Nếu nới lỏng quy định các cuộc thi nhan sắc:

Không giới hạn, có kiểm soát nổi không?

VIỆT VĂN |

Tại phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 14.7.2020, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện trình bày Tờ trình về việc ban hành Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Bộ trưởng Thiện cho biết, sau 7 năm triển khai thực hiện, Nghị định số 79/2012/NĐ-CP và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP đã phát sinh những vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực thi cần sửa đổi. Trong dự thảo Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, có một điểm thu hút sự chú ý của dư luận - đó là vấn đề không giới hạn các cuộc thi sắc đẹp trong nước.

Thực tế hiện nay và những tiềm ẩn tương lai, rõ ràng một số quy định đã không theo kịp, gây bất cập nhiều trong việc thực thi luật pháp. Việc sửa đổi này là một cách hoàn thiện hệ thống pháp quy về nghệ thuật biểu diễn trong thời kỳ mới, bảo đảm sự nghiệp “phát triển văn học, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân” được quy định tại Hiến pháp năm 2013…

Đặc biệt những quy định về các cuộc thi sắc đẹp đã có nhiều thay đổi. Và đây cũng là vấn đề “nóng” được quan tâm, bởi lâu nay lĩnh vực này với các cuộc thi người đẹp, người mẫu có nhiều tai tiếng, các nhà quản lý chưa kiểm soát được chặt chẽ, gây khá nhiều hệ lụy...

Nới lỏng số lượng và quy mô các cuộc thi - lợi hay hại?

Dựa trên bản dự thảo được trình Quốc hội, theo đó cơ quan quản lý sẽ không giới hạn số lượng, quy mô cuộc thi sắc đẹp trong nước. Ở quy định hiện hành (điều 18, Nghị định 79 năm 2012 của Chính phủ), số lượng cuộc thi người đẹp hằng năm được quy định như sau: Đối với cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc, mỗi năm tổ chức không quá 2 lần; Đối với cuộc thi người đẹp vùng, ngành, đoàn thể trung ương, mỗi năm tổ chức không quá 3 lần; Đối với cuộc thi người đẹp cấp tỉnh, mỗi năm tổ chức không quá 1 lần; Đối với cuộc thi người đẹp quốc tế tổ chức tại Việt Nam, Bộ VHTTDL sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể của từng năm để xem xét, quyết định.

Dự thảo mới cũng bỏ quy định cách gọi danh hiệu. Trước đây, cuộc thi cấp quốc gia mới được gọi là Hoa hậu, các cuộc thi vùng, ngành, đoàn thể trung ương là Hoa khôi. Ngoài ra, các người đẹp đi thi quốc tế không nhất thiết phải lọt Top 3 cuộc thi trong nước, chỉ cần có giấy mời và đáp ứng yêu cầu của ban tổ chức cuộc thi là được tham dự. Dự thảo cũng đề cập sẽ giao toàn bộ quyền điều hành, chỉ đạo cuộc thi nhan sắc cho địa phương, cấp Trung ương chỉ đề ra nguyên tắc và giám sát.

Riêng về vấn đề liên quan các cuộc thi sắc đẹp, có thể xem như một cuộc “cởi trói” khi trước đây đã có quá nhiều hạn chế. Ví dụ có thực tế nhiều người đẹp phải đi “thi chui” vì việc xin giấy phép rất nhiêu khê phức tạp, mất nhiều thời gian, thủ tục rườm rà, điều kiện khắt khe, trong khi nhiều người mẫu, người đẹp Việt Nam đi “thi chui” ở các cuộc thi quốc tế nhưng lại đạt giải thưởng cao, được ghi nhận rộng rãi.

Ngoài ra, trong Dự thảo nghị định sửa đổi sẽ bỏ điều kiện thí sinh dự thi người đẹp là nữ, có vẻ đẹp tự nhiên chưa qua phẫu thuật thẩm mỹ và phải đạt danh hiệu chính thức để dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế… Các nội dung này sẽ do đơn vị tổ chức quy định và chịu trách nhiệm kiểm soát, xử lý.

Đứng về mặt lợi, rõ ràng các quy định trong Dự thảo sửa đổi có nhiều cái mới, phù hợp thực tế, như việc không cấm chỉnh sửa thẩm mỹ hay chuyển đổi giới tính... sẽ tạo điều kiện cho tài năng hay nhan sắc phù hợp tham gia các cuộc thi quốc tế. Hoặc việc giảm bớt các thủ tục tạo thông thoáng trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và các cuộc thi hoa hậu, người đẹp nói riêng, tạo điều kiện cho các tổ chức tư nhân tham gia trong hoạt động tổ chức thi sắc đẹp.

Và chính những thay đổi trong các quy định về thi sắc đẹp sẽ đưa các cuộc thi về đúng với vị trí chứ không đánh đồng và đánh tráo khái niệm, như các sân chơi sắc đẹp hay một gameshow, một chương trình truyền hình thực tế đặc biệt, chứ không đặt nặng hay tạo một “cái áo” quá lớn, danh hiệu quá to tát, biểu tượng hóa khái niệm hoa hậu mang vai trò “đại sứ” của quốc gia, rồi buộc hoa hậu vào những vai trò to tát, không cân xứng…

Nhưng trong cái lợi cũng dễ dàng nhận ra những bất cập. Trước nay, cao điểm có thể chỉ có 5 cuộc thi/năm mà đã có sự bùng nổ các cuộc thi gây loạn danh hiệu nhan sắc, tạo ra nhiều hệ quả tai tiếng, ảnh hưởng xấu trong cộng đồng như Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam, Nữ hoàng ngành Thép, Nữ hoàng dịch vụ nhà hàng, Nữ hoàng thực phẩm Việt Nam... Ngoài hoa hậu, số lượng quán quân, á quân, hoa hôi… bước ra từ các cuộc thi này nhiều đến mức không ai nhớ nổi. Và nguy hiểm ở chỗ, bằng những danh xưng đó, nhiều người đẹp hoặc đơn vị tổ chức có những nhiều hoạt động mà nhà quản lý không thể kiểm soát nổi.

Khi không khống chế số lượng các cuộc thi sẽ có thể dẫn đến tình trạng các đơn vị tư nhân có tiền là tổ chức được cuộc thi nhan sắc, kể cả những tổ chức không có chuyên môn, rồi các cuộc thi sẽ bị đánh đồng nhập nhằng về khoảng cách và chất lượng. Chưa tính các cuộc thi nhan sắc có thể biến tướng thành một show kinh doanh sắc đẹp, không loại trừ là một cách lợi dụng để lấy danh hiệu trục lợi cá nhân hay vi phạm pháp luật... Và cái tất cả đều thấy, tràn lan và lạm dụng thì danh xưng hoa hậu sẽ xuống giá và mất giá, khi “nhà nhà thi hoa hậu, người người thành hoa hậu”…

Mở rộng, nhưng cần có những quy định cụ thể chi tiết

Đứng về thực tế, Dự thảo là một bước ngoặt để cho các cuộc thi nhan sắc Việt Nam phù hợp với xu thế chung của việc mở cửa kinh tế, văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng cho dù “mở”, “nới lỏng” thì việc giữ gìn bản sắc và giá trị văn hóa dân tộc vẫn phải được bảo tồn và tôn vinh. Rõ ràng trong Dự thảo vẫn còn nhiều bất cập, chưa giải quyết.

Ví dụ việc thay đổi các điều kiện tổ chức, thi hoa hậu tại thời điểm này, nên chăng, trước khi cấp phép cần có một bộ quy chuẩn dành riêng cho các cuộc thi, đại diện đi thi một cách đầy đủ. Bộ quy chuẩn này sẽ nêu rõ những việc không được làm, ai không được tham dự, đơn vị có điều kiện như thế nào sẽ được tổ chức các cuộc thi nhan sắc… Cần có quy chế thưởng phạt cụ thể, với các trường hợp vi phạm.

Trong Dự thảo cũng không có phần quy định liên quan đến các “trung tâm”, “viện”, “trường”… đào tạo hoa hậu, hoa khôi, người đẹp… hiện đang phát triển tại Việt Nam. Khi số lượng các cuộc thi sắc đẹp không hạn chế, chắc chắn các nơi đào tạo sẽ lại mọc lên “như nấm sau mưa”. Quy chuẩn nào cho những nơi đó vẫn còn bỏ ngỏ?

Ngoài ra trong Dự thảo cũng chưa có quy chế giữ gìn hình ảnh hoa hậu, hoặc những chế tài một khi danh hiệu hoa hậu vi phạm các định chế đã được quy định, nhất là khi số cuộc thi không hạn chế, số hoa hậu, người đẹp cũng sẽ trở thành một lực lượng hùng hậu đâu khác gì diễn viên, nghệ sĩ showbiz… Chính những quy chế giữ gìn hình ảnh này sẽ hạn chế một số hành vi vi phạm pháp luật hiện đang làm xấu danh hiệu hoa hậu, như việc những người đẹp vướng vào các đường dây mại dâm, buôn bán ma túy, kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp, lừa đảo…

Dự thảo đổi mới một số quy định trong các cuộc thi sắc đẹp có thể nói là một bước đi phù hợp xu thế chung trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong nước và giao lưu với quốc tế. Nhưng cũng chính vì thế cần phải nghiên cứu kỹ từng vấn đề, từng chi tiết, để một khi Dự thảo trở thành văn bản chính thức có hiệu lực thì sẽ không vướng mắc gì trong quản lý và xử lý, cứ chiếu theo đó thực thi như luật.

VIỆT VĂN
TIN LIÊN QUAN

Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2020 thông báo lùi lịch tổ chức

Thái An |

Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020 thông báo sẽ lùi lịch các vòng thi đầu tiên dự kiến vào tháng 8 này, do bệnh COVID-19.

Hoa hậu Tiểu Vy và hành trình "lột xác" sau 2 năm đăng quang

AN NHIÊN - VY VY |

Ở thời điểm Tiểu Vy đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2018, vẫn có những nghi ngại về sự lúng túng, rụt rè vì Tân Hoa Hậu còn quá trẻ. Thế nhưng sau 2 năm, Hoa hậu Tiểu Vy ngày càng trưởng thành về nhan sắc cũng như sự nghiệp.

Quản lý cuộc thi người đẹp, người mẫu: Nếu siết chặt, nên theo hướng nào?

MAI KA – ĐÌNH DY |

Trong Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trình bày sáng 14.7 trong cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, có đề cập tới việc phân cấp quản lý theo hướng hoạt động biểu diễn nghệ thuật; tổ chức cuộc thi người đẹp... PV Lao Động đã ghi nhận ý kiến một số chuyên gia, người đẹp xung quanh vấn đề bỏ giới hạn số lượng cuộc thi người đẹp, người mẫu trong năm, cũng như phân cấp cho cấp tỉnh thực hiện tổ chức...

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2020 thông báo lùi lịch tổ chức

Thái An |

Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020 thông báo sẽ lùi lịch các vòng thi đầu tiên dự kiến vào tháng 8 này, do bệnh COVID-19.

Hoa hậu Tiểu Vy và hành trình "lột xác" sau 2 năm đăng quang

AN NHIÊN - VY VY |

Ở thời điểm Tiểu Vy đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2018, vẫn có những nghi ngại về sự lúng túng, rụt rè vì Tân Hoa Hậu còn quá trẻ. Thế nhưng sau 2 năm, Hoa hậu Tiểu Vy ngày càng trưởng thành về nhan sắc cũng như sự nghiệp.

Quản lý cuộc thi người đẹp, người mẫu: Nếu siết chặt, nên theo hướng nào?

MAI KA – ĐÌNH DY |

Trong Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trình bày sáng 14.7 trong cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, có đề cập tới việc phân cấp quản lý theo hướng hoạt động biểu diễn nghệ thuật; tổ chức cuộc thi người đẹp... PV Lao Động đã ghi nhận ý kiến một số chuyên gia, người đẹp xung quanh vấn đề bỏ giới hạn số lượng cuộc thi người đẹp, người mẫu trong năm, cũng như phân cấp cho cấp tỉnh thực hiện tổ chức...