Dung hòa giữa viết báo và viết sách

Ngọc Dủ |

Tại giao lưu “Nhà báo viết sách” trong khuôn khổ tuần lễ “Sách cho người làm báo” diễn ra đến hết 22.6.2023, các diễn giả chia sẻ những câu chuyện xoay quanh việc viết và giữ nguồn cảm hứng nhân dịp Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6.

Nghề báo hỗ trợ cho việc viết sách

Nhà báo Nguyễn Khắc Cường chia sẻ: “Đến năm nay, tôi đã có gần 30 năm làm báo thiếu nhi. Do phụ trách nhiều tờ báo dành cho thiếu nhi, tôi thường xuyên được lắng nghe những ước mơ, trăn trở của các bạn thiếu nhi thuộc nhiều thế hệ, có người ngày trước còn nhỏ nay đã trưởng thành, đi làm và lập gia đình. Nhiều năm nay tôi luôn sống trong bầu không khí tuổi thơ.

Chính bầu không khí ấy đã giúp tôi có sự đồng cảm tự nhiên với trẻ thơ, và nó cũng trở thành chất liệu và nguồn cảm hứng cho tôi viết nên tác phẩm”.

Với nhà báo Trung Nghĩa: “Nhà báo có lợi thế là được đi đó đi đây; có khả năng viết tốt. Nhờ đi nhiều, nhà báo có nhiều trải nghiệm, nhiều điều mắt thấy tai nghe về vùng đất, con người, văn hóa. Tất cả những điều đó cung cấp tư liệu cho nhà báo tập hợp lại, viết thành sách có chủ đề và nội dung súc tích, cô đọng”.

Nhà báo Dương Thành Truyền chia sẻ: “Ngày nào tôi cũng được lắng nghe nhiều câu chuyện từ các nguồn thông tin khác nhau, tất cả đều rất thú vị. Nhà báo luôn sống trong thông tin, ngập trong thông tin như thế. Khi làm nghề báo, ta có cơ hội nhìn vấn đề từ nhiều chiều, nhiều góc độ. Nghề giúp nhà báo phát triển cách nhìn cuộc sống một cách không thiên lệch, không định kiến để có thể kể lại câu chuyện một cách đa chiều cho mọi người”.

Văn phong viết báo khác viết sách

Nhà báo Hồ Huy Sơn khẳng định, không cần tách bạch giữa làm báo và viết sách. Đôi khi, chất nhà báo trong tác phẩm văn chương và sự dung hòa văn với báo sẽ tạo nên nét độc đáo của tác phẩm.

Nhà báo Nguyễn Khắc Cường cho rằng, viết báo hay viết sách đều giống nhau ở chữ “viết”. Điều quan trọng ở một tác phẩm là ta phải viết làm sao cho hấp dẫn với người đọc. Các tác phẩm báo chí thường sử dụng ngôn ngữ sự kiện. Với viết văn, thực tiễn là chất liệu để tạo nên những câu chuyện điển hình, có tính khái quát, và chuyên chở một thông điệp lớn hơn.

“Thật ra, trong quá trình sáng tác, tôi cứ viết một cách tự nhiên, không phân biệt. Nhưng đến nay, tôi nhận ra trong tác phẩm của mình cũng có dáng dấp của người làm báo” - ông nói.

Theo nhà báo Nguyễn Khắc Cường, thời gian của nhà báo có thể rất eo hẹp. Bên cạnh áp lực thời gian còn áp lực lên tâm trí, vì tâm trí của nhà báo lúc nào cũng bận rộn với những chủ đề phải viết, bận rộn với cơm áo gạo tiền.

“Tôi thường để cho những cảm xúc và ý tưởng bất chợt đến với mình. Ví dụ với cuốn sách mới, tôi nghĩ ra cốt truyện trong khi đang chạy bộ tập thể dục. Từ cốt truyện đó, tôi viết đề cương. Tôi không đặt áp lực, không tạo deadline cho chính mình, cứ đi từng bước một. Đôi khi thời gian quá ngắn nên cảm xúc chưa về kịp.

May thay, những khi nghĩ ra câu thoại đắt, những tình tiết thú vị, tôi lại có một niềm hưng phấn dào dạt. Chính niềm vui, niềm hưng phấn đó đã bù đắp cho lao động nhọc nhằn của người viết văn” - ông nói.

Nhà báo viết sách: Cần bền bỉ

Khi nói về việc nhà báo viết sách, nhà báo Dương Thành Truyền khẳng định ngắn gọn rằng “phải yêu”; trong khi nhà báo Hồ Huy Sơn cho rằng, điều quan trọng nhất là sự bền bỉ để đi đường dài.

Nhà báo Dương Thành Truyền nói thêm: “Người viết cần nuôi dưỡng cảm xúc với ngôn từ, trau dồi vốn tiếng Việt và vốn liếng sống.

Cá nhân tôi luôn cảm thấy xúc động và được truyền cảm hứng khi bắt gặp những cách diễn đạt hay trong tiếng Việt: Đặc biệt là cách chơi chữ rất thú vị và dí dỏm với những từ hai tiếng. Để cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ và trau dồi năng lực diễn đạt, ta cần phải đọc sách thật nhiều: Sáng đọc, chiều đọc, tối đọc, nửa đêm giật mình tỉnh dậy cũng đọc. Đọc sách cho ta kiến thức, đó là một quan điểm còn hạn hẹp.

Đọc sách còn cho ta năng lực lập luận hay năng lực ngôn từ. Hơn hết, đọc sách giúp ta trở thành một người thú vị, duyên dáng và quyến rũ. Như nàng Scheherazade trong “Nghìn lẻ một đêm”, vì nàng kể chuyện quá hay nên vua không nỡ giết nàng".

Ngọc Dủ
TIN LIÊN QUAN

Lê Ngọc Sơn: "Nhà báo sau khi viết xong, phải cảm thấy thanh thản"

Hiền Hương (thực hiện) |

Lê Ngọc Sơn là Chủ tịch sáng lập và điều hành Hãng Quản trị Berlin Crisis Solutions (BCS) tại Đức. Trước khi sang Đức học tập và làm việc, Lê Ngọc Sơn đã có thời gian cộng tác với Báo Lao Động từ năm 2004 - 2006. Hiện, anh vẫn tham gia viết bài cho nhiều tờ báo trong nước. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với chuyên gia truyền thông Lê Ngọc Sơn xung quanh thách thức của nhà báo và nghề báo giữa bối cảnh thời đại đầy biến động.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và “40 năm đi, yêu và viết”

Thảo Quyên |

Sáng ngày 17.6, cuốn hồi ký “40 năm đi, yêu và viết” của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chính thức được ra mắt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Đây là cuốn hồi ký đánh dấu hành trình dài cầm bút của ông, hướng đến những người yêu thích nghề báo, đam mê phóng sự.

“Đọc quên để nhớ”, “đọc của người để trở thành của mình”...

ĐĂNG HUỲNH - PHƯƠNG CHI (thực hiện) |

Gặp nhà báo Phan Đăng trong những ngày đầu tháng 4 để bàn sâu hơn về sự "đọc". Và cái anh muốn nhấn mạnh hơn ở đây là chuyện “đọc sách". Đọc không chỉ đơn thuần là tìm đọc mà cần đọc có mục đích rõ ràng, như cách nói của anh: “Đọc quên để nhớ”, “đọc của người để trở thành của mình”, chứ không phải “đọc của người để trở thành nô lệ cho người”...

Vợ hành khách trên tàu Titan là hậu duệ của nhân vật có thật ở phim Titanic

MINH PHONG |

Vợ của ông Stockton Rush - một trong những hành khách mất tích trên chuyến tàu lặn Titan chính là hậu duệ của nhân vật có thật từng xuất hiện trên phim Titannic.

4 tuyến đường Thủ Thiêm mất hàng loạt nắp cống, bẫy người đi đường

MINH QUÂN |

TPHCM – Hàng loạt nắp cống ở 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm bị mất cắp, chỉ được rào chắn tạm bợ tạo thành cái bẫy rình rập người đi đường. Ngoài ra, hàng loạt thiết bị chiếu sáng, tủ điện, lan can cầu trên các tuyến đường cũng “không cánh mà bay”.

Cận cảnh dàn môtô Honda Goldwing 2023 mới trang cấp cho lực lượng CSGT

Tô Thế |

Dàn siêu môtô Honda Goldwing 2023 mới được trang cấp cho lực lượng Cảnh sát giao thông dẫn đoàn thuộc Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) và công an các địa phương.

8 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử

PHẠM ĐÔNG |

Tại kỳ họp thứ 5, sáng 22.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Kết quả biểu quyết cho thấy, có 468/477 đại biểu tham gia biểu quyết thông qua Luật này (đạt tỷ lệ 94,74%).

Hiện tượng El Nino làm tăng nguy cơ khủng hoảng khói bụi ở Đông Nam Á

Thanh Hà |

Singapore, Indonesia và Malaysia có thể phải đối mặt với tình trạng khói mù nghiêm trọng nhất trong vòng ít nhất 5 năm do khả năng El Nino mạnh sẽ khiến thời tiết nóng hơn và khô hơn.

Lê Ngọc Sơn: "Nhà báo sau khi viết xong, phải cảm thấy thanh thản"

Hiền Hương (thực hiện) |

Lê Ngọc Sơn là Chủ tịch sáng lập và điều hành Hãng Quản trị Berlin Crisis Solutions (BCS) tại Đức. Trước khi sang Đức học tập và làm việc, Lê Ngọc Sơn đã có thời gian cộng tác với Báo Lao Động từ năm 2004 - 2006. Hiện, anh vẫn tham gia viết bài cho nhiều tờ báo trong nước. Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với chuyên gia truyền thông Lê Ngọc Sơn xung quanh thách thức của nhà báo và nghề báo giữa bối cảnh thời đại đầy biến động.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và “40 năm đi, yêu và viết”

Thảo Quyên |

Sáng ngày 17.6, cuốn hồi ký “40 năm đi, yêu và viết” của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chính thức được ra mắt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Đây là cuốn hồi ký đánh dấu hành trình dài cầm bút của ông, hướng đến những người yêu thích nghề báo, đam mê phóng sự.

“Đọc quên để nhớ”, “đọc của người để trở thành của mình”...

ĐĂNG HUỲNH - PHƯƠNG CHI (thực hiện) |

Gặp nhà báo Phan Đăng trong những ngày đầu tháng 4 để bàn sâu hơn về sự "đọc". Và cái anh muốn nhấn mạnh hơn ở đây là chuyện “đọc sách". Đọc không chỉ đơn thuần là tìm đọc mà cần đọc có mục đích rõ ràng, như cách nói của anh: “Đọc quên để nhớ”, “đọc của người để trở thành của mình”, chứ không phải “đọc của người để trở thành nô lệ cho người”...