Nâng cao năng lực cạnh tranh để xây dựng thị trường quảng cáo lành mạnh

Phạm Huyền (thực hiện) |

Quảng cáo được xem là 1 trong 12 ngành công nghiệp văn hóa quan trọng của Việt Nam. Bà Ninh Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - trao đổi với Lao Động về định hướng phát triển ngành công nghiệp quảng cáo Việt Nam.

Sau rất nhiều năm, Việt Nam mới có một giải thưởng dành riêng cho ngành quảng cáo, đặc biệt khi có sự phối hợp của Bộ VHTTDL. Bà đánh giá Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam năm 2023 là cột mốc quan trọng thế nào với ngành quảng cáo nước nhà?

- Đây là sự kiện quan trọng nhằm triển khai có hiệu quả Đề án Xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia của ngành quảng cáo giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm nằm trong lộ trình của Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vừa qua, Cục Văn hóa cơ sở cùng Bộ VHTTDL, các cơ quan quản lý Nhà nước đã tổ chức nhiều hội thảo, chuyên đề và các buổi gặp gỡ doanh nghiệp trong ngành truyền thông, quảng cáo... Điều này giúp ích gì, thưa bà?

- Nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, thúc đẩy phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay, việc tổ chức các hội nghị đối thoại, hội thảo chuyên đề không chỉ để hỗ trợ giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo.

Đây còn là dịp để các cơ quan quản lý Nhà nước lắng nghe các ý kiến, kiến nghị nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước.

Từ đó, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh thích ứng với tình hình mới.

Bên cạnh vai trò của cơ quan quản lý, cộng đồng có vai trò thế nào trong việc chọn lọc quảng cáo chất lượng cao, bài trừ quảng cáo xấu?

- Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ trên mạng internet, hoạt động quảng cáo trên các trang thông tin điện tử xuyên biên giới đang phát triển rất mạnh, không chỉ các tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng mà các tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng giới thiệu các sản phẩm đến người dân Việt Nam thông qua nền tảng này. Cùng với đó là sự xuất hiện của một số sản phẩm quảng cáo có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Bên cạnh vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước, cộng đồng các doanh nghiệp quảng cáo cũng cần nêu cao ý thức tuân thủ pháp luật về quảng cáo, thực hiện liêm chính trong kinh doanh, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Tác phẩm “Sứ Long Phương - Tròn vị quây quần” đạt giải Nhì ở loại hình Quảng cáo trên truyền hình tại Giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam năm 2023. Ảnh: Chụp màn hình
Tác phẩm “Sứ Long Phương - Tròn vị quây quần” đạt giải Nhì ở loại hình Quảng cáo trên truyền hình tại Giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam năm 2023. Ảnh: Chụp màn hình

Nhìn lại hơn 20 năm kể từ khi Chính phủ ra Pháp lệnh về quảng cáo, bà đánh giá ngành quảng cáo của Việt Nam đã và đang thay đổi thế nào cả về hình thức lẫn nội dung?

- Chúng ta cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong quảng cáo, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ di động; kết hợp với việc đa dạng hóa các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, du lịch theo định hướng chung về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Vậy làm thế nào để quảng cáo khẳng định vai trò là sản phẩm nghệ thuật đóng góp cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam?

- Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam đã xác định: “Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ; khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa”. Việc đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của ngành quảng cáo trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển văn hóa nói riêng là hết sức quan trọng.

Cùng với đó, các doanh nghiệp tham gia hoạt động quảng cáo cũng cần tăng cường đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực và cải thiện kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được hoàn thiện, chuẩn bị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10.2024). Nội dung Luật sửa đổi, bổ sung sẽ tập trung giải quyết những tồn tại, vướng mắc của ngành quảng cáo?

- Các quy định dự kiến sửa đổi, bổ sung sẽ tập trung vào việc cải thiện môi trường kinh doanh trong hoạt động quảng cáo để thích ứng với bối cảnh hội nhập kinh tế, giao thoa văn hoá và thị trường thương mại tự do tiềm ẩn nhiều cơ hội cũng như rủi ro, cần được thúc đẩy một cách hiệu quả, kịp thời, đặc biệt là đối với các quy định về quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới góp phần đem lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế.

Cảm ơn những chia sẻ của bà!

Phạm Huyền (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Dành gói tín dụng ưu đãi 20-30 nghìn tỉ đồng cho ngành công nghiệp văn hóa

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan tính toán dành gói tín dụng ưu đãi, trước mắt khoảng 20-30 nghìn tỉ đồng cho ngành công nghiệp văn hóa.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về công nghiệp văn hóa Việt Nam

Ý Yên |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, tại trụ sở Chính phủ sáng 22.12.

Quảng cáo đẹp dẹp cái xấu, bài toán thúc đẩy công nghiệp văn hóa từ quảng cáo

Phạm Thúy Huyền |

Dù có sức ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo ra xu thế của xã hội, nhưng việc quản lý, phát triển ngành quảng cáo một cách có trách nhiệm để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vẫn đang là bài toán không dễ giải khi hằng ngày không khó để thấy nhiều hình ảnh, thông điệp quảng cáo phản cảm trên truyền hình, quảng cáo rác trên mạng xã hội.

Hội nghị toàn quốc về phát triển công nghiệp văn hóa diễn ra vào 24.12

Ý Yên |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ chủ trì, điều hành Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Công nghiệp văn hóa - lối đi ngay dưới chân mình

Linh Anh |

Tôi đã từng có lúc rất bực mình vì cô con gái lớn của mình từng bỏ ăn sáng để dành tiền săn mua poster của vài nhóm nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc. Thế nhưng một thời gian sau, con gái tôi thông báo là đã bán lại những poster đó và lời chút ít, đủ để “bing chilling” vài bữa thì tôi bật cười. Hóa ra, kinh doanh văn hóa không quá phức tạp như tôi nghĩ, phát triển công nghiệp văn hóa cần bắt đầu từ những việc nhỏ.

Quảng cáo sáng tạo là mắt xích trọng yếu trong công nghiệp văn hóa Việt Nam

Ý Yên |

Ngành quảng cáo phải là một mắt xích quan trọng, bộ phận cấu thành ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam, bà Ninh Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở, khẳng định.

Ông chủ Việt Á khai chi tiền cảm ơn theo barem

Việt Dũng |

Vấn đề nhận cảm ơn 100 triệu đồng hay 50.000 USD của bị cáo Phạm Công Tạc, do ông chủ Việt Á - Phan Quốc Việt chi, tiếp tục được luật sư xét hỏi.

Tin 20h: Đang xác minh nguồn gốc xá lợi tóc Đức Phật tại chùa Ba Vàng

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 5.1: Bộ Ngoại giao đang xác định nguồn gốc xá lợi tóc Đức Phật tại chùa Ba Vàng; Mức giá khủng của biển số 51L-222.22 trong phiên đấu giá biển số 5.1; Người dân phấn khởi cầm trên tay 2 tháng lương hưu, yên tâm tiêu Tết...

Dành gói tín dụng ưu đãi 20-30 nghìn tỉ đồng cho ngành công nghiệp văn hóa

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan tính toán dành gói tín dụng ưu đãi, trước mắt khoảng 20-30 nghìn tỉ đồng cho ngành công nghiệp văn hóa.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về công nghiệp văn hóa Việt Nam

Ý Yên |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, tại trụ sở Chính phủ sáng 22.12.

Quảng cáo đẹp dẹp cái xấu, bài toán thúc đẩy công nghiệp văn hóa từ quảng cáo

Phạm Thúy Huyền |

Dù có sức ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo ra xu thế của xã hội, nhưng việc quản lý, phát triển ngành quảng cáo một cách có trách nhiệm để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vẫn đang là bài toán không dễ giải khi hằng ngày không khó để thấy nhiều hình ảnh, thông điệp quảng cáo phản cảm trên truyền hình, quảng cáo rác trên mạng xã hội.

Hội nghị toàn quốc về phát triển công nghiệp văn hóa diễn ra vào 24.12

Ý Yên |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ chủ trì, điều hành Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Công nghiệp văn hóa - lối đi ngay dưới chân mình

Linh Anh |

Tôi đã từng có lúc rất bực mình vì cô con gái lớn của mình từng bỏ ăn sáng để dành tiền săn mua poster của vài nhóm nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc. Thế nhưng một thời gian sau, con gái tôi thông báo là đã bán lại những poster đó và lời chút ít, đủ để “bing chilling” vài bữa thì tôi bật cười. Hóa ra, kinh doanh văn hóa không quá phức tạp như tôi nghĩ, phát triển công nghiệp văn hóa cần bắt đầu từ những việc nhỏ.

Quảng cáo sáng tạo là mắt xích trọng yếu trong công nghiệp văn hóa Việt Nam

Ý Yên |

Ngành quảng cáo phải là một mắt xích quan trọng, bộ phận cấu thành ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam, bà Ninh Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở, khẳng định.