Lễ Thượng nêu trước ngôi thành cổ hơn 600 năm tuổi

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Để tái hiện nghi lễ dựng cây nêu báo Tết theo phong tục truyền thống của người Việt, lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ tiến hành nghi lễ này trước ngôi thành cổ, với sự tham gia của đông đảo người dân, du khách và các em học sinh.

Theo đó, ngày 16.1 (tức 24 Tết), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã long trọng tái hiện nghi lễ dựng cây nêu báo Tết, cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, người người ấm no.

 
Tiến hành nghi lễ dựng cây nêu báo Tết ở Thành nhà Hồ. Ảnh: Nguyễn Long

Tại buổi lễ, đại diện Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết, cây nêu ngày Tết là phong tục truyền thống của người Việt, được dựng lên để báo hiệu một năm mới bắt đầu. Việc dựng cây nêu thường được làm vào ngày 24 tháng Chạp, sau ngày ông Công ông Táo và khi hạ cây nêu cũng là lúc người nông dân xuống đồng cày cấy vào ngày Mùng 7 tháng Giêng Âm lịch.

Lễ dựng cây nêu còn gọi là lễ Thượng nêu, một nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam trước đây. Khi cây nêu dựng lên là báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu, gồm hai loại cây nêu là; cây nêu Tư gia và cây nêu Quốc gia.

Chuẩn bị cho nghi lễ dựng cây nêu báo Tết. Ảnh: Nguyễn Long
Chuẩn bị cho nghi lễ dựng cây nêu báo Tết. Ảnh: Nguyễn Long

Với cây nêu Tư gia, theo quan niệm truyền thống dân gian, việc dựng cây nêu ngày Tết mang ý nghĩa chính là để xua đuổi ma quỷ và những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành.

Với cây nêu Quốc gia, trong các triều đại quân chủ Việt Nam, tục dựng cây nêu được đưa vào Hoàng cung và sử dụng như một phong tục, điển chế của triều đình. Khi lễ Thượng nêu thực hiện là thông báo thời khắc năm mới đã đến, triều đình sẽ tạm dừng mọi hoạt động và chỉ tập trung đón Tết; đồng thời nghi lễ Thượng nêu cũng để cầu mong cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa vạn vật sinh sôi phát triển, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Sau khi hoàn tất các nghi lễ, cây nêu được dựng lên ngay trước khu vực
Sau khi hoàn tất các nghi lễ, cây nêu được dựng lên ngay trước khu vực Thành nhà Hồ. Ảnh: Nguyễn Long

Nhận thức về ý nghĩa văn hóa tốt đẹp của lễ Thượng nêu, lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã nghiên cứu và tái hiện lại nghi lễ Thượng nêu ngày Tết, mang đến cho đông đảo nhân dân và du khách được trải nghiệm, hiểu hơn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Lễ dựng nêu được thực hiện ngay trước Thành nhà Hồ, với sự tham gia của nhiều du khách, người dân và học sinh trên địa bàn.

Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397. Đây là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất Việt Nam và thế giới. Nơi đây từng được xem là kinh đô, trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ.

Trải qua hơn 600 năm, khu vực Hoàng Thành của công trình đồ sộ này vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Câu chuyện gói bánh chưng ăn Tết

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Câu chuyện gói bánh chưng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm dịp Tết. Mỗi vùng miền, địa phương lại có những cách làm bánh chưng khác nhau.

Sắc màu bánh chưng Tết vùng cao

Nhóm PV |

Tuyên Quang - Giống người dân cả nước, bánh chưng đã trở thành món ăn không thể thiếu đối với người vùng cao trong dịp Tết cổ truyền. Những tấm bánh chưng đầy màu sắc của thiên nhiên như một cách để đồng bào làm phong phú hơn bề dày truyền thống văn hoá của dân tộc mình.

Người Sài Gòn xưa ăn Tết thế nào?

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Bên cạnh những điểm tương đồng trong cách đón tết Nguyên đán thì người Sài Gòn xưa cũng có những cách đón Tết riêng, tạo nên bản sắc của đất và người vùng đất phương Nam này.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Câu chuyện gói bánh chưng ăn Tết

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Câu chuyện gói bánh chưng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm dịp Tết. Mỗi vùng miền, địa phương lại có những cách làm bánh chưng khác nhau.

Sắc màu bánh chưng Tết vùng cao

Nhóm PV |

Tuyên Quang - Giống người dân cả nước, bánh chưng đã trở thành món ăn không thể thiếu đối với người vùng cao trong dịp Tết cổ truyền. Những tấm bánh chưng đầy màu sắc của thiên nhiên như một cách để đồng bào làm phong phú hơn bề dày truyền thống văn hoá của dân tộc mình.

Người Sài Gòn xưa ăn Tết thế nào?

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Bên cạnh những điểm tương đồng trong cách đón tết Nguyên đán thì người Sài Gòn xưa cũng có những cách đón Tết riêng, tạo nên bản sắc của đất và người vùng đất phương Nam này.