sẽ không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50cm x 50cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.

Việt Nam cũng sẽ không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch.

Sau năm 2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang xây dựng quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, làm cơ sở để huy động nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động tái chế chất thải nhựa.

Rác thải nhựa tràn ngập khắp nơi tại các bãi rác tự phát bên lề đường. Ảnh: Thùy Linh
Rác thải nhựa tràn ngập khắp nơi tại các bãi rác tự phát bên lề đường. Ảnh: Thùy Linh

Áp dụng quy định yếu kém do thiếu các văn bản hướng dẫn

Mặc dù vậy, bà Kim Thúy Ngọc cũng chỉ ra những hạn chế, đó là việc thiếu các hướng dẫn cụ thể để có thể tiếp cận đến các ưu đãi; thiếu các hướng dẫn về lựa chọn công nghệ tái chế, xử lý chất thải rắn; thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm tái chế.

"Các quy định liên quan đến trách nhiệm tái chế, trách nhiệm xử lý của nhà sản xuất, nhập khẩu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu cần có hướng dẫn cụ thể hơn để có thể áp dụng trong thực tiễn"- bà Ngọc nói.

Trong khi nhựa được nhập khẩu đã được làm sạch từ nước ngoài khá dồi dào nhưng nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định do chưa được phân loại và làm sạch theo tiêu chuẩn tái chế. Đến nay, sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế được đưa ra thị trường chưa có tiêu chuẩn về chất lượng để cạnh tranh với sản phẩm từ nhựa nguyên sinh.

Thực tế, chi phí sản xuất ra các sản phẩm tái chế đang nhiều hơn chi phí của các sản phẩm làm từ nhựa nguyên sinh. Vấn đề giải quyết rác trong nước sẽ ngày càng thách thức hơn khi các doanh nghiệp không được tiếp cận với nguồn ưu đãi cụ thể để thực hiện loại hình công việc này...

Tại lò đốt rác- điểm cuối xử lý chất thải rắn thì rác thải nhựa được trộn lẫn với các loại rác thải hữu cơ, vô cơ khác. Ảnh: Thùy Linh
Tại lò đốt rác- điểm cuối xử lý chất thải rắn, rác thải nhựa không hề được phân loại, vẫn trộn lẫn với các loại rác thải hữu cơ, vô cơ khác. Ảnh: Thùy Linh

Phân tích thêm về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Môi trường Sức khỏe (CHERAD) đơn cử về vấn đề rác thải y tế:

"Hiện nay khoảng 1.300 bệnh viện và hơn 10.000 trạm y tế xã thải ra trung bình 22-23 tấn rác thải y tế một ngày. Mặc dù Bộ Y tế đã có Thông tư 20 về quản lý rác thải y tế, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý rác thải nhựa"- ông nói. 

Theo ông, các đơn vị sản xuất trang thiết bị nên được hướng dẫn và quản lý chặt chẽ về nguyên liệu và các sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó, các chuẩn đầu vào của bệnh viện cũng cần cân nhắc đến các trang thiết bị y tế thân thiện với môi trường, hay còn gọi là sản phẩm “xanh”.

Về chính sách, các chuyên gia cũng khuyến cáo cơ quan quản lý cần nhanh chóng có hướng dẫn về áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với rác thải nhựa, phát triển mạng lưới nghiên cứu và đổi mới về nhựa; cũng như phát triển các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm nhựa và nhựa tái chế.

Việt Nam cũng cần tham gia các nỗ lực hành động quốc tế về ô nhiễm nhựa đẩy mạnh phát triển, ứng dụng vật liệu, sản phẩm thay thế vật liệu, sản phẩm nhựa.

Theo nghiên cứu của trường Đại học Khoa học Tự nhiên năm 2020 chất thải nhựa và túi nylon thải bỏ tại Việt Nam đã đạt xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm, trong đó loại rác thải loại bỏ ra môi trường nhiều nhất là hộp xốp, túi nylon, ông hút,… và chỉ 10% trong đó số được tái chế và sử dụng.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Thùy Linh |

Hiện nay, xử lý rác thải và rác thải nhựa y tế bằng cách đốt vẫn diễn ra phổ biến. Có đến 94% lượng rác thải ở các vùng ven sông và ven biển Việt Nam là rác thải nhựa, trong đó phần lớn là nhựa dùng một lần. Rác thải nhựa đang gây ra những nguy cơ lớn đối với môi trường và sức khỏe.

Rác thải nhựa trá hình trong những lô quần áo quyên góp đổ về Kenya

Thanh Hà |

1/3 số quần áo cũ được vận chuyển tới Kenya năm 2021 là "rác thải nhựa trá hình", tạo ra hàng loạt vấn đề môi trường và sức khoẻ cho cộng đồng địa phương.

5 lý do cha mẹ nên cân nhắc mua đồ chơi không sử dụng nhựa cho trẻ

Thanh Ngọc (Theo Boldsky) |

Trang Boldsky chỉ ra 5 lý do cha mẹ nên cân nhắc mua đồ chơi không sử dụng nhựa cho trẻ.

Bức xúc vì cọc giải phóng mặt bằng cao tốc bị dời, dân không nhận đền bù

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Công tác kiểm đếm giải phóng mặt bằng đã xong, nhưng bất ngờ chủ đầu tư lại dịch chuyển các cọc giải phóng mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh. Người dân không biết, chính quyền địa phương cũng không hay, nên người dân “quay xe”, nhất quyết không nhận tiền đền bù.

Chứng khoán: Nhịp giảm điểm đang xuất hiện trở lại

Gia Miêu |

Xu hướng hồi phục lên ngưỡng kháng cự 1.070-1.080 điểm là khá mong manh do dòng tiền chưa có dấu hiệu quay trở lại thị trường chứng khoán.

Mặt bằng khối đế chung cư vắng khách thuê

Thu Giang |

Do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân giảm mạnh đã khiến mặt bằng khối đế tại nhiều khu chung cư, căn hộ cao cấp TP. Hà Nội rơi vào cảnh ảm đạm, vắng vẻ khách thuê.

Bí thư Bắc Ninh chỉ đạo, doanh nghiệp mong sớm gỡ vướng dự án Cụm công nghiệp làng nghề

Vân Trường |

Đại diện Tập đoàn Hanaka cho biết, mong từng ngày được bàn giao nốt mặt bằng để hoàn thiện Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề.

Lắp thiết bị báo cháy từ xa: “Tôi chưa nghe thấy ai yêu cầu”

Kim Sơn |

Mặc dù đã quá hạn phải lắp thiết bị giám sát, truyền tin tự động qua mạng tới Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) về tình trạng của hệ thống phòng cháy, cũng như sự cố cháy nổ, tuy nhiên, nhiều chung cư chưa tiến hành lắp đặt; thậm chí có nơi còn chưa nghe nói tới quy định này.

Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Thùy Linh |

Hiện nay, xử lý rác thải và rác thải nhựa y tế bằng cách đốt vẫn diễn ra phổ biến. Có đến 94% lượng rác thải ở các vùng ven sông và ven biển Việt Nam là rác thải nhựa, trong đó phần lớn là nhựa dùng một lần. Rác thải nhựa đang gây ra những nguy cơ lớn đối với môi trường và sức khỏe.

Rác thải nhựa trá hình trong những lô quần áo quyên góp đổ về Kenya

Thanh Hà |

1/3 số quần áo cũ được vận chuyển tới Kenya năm 2021 là "rác thải nhựa trá hình", tạo ra hàng loạt vấn đề môi trường và sức khoẻ cho cộng đồng địa phương.

5 lý do cha mẹ nên cân nhắc mua đồ chơi không sử dụng nhựa cho trẻ

Thanh Ngọc (Theo Boldsky) |

Trang Boldsky chỉ ra 5 lý do cha mẹ nên cân nhắc mua đồ chơi không sử dụng nhựa cho trẻ.