Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về công nghiệp văn hóa Việt Nam

Ý Yên |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, tại trụ sở Chính phủ sáng 22.12.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam được tổ chức hôm nay là hội nghị đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Văn hoá Việt Nam là kết tinh thành quả hàng nghìn năm văn hiến, lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền văn hóa thế giới để không ngừng hoàn thiện mình và phát triển. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh, con người Việt Nam anh hùng, mến khách, yêu quý bạn bè, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Hội nghị có thể  coi là 'hội nghị Diên Hồng' về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, diễn ra theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Nhật Bắc/VGP
Hội nghị có thể coi là 'hội nghị Diên Hồng' về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, diễn ra theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Nhật Bắc/VGP

Thủ tướng cho biết: Nói về công nghiệp văn hóa là đề cập đến các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, có bản chất vật thể hoặc phi vật thể; thông qua khai thác những giá trị văn hóa cùng những sản phẩm và dịch vụ có tính trí tuệ, có ý nghĩa xã hội và văn hoá để thu về những nguồn lợi kinh tế.

Trên thế giới, phát triển công nghiệp văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, là xu thế và dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp văn hoá.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa:

- Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16.7.1998 của Trung ương xác định: "Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thụ tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội…".

- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9.6.2014 đề ra mục tiêu, yêu cầu: "Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam".

- Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Chính phủ ban hành đã khẳng định quan điểm: "Các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa". Chiến lược xác định 12 lĩnh vực của Công nghiệp văn hóa; đồng thời đề ra mục tiêu triển khai các lĩnh vực này đến năm 2030.

- Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: "Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hoá và dịch vụ văn hoá trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam".

- Phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu 6 nhiệm vụ lớn, trong đó: "Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, xây dựng thị trường văn hoá lành mạnh".

Cùng dự và điều hành Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan; lãnh đạo các hội, hiệp hội, tổ chức; đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp văn hóa; cùng các chuyên gia, nghệ sĩ hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa. Ảnh: Nhật Bắc/VGP
Cùng dự và điều hành Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan; lãnh đạo các hội, hiệp hội, tổ chức; đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp văn hóa; cùng các chuyên gia, nghệ sĩ hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa. Ảnh: Nhật Bắc/VGP

Thủ tướng nhận định, với sự đặc biệt quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, thời gian qua, các ngành công nghiệp văn hóa dần trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng; sự đầu tư nguồn vốn vào các ngành công nghiệp văn hóa đã thúc đẩy thị trường công nghiệp văn hóa có những bước tiến mới, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, so với một số ngành khác thì các ngành công nghiệp văn hóa nước ta vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế.

Thủ tướng nêu rõ, để công nghiệp văn hóa nước ta sớm phát triển nhanh, bền vững, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, cần có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức, tư duy đến hành động, đổi mới tư duy, đột phá trong cách làm, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam "Sáng tạo - Bản sắc - Độc đáo - Chuyên nghiệp - Cạnh tranh", trên nền tảng văn hóa "Dân tộc – Khoa học – Đại chúng" của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943.

Tại Hội nghị sáng 22.12, Thủ tướng đề nghị trao đổi, thảo luận, chia sẻ với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, tập trung vào một số nội dung chính:

Thứ nhất, đánh giá, phân tích kỹ lưỡng những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua (cố gắng nêu rõ số liệu minh chứng cụ thể); nêu rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Nhận diện thời cơ, thách thức của công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian tới. Chúng ta có thể học tập được gì từ những quốc gia đã thành công trong phát triển công nghiệp văn hóa?

Thứ hai, đề xuất những giải pháp cụ thể, khả thi, đột phá, trong đó:

- Giải pháp, lộ trình tháo gỡ những bất cập hiện nay, nhất là trong cơ chế, chính sách? (về thu hút nguồn lực xã hội; tăng cường liên kết, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa công và tư; việc bảo hộ và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ; những chính sách về khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng, công nghệ, vốn, thuế, đầu tư; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số…). Theo đó, cần triển khai đồng bộ các giải pháp về quy hoạch, thị trường, khoa học công nghệ, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, ngân hàng, thu hút nguồn lực hợp tác công tư.

- Những sản phẩm, dịch vụ nào cần tập trung đầu tư để tạo hiệu quả và sức lan tỏa cao? Phát triển thương hiệu quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa như thế nào?

- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp văn hóa cả về số lượng và chất lượng?

- Có cần xây dựng một Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa cho giai đoạn mới với tầm nhìn dài hạn, giải pháp đồng bộ hơn?

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị các đại biểu cho ý kiến về đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, quy định phù hợp sau Hội nghị.

Ý Yên
TIN LIÊN QUAN

Hội nghị toàn quốc về phát triển công nghiệp văn hóa diễn ra vào 24.12

Ý Yên |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ chủ trì, điều hành Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Công nghiệp văn hóa - lối đi ngay dưới chân mình

Linh Anh |

Tôi đã từng có lúc rất bực mình vì cô con gái lớn của mình từng bỏ ăn sáng để dành tiền săn mua poster của vài nhóm nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc. Thế nhưng một thời gian sau, con gái tôi thông báo là đã bán lại những poster đó và lời chút ít, đủ để “bing chilling” vài bữa thì tôi bật cười. Hóa ra, kinh doanh văn hóa không quá phức tạp như tôi nghĩ, phát triển công nghiệp văn hóa cần bắt đầu từ những việc nhỏ.

Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẽ mở ra bước ngoặt lớn

Thùy Trang |

Công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của một quốc gia.

Chứng khoán có thể kết năm 2023 bằng tuần tăng điểm kéo dài

Anh Kiệt |

Thị trường chứng khoán có thể hướng tới vùng cản gần nhất quanh 1.130 điểm để khép lại năm 2023.

Sự nghiệp đạo diễn Biệt động Sài Gòn - người làm nên tên tuổi Thương Tín

ĐÔNG DU |

Đạo diễn Long Vân là người cầm trịch bộ phim Biệt động Sài Gòn - tác phẩm đưa Thương Tín trở thành một trong những tài tử được săn đón thời điểm đó.

Thanh Hoá thanh tra tham nhũng, tiêu cực hàng trăm doanh nghiệp

Lâm Du |

Hàng trăm doanh nghiệp lớn trên địa bàn Thanh Hoá sẽ vào “tầm ngắm” thanh tra về tham nhũng, tiêu cực, nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Nhà nước trong năm 2024.

Cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng ra toà phúc thẩm vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Hôm nay (25.12), 21 người kháng cáo ở vụ chuyến bay giải cứu, trong đó có cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng.

Sài Gòn trở lạnh, người dân quàng khăn, mặc áo ấm đi làm

Nguyên Chân - Thanh Vũ |

TPHCM - Nhiệt độ thời điểm sáng sớm ở TPHCM xuống mức thấp, tạo cảm giác se lạnh. Người dân thành phố ra đường vào thời điểm này phải sử dụng khăn quàng, mặc thêm áo khoác để giữ ấm cho cơ thể.

Hội nghị toàn quốc về phát triển công nghiệp văn hóa diễn ra vào 24.12

Ý Yên |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ chủ trì, điều hành Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Công nghiệp văn hóa - lối đi ngay dưới chân mình

Linh Anh |

Tôi đã từng có lúc rất bực mình vì cô con gái lớn của mình từng bỏ ăn sáng để dành tiền săn mua poster của vài nhóm nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc. Thế nhưng một thời gian sau, con gái tôi thông báo là đã bán lại những poster đó và lời chút ít, đủ để “bing chilling” vài bữa thì tôi bật cười. Hóa ra, kinh doanh văn hóa không quá phức tạp như tôi nghĩ, phát triển công nghiệp văn hóa cần bắt đầu từ những việc nhỏ.

Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẽ mở ra bước ngoặt lớn

Thùy Trang |

Công nghiệp văn hóa đang trở thành xu hướng và được xác định là phần quan trọng, bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng của một quốc gia.